17 nhà thờ đẹp được các facebooker săn đón

Nhà thờ tân định

  • Thánh lễ:

 Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00.

 Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00.

 Những ngày lễ lớn, giờ lễ cụ thể sẽ được cập nhật theo các bản tin bên dưới.

  • Giải tội:

 Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường;

 Chúa nhật: 17g00-19g00.

  • Chầu Thánh Thể:

 Mỗi ngày – Tại nhà chầu;

 Chúa nhật – 15g00 tại Nhà Thờ.

  • Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa nhật mỗi cuối tháng.

 Lịch làm việc Văn phòng Giáo Xứ:

  • T3-T7: 7g30-11g30; 14g30-18g30.
  • Chúa nhật: 6g30-10g30; 16g30-20g30.
  • (Thứ hai nghỉ cả ngày).

Nhà thờ mằng lăng

 Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam, được xây dựng vào năm 1892, do một người Pháp tên Joseph de La Cassagne mà người dân xứ đạo tại đây gọi tên theo tiếng Việt là Cổ Xuân, vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng, phụ trách việc xây dựng nhà thờ, đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.

 Về xứ Nẫu, Phú Yên, sẽ là điều đáng tiếc nếu du khách chưa kịp ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam. Nơi đây đặc biệt lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.

 Nhà thờ Mằng Lăng- một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam

 Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong địa phận xã An Trạch, huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) hơn 30km về phía bắc. Theo ghi chép giới thiệu ở đây, nhà thờ này được xây dựng vào năm 1892. Tên gọi Mằng Lăng theo những vị cao niên ở địa phương là lấy từ tên của một loài cây trồng rất nhiều ở vùng này cách đây hàng thế kỷ. Hiện dấu tích của loài cây này chỉ còn lại trong chính tên gọi của một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam này.  Linh mục đầu tiên ở nhà thờ giáo xứ Mằng Lăng là Andrê Phú Yên. Ngày nay, tượng của linh mục này vẫn đặt ở vị trí trang trọng ngay trước nhà thờ.

Nhà thờ bùi chu

 Năm 1884, sau khi nhận chức giám mục, Wenceslao Onate Thuận nhận thấy làng Bùi Chu là trung tâm có thể kết nối với các giáo xứ xung quanh. Hơn nữa, nơi đây gần sông Ninh Cơ, nên việc đi lại thuận tiện. Vì vậy, ông chọn làng này làm nơi đặt toà giám mục và xây nhà thờ lớn.

 Nhà thờ do giáo dân địa phương đóng góp công sức, vật liệu để xây dựng và khánh thành năm 1885, với chiều dài 78 m, rộng 22 m, cao 15m, hai tháp chuông cao 30 m. Điều đặc biệt là cổng vào nhà thờ có chiếc đồng hồ treo trên tháp, do người Pháp sản xuất riêng cho nhà thờ Bùi Chu năm 1922. Đồng hồ đặt ở lưng chừng tháp, cách mặt đất khoảng 6 m, mặt có chữ F. Fanier – Robecourt.

 Chiếc đồng hồ đến nay vẫn hoạt động tốt, theo nguyên tắc dùng vật nặng làm chuyển động bánh xe, với ba quả tạ bằng kim loại, mỗi quả nặng 50 kg. Quả tạ sẽ làm chuyển động các bánh răng chạy giờ và đánh nhạc theo chu kỳ 15 phút và mỗi giờ.

 Phía trước nhà thờ Bùi Chu có bức tượng chúa Giêsu Vua và ghi năm khánh thành. Ảnh: Giang Huy

 Bên trong là những hàng cột gỗ lim to lớn đặt trên trụ đá cổ bồng, chạm trổ tỉ mỉ. Cung thánh được sơn son thếp vàng và có bàn thờ bằng đồng do người dân đóng góp.

 Trần nhà thờ làm bằng vôi rơm, có độ bền cao, phù hợp với khí hậu nhiệt đới miền Bắc. Hình oval ba lá trên trần và trong những ô cửa nhỏ được trang trí cầu kỳ, vừa mang nét đẹp phương Tây, vừa gợi nét kiến trúc phương Đông cổ kính.

 Nhà thờ chính toà Bùi Chu. Ảnh: Giang Huy 

Nhà thờ domaine de marie

 Nhà thờ Domaine De Marie là một trong top 3 nhà thờ nổi tiếng nhất thành phố Đà Lạt. Hầu hết thì khi ai đến với Đà Lạt cũng không thể bỏ qua nhà thờ này. Nhà thờ này không thua kém gì nhà thờ con gà nơi được biết đến là tâm linh và tôn giáo tín ngưỡng của thành phố ngàn hoa. Nhà thờ Mai Anh còn có tên gọi là nhà thờ Mai Anh Đà Lạt. Nào hãy cùng dalatpalace.vn chúng tôi review về nó nhé.

nhà thờ Domaine De Marie

 nhà thờ Domaine De Marie

 Người dân địa phương thường gọi nhà thờ này là nhà thờ Mai Anh. Nhưng với những du khách đến tham quan thì thường gọi nhà thờ này với một tên gọi tiếng anh hoàng toàn khác. Đó là Domain De Maria Đà Lạt. Ngôi nhà thờ này nằm trên đường Ngô Quyền. Cách trung tâm của thành phố sương mù khoảng 1 km về phía tây nam. Đối diện bệnh viện tỉnh Đà Lạt. Nơi đây còn được mệnh danh là lãnh địa của đức bà. Nhà Thờ này nằm ở một vị trí địa lý rất thuận lợi về mặt địa hình. Đó là một lợi thế rất lớn giúp cho du khách khi đến đây tham quan. Hành lễ một cách thuận tiện và dễ dàng.

nhà thờ Domaine Đà Lạt

 nhà thờ Domaine Đà Lạt

 Nhà thờ này được bắt đầu khởi công xây dựng năm 1940. Hoàn thành vào năm 1944 và người đứng ra quyên góp. Đó chính là  phu nhân toàn quyền xứ Đông Dương.

Nhà thờ đá nha trang

 Nhà thờ Đá hay còn gọi là Nhà Thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

 Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ).

nhà thờ đá Nha Trang

 Nhà thờ toạ lạc trên đỉnh đồi Hoàng Lân, đầu đường Nguyễn Trãi giao với đường Thái Nguyên (Ngã 6) được cha sứ Louis Vallet khởi công xây dựng ngày 3-9-1928 và hoàn thành vào tháng 5-1933. Để tạo được mặt bằng trên đỉnh núi Bông, với độ cao 12m, khi xây dựng người ta phải dùng khoảng 500 trái mìn.

Nhà thờ đá sapa

Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá Sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn du lịch Sapa mù sương.
Nhà Thờ Đá Ở Sapa - Ảnh 1
Nhà thờ có khá nhiều tên gọi do thói quen của người dân và khách du lịch như nhà thờ đá cổ Sapa, nhà thờ Đức Mẹ Mân côi, nhà thờ đá,… Nhà thờ được xây từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỉ 20. Theo một số ghi chép lại, nhà thờ đã được lựa chọn có mặt tiền quay về hướng Đông, tức là hướng mặt trời mọc. Có người giải thích cho rằng đó là hướng đón nguồn sáng của Thiên Chúa. Ở khu có tháp chuông, tức là phía cuối nhà thơ, được quay về hướng Tây, có ý nghĩa chính là nơi sinh thành của Chúa Kitô. Nhà thờ được xây từ đá đẽo, theo lối kiến trúc Gothic của La Mã. Các mối liên kết khuôn đá với nhau là hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường của cánh thánh giá được thiết kế tạo nhám khiến cho người xem cảm giác như đang có nhũ đá chảy xuống, làm tăng nét đẹp tự nhiên. Trước kia, mái nhà được làm bằng vôi rơm, nay đã thay mới và lợp ngói. Tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ có hơn 6000m2.
Nhà Thờ Đá Ở Sapa - Ảnh 2
Nhà thờ đá Sapa là Dấu ấn kiến trúc của người Pháp còn lại vẹn toàn nhất. Ngôi nhà thờ này nằm ngay giữa Trung tâm thị trấn du lịch Sapa. Phía trước là một sân vận động rộng. Hằng ngày, người dân tộc tập trung đông đúc ở đây mua bán, trao đổi hàng hóa.

Nhà thờ huyện sĩ

 Nhà thờ Huyện Sĩ (góc đường Tôn Thất Tùng – Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) tên gốc là Nhà thờ Giáo xứ Chợ Đũi, được xây dựng trong 3 năm (1902-1905) do vợ chồng ông Lê Phát Đạt (thường gọi là Huyện Sĩ, 1841-1900) và bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920) hiến 1/7 tài sản của mình để xây dựng nhà thờ (mô hình nhà thờ do linh mục Bouttier thiết kế, vị linh mục này cũng thiết kế Nhà thờ Thủ Đức). Huyện Sĩ là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu, và là người giàu bậc nhất Nam kỳ thời đó (cuối thế kỷ 19), dân gian Nam kỳ có truyền tụng về các nhân vật đại phú hộ thời đó là “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”… Do bỏ tiền xây dựng nhà thờ, bên trong lại có mộ của vợ chồng Huyện Sĩ nên người ta quen gọi ngôi giáo đường này là Nhà thờ Huyện Sĩ

Nhà thờ phát diệm

 Nhà thờ đá Phát Diệm – ngôi thánh đường cổ kính hơn 100 năm tuổi được xây dựng trong suốt 30 năm. Công trình làm hoàn toàn bằng đá và gỗ lim được mệnh danh là “kinh đô Công giáo Việt Nam”

 

 Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm (hay còn gọi là nhà thờ đá Phát Diệm) là quần thể nhà thờ Công giáo được đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Công trình tọa lạc trên diện tích 22 ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km.

 

 Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu, 1825-1899) – linh mục chính xứ Phát Diệm từ năm 1965. Công trình được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành.

Nhà thờ tắc sậy

Nhà thờ Tắc Sậy hay còn gọi là nhà thờ Cha Diệp, một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Nhà thờ gắn với nơi an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp mà từ gần 30 năm nay được nhiều người biết đến với lòng sùng mộ.
Từ những câu chuyện truyền miệng của nhiều người, không ít người đến đây xin ơn và được ban ơn nhờ vào sự tin tưởng cha Bửu Diệp. Dần dần mọi người từ khắp nơi trên đất nước  hay những người Việt từ nhiều nơi trên thế giới mang theo lòng tin đến đây cầu nguyện.  Với sự đống góp của đồng bào công, lương giáo trong và ngoài nước, hiện nay nhà thờ Tắc Sậy đã được trùng tu xây dựng khang trang, không chỉ là nơi hành hương của người dân địa phương mà còn là điểm du lịch tâm linh cho khách du lịch cả nước đến hành hương.

Nhà thờ kỳ đồng

 Nhà thờ Kỳ Đồng là một trong những nhà thờ nổi tiếng của Sài Gòn xưa, được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc với lối kiến trúc tân – cổ chủ yếu là các hình tam giác kết hợp với những vòm cửa tròn. Ở giữa hai vòm cửa chính là hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – bổn mạng của nhà thờ. Thánh đường bên trong nhà thờ thoáng đãng, cung thánh tuy đơn giản nhưng vẫn toát lên sự trang nghiêm. Bên hông thánh đường có một cửa hàng nhỏ bán nhiều mặt hàng như sách, đồ lưu niệm, đặc biệt là các loại nến với rất nhiều màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau.

Nhà thờ fatima

 Trung tâm hành hương Fatima Bình Triệu, nằm trong địa bàn của giáo xứ Bình Triệu hạt Thủ Đức, tọa lạc tại số: 58 đường 5, khu phố 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM.

 Theo truyền thuyết, vào tháng Hoa năm 1962, phong trào Quốc tế Tông đồ Fatima tổ chức cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima đi khắp mọi miền đất nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam thân yêu của chúng ta. Trong cuộc cung nghinh tượng Mẹ, đến vùng đất hoang vu gần cầu Bình Triệu bây giờ, xe chở tượng Đức Mẹ bỗng chết máy. Các thợ giỏi được huy động đến sửa; sau hai tiếng đồng hồ coi máy, các toán sửa chữa đều bó tay, và nói: xe không hư gì cả, nhưng tại sao không chạy thì chúng tôi không biết. Cha Phaolô Võ Văn Bộ, người tổ chức cuộc rước kiệu xin mọi người lần chuỗi cầu nguyện để xin ý Mẹ. Sau chuỗi 50 kinh, xe nổ máy được. Ngài cầu nguyện: nếu Mẹ muốn, chúng con sẽ xây dựng một Trung tâm Hành hương Fatima tại đây kính dâng Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng con thực hiện ý muốn của Mẹ.

 Sau đó, cha Bộ dò tìm xem ai là chủ khu đất này, một khu đất rất thích hợp cho một trung tâm hành hương: khu đất rộng mười hai mẫu rưỡi, một mặt sát quốc lộ 13 và ga xe lửa Bình Triệu, một mặt có sông bao quanh, trên bến, dưới thuyền. Chủ muốn bán trọn khu đất với giá là 25 triệu đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Nhưng với trọn niềm tín thác vào Đức Mẹ, cha đã mua được miếng đất với sự giúp đỡ của rất nhiều người.

Nhà thờ ba chuông

 Danh Xưng Giáo xứ Đaminh – Ba Chuông

 “Nhà thờ Ba Chuông”, một tên gọi gần gũi, bình dị nơi cửa miệng dân gian, nhưng đã gợi lên thắc mắc cho nhiều người về nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử.

 Giáo xứ Đaminh – Ba Chuông ngày nay tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, do các Linh mục Dòng Đaminh sáng lập. Dòng Đaminh Việt Nam đã đến đây từ năm 1957. Các tu sĩ xây dựng tu viện thánh Albêtô năm 1959 và mở trường trung tiểu học Thánh Thomas.

 Sau dịp long trọng mừng “bách chu niên” bốn chân phước Tử Đạo Hải Dương (1861-1961), tu viện đã tiến hành xây dựng một Đền Thánh dâng kính các Ngài, được khánh thành vào ngày 5-10-1962.

 Ngày 24.06.1967, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ký quyết định chính thức thành lập giáo xứ mới với danh xưng Thánh Đaminh, Đấng sáng lập Dòng của các tu sĩ phục vụ tại đây. Bổn Mạng giáo xứ : Thánh Đaminh, Lễ kính 08.08.

 Nhà thờ đầu tiên của giáo xứ chính là “Đền Thánh” trên, có kiến trúc khá độc đáo, với nhiều nét cong uyển chuyển mềm mại. Nhà thờ hình thánh giá với hành lang rộng và hàng hiên gợn sóng. Nhà thờ dài 50 mét, rộng 18 mét, hai tay thánh giá 25 mét, theo thiết kế của kiến trúc sư Võ Văn Tần. Mặt tiền hình quả chuông úp, với cuốn sách mở trên có chữ Veritas, nghĩa là chân lý, thánh giá và các nhành thiên tuế tử đạo.

 Nhưng ấn tượng nhất với mọi người là tháp chuông ba khía mầu đỏ sẫm, cao 14 mét, được xây tách biệt về phía cổng nhà thờ. Dáng tháp chuông thon thả, phía trên nở ra như một bông huệ, khoe cho mọi người thấy ba quả chuông. Phía trên cùng có quả địa cầu cách điệu, gồm những đường kinh tuyến và vĩ tuyến, đôi khi được thắp điện sáng ngời. Có lẽ chính vì thế mà nhà thờ được dân gian đặt cho một tên gọi mới là “Nhà thờ Ba Chuông”.

 Cho đến hôm nay đã gần nửa thế kỷ, “Nhà thờ Ba Chuông” trở thành một danh xưng phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Có những cuốn Agenda còn giới thiệu với khách du lịch về nhà thờ “Three Bells” như một địa chỉ để tham quan.

 Dần dà “Nhà thờ Ba Chuông” bỗng trở thành một tên riêng, dù nhiều nhà thờ khác cũng có đủ ba quả chuông. Ghép tên gọi của giáo xứ và danh xưng dân gian trên ta có Nhà thờ Đaminh – Ba Chuông.

Nhà thờ hạnh thông tây

 Xứ đạo Hạnh Thông Tây được thành lập năm 1861 do Linh mục Puginier gầy dựng. Ban đầu chỉ có gia đình ông Đốc phủ Ca và một vài gia đình quyền thế trong ngôi làng nhỏ có tên Hạnh Thông Tây xin gia nhập đạo. Sau đó, khoảng 400 người ngoại giáo có của cải trong làng đến xin học đạo, rồi số người càng lúc càng đông. Lúc ấy, chưa có nơi tụ họp nên một số người khá giả đã hiến tặng ngôi đình thờ làng của họ để dựng ngôi nhà nguyện. Thế là ngôi giáo đường đầu tiên hình thành.

 Thăng trầm theo thời gian, nhà thờ đầu tiên do cha Jourdain xây dựng đã được cha Tôma Dưỡng cất lại, còn nhà thờ hiện nay dược xây dựng vào năm 1921 dưới thời Linh mục Matthêu Hồ Tấn Đức làm cha sở (1921-1939). Đây là một di tích tôn giáo vừa cổ kính vừa độc đáo. Nhà thờ được xây dựng trên diện tích 560 m2, chiều cao là 20m. Ban đầu tháp chuông có hình tháp nhọn, nhưng vì đây là vùng có nhiều máy bay quân sự bay qua nên cơ sở Hàng không Đông Dương đã xin Đức Giám Mục J. Cassaigne cho hạ thấp tháp chuông nhà thờ Hạnh Thông Tây theo văn thư đề ngày 29/10/1953. Từ đó, tháp chuông có hình vuông như hiện nay.

Nhà thờ thủ thiêm

 Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 4 ha, nằm sát bên sông Sài Gòn. Năm 1840, các nữ tu Dòng mến Thánh giá trên đường chạy loạn đã dừng chân ở Thủ Thiêm, lập tu viện tại đây, ban đầu chỉ là nhà tranh vách lá.

 Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm nằm trong khu chức năng 2A thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM). Trước đây, thành phố từng có kế hoạch giải tỏa toàn bộ các công trình này để xây dựng khu đô thị.

 Đầu tháng 2, UBND thông tin, hướng giải quyết sắp tới của thành phố là giữ lại các công trình chính yếu của Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm.

 Nhà thờ Thủ Thiêm được thành lập vào năm 1859, ban đầu bằng gỗ, đến nay đã nhiều lần trùng tu. Công trình xây dựng để thuận lợi cho giáo dân trong vùng lẫn nữ tu Dòng mến Thánh giá tham dự thánh lễ. Bên cạnh là tháp chuông nhà thờ

Nhà thờ sa đéc

  1. Tên cũ: Nhà Thờ Sa Đéc
  2. Ấp: 273/3, K. Hòa Khánh, P. 2, Thị Xã Sa Đéc, Tỉnh: Đồng Tháp
  3. Đt: 0673 862663
  4. Bổn mạng: Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
  5. Chầu lượt: CN VIII TN
  6. Giáo dân: 4345 người
Giờ lễ
+ Chúa nhật: 5g00; 7g30; 17g00
+ Ngày thường: 5g00; 17g15

Nhà thờ thái hà

 Dòng Chúa Cứu Thế là một Dòng truyền giáo được Thánh An Phong Ligouri sáng lập năm 1732 tại làng Scala, miền Nam nước Ý. Sứ mạng đặc biệt của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, cô thân tất bạt. Tất Cả Cho Người Nghèo.

 dong chua cuu the

 Trong một cuộc tĩnh tâm riêng tại miền núi Scala, Thánh An Phong tận mắt chứng kiến những nông dân, mục đồng miền núi phải sống bần hàn về vật chất và thiếu thốn về đường thiêng liêng. Nghèo nàn nhưng chất phác, họ luôn chân thành khao khát Lời Chúa. Chính lớp người tất bạt bị lãng quên này mà Thánh An Phong đã cam kết dấn thân phục vụ trọn đời. Dòng Chúa Cứu Thế ra đời từ đó, nối tiếp sứ mạng cứu rỗi của Chúa Cứu Thế như Ngài đã từng thực hiện:

 “Thần Khí Chúa ở trên tôi, bởi Người đã xức dầu cho tôi, Người đã sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó, ban bố ân xá cho kẻ tù đầy, cho người đui mù được thấy, cho kẻ bị áp bức được giải oan, loan báo năm hồng ân của Chúa.” (Luca 4:18-19) .”

Nhà thờ cửa bắc

 Nhà thờ Giáo xứ Cửa Bắc là công trình Công Giáo thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội hiện tại tọa lạc tại địa chỉ số 56, phố Phan Đình Phùng, Ba Đình. Nhà thờ được khởi công xây dựng thời Đức Cha Pierre Marie Gendreau (Đông) bởi Cha Xứ Antoine Depaulis vào năm 1925, khánh thành vào ngày 1 tháng 2 năm 1931 theo bản thiết kế của Ernest Hébrard kiến trúc sư người Pháp. Với kiến trúc Đông Dương điển hình là sự kết hợp hài hòa giữa hai phong cách Á – Âu, Nhà thờ Cửa Bắc cũng là một trong những Nhà thờ cổ, đẹp nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

Nhà-thờ-Cửa-Bắc-được-xây-dựng-từ-năm-1925-đến-1931
Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ năm 1925 đến năm 1931.

 Tag: âm thanh mp3 duc sóc trăng giáng đâu lành nẵng bột phaolo vẽ roma 8 nghè bãi dâu pizza alfresco salsa tầng thám 7 cấp vũng tàu đám cưới cắm ốc phủi phúc hưng thượng ngọc ty tư doanh cafe xóm hy vọng q8 mấy dì duomo milano 9 tphcm chánh đổ martino firenze biên jubilee hồi sultan omar ali saifuddin đệm đàn nóc sạn church quy nhơn đuc nghiệm phượt phao lô quán icon chí hoà mông thạnh thới boutique bác ái thề cần kiểu vasily đáp lâm al fresco quỷ satan bật khóc xuyên 2017 dũng nghi nhai minh dư mỹ tho máu shincheonji phatima thương xót cà mau vé domain dời thụy gù dức huế runam vĩnh hội lan cháy phanxicô xaviê wiki vương xếp chiểu nền cường barcelona starbuck file cad bài kadon măng đen hiền bethlehem hóc môn hiệp ahmed thôn colombia sắn 2018 pha trà chanh 2019 ánh tadao ando xanh cẩm background gò vấp sổ đá đảo chartres durham khôi hsbc đắc bạc liêu hôn giuse đa lao nem chua nướng q3 nghệ thuật the florence châu cái bè quang 450 milan lincoln võng sơ dốc mơ áo len rịa khoang hiển lộc vườn xoài bạch artisee rung köln paris audio buôn xương điền eden coffee đằng mary 11 tống viết bường nham rạch dừa kiên lách tri notre dame haut phanxico đakao thịnh liệt vector santa del fiore vinh khấn 12 2012 tang kon tum 2013 mây washington chiếu đoài sacre coeur chuối quý patrick tro don bosco sagrada familia thiệp mời vang isaac vatican trại gáo vô nhiễm ronchamp 2014 nhuế organ phối thọ mùa chay khoái dalat phả mactynho pa noel mặc khúc tréo thần đưc tour bát tre highland lạng ly hầm dĩ peter thoại thạch mecca kho jerusalem mơn vân mạc nho song rạng mũi né tám thằng cologne lee balan sheikh zayed 2015 lucifer paul giồng tha hòn gai cap hotel malaysia rang búng hát donbosco chú rể quảng trị pleichuet buổi tối thuốc jeanne d’arc hagia sophia ka kiện cù giêng hàm sặt basil khiết lái thiêu 2016