Gạch là một loại vật liệu xây dựng được làm từ đất đóng khuôn và nung cho tới khi trở thành cứng có màu đỏ nâu. Sản xuất gạch được cả thủ công và công nghiệp tất cả các loại gạch đều phải trải qua sáu giai đoạn chủ yếu: Khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, hong khô, nung, làm nguội.
  Gạch xây được ra đời từ rất lâu và được dùng phổ biến trong xây dựng cho đến ngày nay gạch rất đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như kích thước. Từ xa xưa trong kinh thánh đã để lại một câu chuyện về sự hình thành của gạch đó là con người muốn xây dụng một tòa tháp cao lớn có đỉnh chạm với thiên đường, Chúa trời cho đó là sự ngạo mạn của con người và đã trừng phạt làm cho việc xây dựng tòa tháp bị ngừng lại.
 Dấu tích kiến trúc nổi bật đó được cho là ở đất nước Iran và đây được coi là kỷ nguyên kiến trúc gạch đầu tiên và cũng là công trình đầu tiên sử dụng gạch.
Các loại gạch xây nhà phổ biến
Gạch nung
 Là được làm từ đất sét nung với quy trình sản xuất đơn giản đất sét được trộn với nước nhào kỹ rồi cho vào khuôn để tạo hình thành viên rồi phơi khô và cho vào trong lò chất, lò được đốt bằng các nhiên liệu củi, than đá, khí thiên nhiên trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi gạch chuyển màu đỏ nâu thì tắt lò và đợi nguội.
 Gạch nung bao gồm hai loại gạch cơ bản: Gạch đặc, gạch lỗ. Trong xây dựng loại gạch này được dùng phổ biến chiếm khoảng 80%.
Gạch lỗ
 Là loại gạch có lỗ rỗng trong viên gạch, có thể từ 2, 3, 4 cho đến 10 lỗ.
 gạch 2 lỗ
- Gạch thông tâm (gạch hai lỗ): thường có kích thước: 220x105x55 màu đỏ hồng đỏ sẫm giống như gạch đặc
 – Ưu điểm: nhẹ và giá thành rẻ hơn so với giá gạch đặc
 – Nhược điểm: chịu lực kém và không chống thấm
 – Thường được xây dựng ở các vị trí: xây ngăn phòng, xây tường bao ngoài; do tính chịu lực kém và chống thấm kém nên nếu xây ở phòng tắm sẽ bị mốc tường hay những vị trí chịu lực thì độ bền không cao.
- Gạch 3 và 5 lỗ: là loại gạch cao cấp trong xây dựng.
Gạch đặc
 Là gạch không có lỗ, loại gạch này có kích thước 220 x 105 x 55 màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Có loại gạch đặc A1, A2 và B.
 – Ưu điểm: Độ bền cao, chắc chắn, chống thấm tốt
 – Nhược điểm: Nặng, chi phí đắt hơn so với gạch rỗng và giá của gạch này thường đắt hơn gấp từ 2 đến 3 lần so với gạch rỗng
 – Thường được xây ở các vị trí: móng gạch, tường móng, bể nước, bể phốt, tường chịu lực, tường về sinh, tường bao, đổ cửa,…
Gạch Tuynel
 – Loại gạch này được làm từ đất sét nung, có quy trình hiện đại được nung từ lò nung bằng điện và có những ưu điểm vượt trội hơn so với gạch nung truyền thống, màu sắc đỏ đẹp tươi, gạch chín đều đẹp mịn. Giá thành của gạch Tuynel thấp giao động từ 1.100 đến 1.200 đồng khi mua tại nhà máy.
 Gach xay Tuynel với những ưu điểm vượt trội nên thường được các kỹ sư lựa chọn có các công trình hiện nay. Gạch Tuynel rất đa dạng về mẫu mã và kích thước có đủ các loại từ gạch tuynel đặc đến Tuynel rỗng hai lỗ, ba lỗ đến mười lỗ đêu có.
 Gạch Tuynel 6 lỗ
Gạch không nung
 Không cần qua nhiệt độ, không cần nung nóng mà vẫn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, hút nước,… So sánh gạch không nung với gạch nung thì gạch không nung có những lơi ích với xã hội như: không sử dụng đất sét, không làm giảm diện tích đất nông nghiệp; không sử dụng nhiên liệu than củi,.. để đốt không gây khói bụi ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được nhiên liệu; tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền có tại khắp các vùng miền, giá thành gạch không nung rẻ hơn gạch nung.
 Một số nhược điểm của gạch không nung như: chịu lực phương ngang yếu, khi có sự biến đổi về nhiệt độ sẽ gây nứt tường do hiện tượng dãn nở nhiệt, chống thấm kém, với các kiến trúc góc cạnh thì không sử dụng được. Các loại gạch không nung phổ biến hiện nay như: gạch xỉ. gạch bê tông, gạch nhẹ chưng áp, gạch bê tông bọt,..
Gạch xỉ, gạch ba vanh
 Được tạo nên từ nguyên liệu chính là xỉ than được nén cùng với một lượng vôi hoặc xi măng để kết dính với nhau. Loại gạch này đã có từ rất lâu đời tận dụng nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng. Loại gạch này được sản xuất khá thủ công, nguyên liệu được trộn với nhau và đóng bằng tay thông qua khuôn hoặc có thể sử dụng máy nhưng công suất thấp, lực rung ép thấp. Ở mỗi một địa phương khác nhau thì kích thước gạch Bavanh cũng khác nhau nhưng thông thường thì gạch Bavanh hai lỗ thường có một số các kích thước sau: 100 x 150 x 250 hoặc 90 x 140 x 260, 100 x 140 x 270.
 Gạch không nung
 – Ưu điểm: Giá thành rẻ, thi công nhanh gọn, không hóa chất không gây hại cho môi trường.
 – Nhược điểm: Cường độ chịu lực kém, có khả năng cách âm và cách nhiệt khá.
 – Thường được xây ở các vị trí: Các công trình phụ, xây tường bao.
Gạch bê tông cốt liệu
 Hay còn có tên gọi khác là gạch Block được tạo thành từ xi măng đá mạt và các chất phụ gia qua quá trình rung ép thủy lực các hạt cốt liệu được chèn chặt vào trong khuôn. Loại gạch này được sản xuất nhiều nhất trong các loại gạch không nung.
 Gạch bê tông
 – Ưu điểm: Giá thành rẻ, cường độ chịu lực tốt, tỷ trọng lớn thể tích nhỏ.
 – Nhược điểm: Nặng, lớp trát dày, thấm nước mạnh gây nứt nhiều công trình, không phù hợp với các công trình cao tầng.
 – Thường sử dụng xây ở các vị trí: Hàng rào, tường bao ngoài các công trình không yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Gạch nhẹ chưng áp
 Được sản xuất từ các loại vật liệu xi măng, cát nghiện mịn, vôi, bột nhôm được trộn đều và đổ khuôn tạo hình. Bọt khí của gạch bê tông chưng áp được tạo ra vào thời gian gạch bắt đầu đông kết, bột nhôm phản ứng với các chất phụ ra tạo ra bọt khí. Các bọt khí này làm thành các lỗ rỗng trong bê tông và làm cho bê tông nhẹ hơn, và được sản xuất bằng công nghệ chưng áp.
 Gạch bê tông nén
 – Ưu điểm : Khối lượng nhẹ, thi công nhanh, bảo vệ môi trường.
 – Nhược điểm : Thầm nước cao, có độ dãn nở làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
 – Thường được sử dụng để xây dựng ở các vị trí xây tường bao, xây các lán quán nước hàng ăn ven đường
Gạch bê tông bọt
 Là loại bê tông nhẹ có nhiều lỗ rỗng nhỏ li ty phân bố đều khắp viên gạch. Là loại bê tông ra đời muộn hơn hai loại bê tông cốt liệu và bê tông chưng áp nhưng lại có những ưu điểm vượt trội hơn do đã được cải tiến. Sử dụng các vật liệu là bê tông, tro bay nhiệt điện, sợi tổng hợp, chất tạo bọt, chất phụ gia. Cấu tạo của bê tông bọt khí gần giống như cấu tạo của tổ ong.
 Gạch bê tông bọt
 – Ưu điểm: Khối lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chống cháy cực tốt, không bị co ngót.
 – Thường được sử dụng xây dựng ở các vị trí như sàn nhà, tường, tường bao. Bê tông bọt khí với những ưu điểm đã được cải tiến nên được sử dụng rộng rãi từ làm đường cho đến đường hầm hay xây nhà cao tầng đều được sử dụng.
Gạch xây nhà loại nào tốt
 Với chúng tôi thì không có loại gạch nào tốt cả gia chủ nên lựa chọn gạch xây nhà cho phù hợp với kinh tế của gia đình để tích kiệm chi phí ở các vị trí không yêu cầu chịu lực lớn nhưng cần có sự tư vấn của đơn vị thi công có kinh nghiệm tránh gây nứt, lún hoặc xấu nhất là sập nếu không tính toán kỹ.
- Gạch đất sét nung (gạch Tunel)
- Gạch Block (gạch bê tông)
Có nên xây nhà bằng gạch không nung
 Gạch không nung là loại gạch được làm từ chất liệu như xi măng, xỉ than, tro,… được đóng rắn tạo hình đạt tiêu chuẩn các chỉ số đặc thù và không cần qua lò nung nhiệt như gạch đỏ.
 Để tăng độ bền và rắn chắc cho gạch không nung, nhà sản xuất thường tăng lực ép, lực rung hoặc cả hai để nguyên liệu kết dính chặt với nhau.
 Do tính chất không cần nung nóng gây tiêu tốn nhiên liệu, năng lượng và làm ảnh hưởng đến môi trường như gạch đỏ nên gạch không nung được các tổ chức môi trường khuyến khích người dân sử dụng.
Cách tính số lượng gạch xây nhà
 Hiện nay, tường nhà thông thường sẽ gồm 2 loại chính bao gồm tường 10 có độ dày 110 mm và tường 20 có độ dày 220 mm. Tuy nhiên thực tế tùy theo từng người và từng vùng, nhiều người vẫn quen gọi là tường 1, tường 2 hoặc tường 100, tường 200. Ví dụ, ở miền Bắc thì tường 1 có chiều dày là 110mm, tường 2 là 220mm, thường chọn loại gạch kích thước là 6,5 x 10,5 x 22cm để xây tường, còn ở miền Nam tường 1 dày 100mm, tường 2 dày 200mm, loại gạch sử dụng là 4 x 8 x 19cm và 8 x 8 x 19cm. Với đa số thợ xây hoặc những ai không muốn hiểu chi tiết về cách tính gạch xây nhà, thì họ thường nhớ số viên gạch cụ thể cho 2 loại tường này, đó là:
 1m2 tường 220 bao nhiêu viên gạch: 110 viên
 1m2 tường 110 bao nhiêu viên gạch: 55 viên
Ví dụ về cách tính gạch xây nhà chi tiết
 + Bạn sẽ tính số lớp gạch xây cho 1m bằng công thức: n= 1/ (0,05 + 0,12)= 16,13 lớp.
 + Nếu xây theo phương pháp 4 dọc 1 ngang thì số lượng viên gạch trong 1 lớp ngang là a = (L/ (0,885 + 0,01)) x 2 = ( 5/ (0,095 x 2= 52, 632 viên). Số viên trong 1 lớp dọc là b = (l/ (0,185 + 0,010) x 2 = (5/0,195 x 2 = 51,28 viên.
 + Khi đó, số gạch có trong 1m3 xây tường 200 là: N = (n/5) x ( 1 x a+ 4 x b) = 16,13/5) x ( 1 x 52,632 + 4 x 51,28) = 832 viên.
 Tag: trần ống trên nền ao tô thẻ 100m2 siêu banh mơ thấy thức