Các nhà máy thủy điện lớn nhất việt nam – Ưu nhược điểm của nhà máy thủy điện

Các nhà máy thủy điện lớn nhất việt nam

Nhà máy thủy điện Sơn La

 Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Được khởi công xây dựng 2/12/2005 và khánh thành sau 7 năm xây dựng và đưa vào hoạt động 23/12/2012 sớm hơn dự kiến là 3 năm, Nhà máy nằm trên sông Đà thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La với sự hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài từ Nga, Châu Âu, Trung Quốc để giám sát, đóng góp bổ sung thêm những tiêu chuẩn chặt chẽ.

 Ngày 23 tháng 12 năm 2012, công trình thủy điện Sơn La chính thức khánh thành trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy đập 105 m; chiều rộng đỉnh 10 m. Dung tích hồ chứa thủy điện 9,26 tỷ m3, với tổng công suất lắp ráp 2.400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 10 tỷ kW, bằng gần 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012.

 nhà máy thủy điện Sơn La

 (nhà máy thủy điện Sơn La )

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

 Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, thuộc  tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc khu vực miền bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La xây dựng và khánh thành thì đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô cũ giúp đỡ xây dựng và vận hành.

 Nhà máy thủy điện được khánh thành năm 1994, với công suất sản sinh điện năng là 1.920 MW, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ có công suất 240 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ KWh

 Nhà máy thủy điện Hòa Bình là biểu tượng của ngành thủy điện nước ta. Với trọng trách là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc – Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt Nam. Nhà máy cung cấp khoảng 27% (Thời điểm trước năm 2010) nguồn điện của cả nước.

 nhà máy thủy điện Hòa Bình

 (nhà máy thủy điện Hòa Bình)

Nhà máy thủy điện Lai Châu

 Thủy điện Lai Châu, còn gọi là Thủy điện Nậm Nhùn, là công trình thủy điện trọng điểm quốc gia Việt Nam, cũng là nhà máy thủy điện được xây dựng trên dòng chính sông Đà tại thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Thủy điện Lai Châu có tổng công suất lắp đặt 1.200 MW với 3 tổ máy, khởi công xây dựng ngày 5 tháng 1 năm 2011, hòa lưới 3 tổ máy tháng 11 năm 2016, và được khánh thành tháng 12 năm 2016, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch mà nhà nước ta đã để ra.

 Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà tại Việt Nam, bậc trên của thủy điện Sơn La. Công trình này có tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính hơn 35.700 tỷ đồng. Nhà máy Thủy điện Lai Châu sẽ cung cấp mỗi năm lên lưới điện quốc gia khoảng 4.670,8 triệu kWh.

 Cùng với thủy điện Hòa Bình (1.920 MW) và Sơn La (2.400 MW), khi xây dựng xong và đưa nhà máy thủy điện Lai Châu (1.200 MW) vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà đạt 6.500 MW, cung cấp khoảng 25 tỷ kWh điện và đem lại giá trị sản lượng điện khoảng 1,2 – 1,3 tỷ USD mỗi năm

 Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển và cung cấp điện cho miền bắc và trên toàn nước , cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển – kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc. Thủy điện Lai Châu thuộc bậc trên cùng của dòng sông Đà tại Việt Nam, giáp với biên giới Trung Quốc. Với thiết kế chọn cao trình đập 295 mét sẽ đảm bảo mực nước cách biên giới khoảng 15 – 20 km, nhưng khi nước dềnh hoặc có lũ, lụt thì chỉ cách biên giới khoảng 2 km

 nhà máy thủy điện Lai Châu

 (nhà máy thủy điện Lai Châu)

Nhà máy thủy điện Yaly

 Nhà máy thủy điện Yaly là một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Tây Nguyên. Yaly thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan, với diện tích 20 km2 nằm giáp ranh giữa huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum).

 Với tổng công suất lắp đặt 720 MW và điện lượng bình quân nhiều năm là 3,68 tỉ KWh. Công trình khởi công năm 1993 và hoàn thành năm 1996. Đây là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam, không những thế, hồ chứa nước nơi đây còn là một phong cảnh tuyệt vời. Chính vì thế, nơi này đã trở thành một trong những điểm du lịch Gia Lai khá hấp dẫn với du khách xa gần khi có dịp đến Gia Lai.

Nhà máy thủy điện Yaly
Nhà máy thủy điện Yaly

Nhà máy thủy điện Trị An

 Nhà máy Thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc. Công trình thủy điện Trị An có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ…

 Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991. Với 4 tổ máy, công suất thiết kế 400 KW, sản lượng điện trung bình năm khoảng 1,7 tỷ KWh.

Nhà máy Thủy điện Trị An
Nhà máy Thủy điện Trị An

Nguyên lý làm việc của nhà máy thủy điện

 Nguyên lý hoạt động của một nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn chính:

 1. Dòng nước với áp lực lớn chảy qua cổng kiểm soát đi vào bên trong nhà máy.

 2. Nước chảy mạnh làm quay tua bin của máy phát điện và tạo ra điện.

 3. Máy biến áp tạo ra dòng điện cao thế.

 4. Dòng điện cao thế sẽ được truyền qua đường dây cao áp về các thành phố.

Ưu nhược điểm của nhà máy thủy điện

 Ưu điểm nhà máy thủy điện

 – Sử dụng nước tự nhiên để phát điện nên giá thành điện năng thủy điện rẻ hơn so với nhiệt điện (10 – 20%).

 – Hiệu suất nhà máy thủy điện cao hơn nhiệt điện.

 – Lượng điện tự dùng nhỏ (0,5 – 2%).

 – Thời gian mở máy nhanh (5 – 10 phút).

 – Không gây ô nhiểm môi trường do không phát thải khí.

 – Có khả năng trị thủy: Tích nước vào mùa lũ nên giảm lượng nước vùng hạ lưu.

 – Phục vụ tốt cho thủy lợi, nuôi trồng thủy sản.

 – Thuận tiện cho giao thông thủy vì dòng chảy ổn định hơn.

 Nhược điểm nhà máy thủy điện

 – Thời gian xây dựngnhà máy thủy điện lâu, vốn đầu tư lớn chủ yếu vốn xây dựng phần thủy (hồ, nước, đập, cửa xả lũ, đường giao thông phục vụ cho chuyên chở thiết bị và xây dựng).

 – Chiếm diện tích để làm hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện > phải di dân, xây dựng lại khu tái định cư, trồng lại rừng…

 – Nhà máy thường xây dựng ở nơi xa phụ tải ( thường ở các vùng đồi núi) > kèm theo các đường dây truyền tải điện cao áp.

  

  

  

  

  

  


Tag: thác bà cấu ankroet ialy nhim tiếng anh gì bao nhiêu a vương quy đồ ban quản án tuyên quang tên ảnh bản vẽ thiệu giáo lớp vĩnh kiểu hinh đại hàm tranh nào mô tiên hưởng mi quảng khê danh sách vừa số thượng tum mơ bung ba loại báo cáo thực tập hà gầu vớt rác liệu scada thuyết kích dcs tuyển