Bài thu hoạch đi bến cảng nhà rồng – Cảm nhận sau chuyến đi bến nhà rồng

1.Vài nét về Bến nhà Rồng

 Bến nhà rồng hay còn được biết đến với cái tên là Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích lịch sử nổi tiếng của dân tộc thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh. Trên nóc của tòa nhà có gắn hình 2 con rồng. Ngày 5/6/1911 chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 3/9/1979, quyết định lấy bến nhà Rồng làm khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến nhà Rồng. Đây chính là nơi trưng bày những tư liệu về hình ảnh và những thước phim nói đến cuộc đời của vị lãnh tụ của dân tộc. Bến nhà rồng cũng là một trong những thương cảng lớn của người dân Sài Gòn, được xây dựng vào 4/4/1863 do một công ty vận tải của Pháp xây dựng

2. Vài nét cơ bản về xuất thân của chủ tịch Hồ Chí Minh

 Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, đi học với tên gọi là Nguyễn Tất Thành, trong quá trình tham gia hoạt động cách mạng đã gắn liền với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc. Sinh ngày 19/5/1980 tại làng Kim Liên,xã Nam Liên, Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mất ngày 02/;09/1969 tại thủ đô Hà Nội.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, một gia đình có truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng, kiên cường. Cha của người có tên là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh cha mẹ người còn có sinh thêm gồm: một chị gái với tên là Nguyễn Thị Thanh, anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm và một người em trai tên Nguyễn Sinh Nhuận.

 5 tuổi với tên gọi là Nguyễn Tất Thành được cha gửi vào học tại trường Tiểu học Vạn Sư Vinh và người đã được học tiếng Pháp.

 Tháng 9/1907, Hồ Chí Minh tham gia học tại trường Quốc học Huế và bị đuổi học vào cuối tháng 5/1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.

 bai-thu-hoach-di-ben-cang-nha-rong

 Năm 20 tuổi(1910) thì Người đã rời quê hương và đi vào Phan Thiết : dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành. Theo học được 3 tháng tại trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp(giờ là Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng), Người đã quyết định tìm một công việc trên tàu để được đi nước ngoài. Bằng lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần và tư tưởng sáng suốt, bấy giờ chủ tịch Hồ Chí Minh đã hạ quyết tâm ra đi tìm con đường cứu dân tộc. Vào ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, với tên gọi Văn Ba, Hồ Chí Minh lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville.

3. Cảm nhận sau khi đi tham quan bến cảng nhà Rồng

 Bến nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong số những tài sản vô cùng quý giá đối với con người và dân tộc Việt Nam. Nơi đây đã lưu giữ được rất nhiều hình ảnh giúp thế hệ mầm non tương lai như chúng tôi khi đến đây cảm nhận được lòng yêu nước, và muốn theo gương bác Hồ để học tập và làm việc, bên cạnh đó nơi đây còn có những bức tượng hình ảnh chân thật gợi lại những giai đoạn mà Bác Hồ đã tham gia hoạt động cứu nước của mình giúp chúng ta khi nhìn vào sẽ càng thấu hiểu hơn về con người của Bác.

 Có lẽ khi đến đây, với cá nhân tôi thì hình ảnh khiến tôi ấn tượng nhất chính là trang phục giản dị của bác: bộ quần áo kaki nhiều vệt vá, nón cối cũ kĩ, đôi dép cao su và chiếc gậy tre mộc mạc thô sơ của Bác.

 Chắc hẳn là người con của dân tộc, ai cũng đã từng nghe rất nhiều về lối sống giản dị,mộc mạc và thô sơ của Người đã bôn ba khắp bốn bể năm châu để tìm ra con đường cứu nước cứu dân. Cả đời người chỉ một lòng vì dân tộc, vì lo lắng cho cuộc sống của người dân mà không có sự đòi hỏi về điều gì cho bản thân đó chính là bác Bác,người chủ tịch đáng kính của chúng ta.

 

  Có thể nói rằng chuyến tham quan của tôi tại Bến nhà Rồng – Bảo tàng Chí Minh đối với cá nhân tôi thì khi bước chân đến nơi đây nó đã thức tỉnh con người và tư tưởng của mình. Có lẽ không có một lời văn nào có thể khiến chúng ta miêu tả hết về vẻ đẹp về tâm hồn, nhân cách và lòng yêu nước thương dân của Người. Cá nhân tôi cảm thấy khâm phục vô cùng vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc đã truyền lửa cho thế hệ mầm non tương lai như mình vững bước vào con đường phát triển bản thân đồng thời góp công vào việc phát triển đất nước giàu đẹp và vững mạnh hơn.

 Nguồn: https://trituevietnam.com.vn/bai-thu-hoach-di-ben-cang-nha-rong

  

  

  

  

  

  

 Tag: bài thu hoạch