Các nhà thơ được yêu mến tại VN

Nhà thơ tố hữu

 Tố Hữu (1906 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại Thừ Thiên – Huế, mảnh đất thơ mộng trữ tình, gắn bó với nhiều nét văn hóa dân gian của đất nước.

 Từ thời thanh niên thì ông đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng, luôn hoạt động hăng say, luôn kiên quyết đấu tranh dù đang ở trong nhà tù thực dân. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận văn hóa nghệ thuật.

 Năm 1996 ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

Nhà thơ xuân quỳnh

 Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội.

 Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

 Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.

Nhà thơ trần đăng khoa

 Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Ông cũng là một nhà văn và một nhà báo. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.

 Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sơm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo. Năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề “Từ góc sân nhà em “(1968). Cũng trong năm 1968, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai là “Góc sân và khoảng trời” do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Trong đó, bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác năm 1968, là bài thơ phổ biến nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài Thơ này đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971, bài hát được rất nhiều người yêu thích, nhất là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

 Năm 10 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa là người đề nghị đổi câu thơ “Đường ta đi rộng thênh thang tám thước” trong bài thơ “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu , thành “Đường ta rộng thênh thang ta bước” . Điều này đã làm cho giới văn học Việt Nam một phen ngỡ ngàng.

Nhà thơ quang dũng

 Quang Dũng (1921-1988) người làng Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài: thơ ca, nhạc, họa nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ ca. Ông là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám.

 Tây Tiến được sáng tác khi nhà thơ Quang Dũng đã rời xa đơn vị Tây Tiến của mình một thời gian “Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Red xà đơn. vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh, anh viết bài thơ Tây Tiến, (Lời kể của Trần Lê Văn – bạn thân của Quang Dũng). Như vậy, bài thơ được viết qua hoài niệm với tâm trạng nhớ da diết, chơi vơi.

Nhà thơ nguyễn duy

 Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ (sinh ngày 07/12/1948) tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Năm 1965 ông làm tiểu đội trưởng của tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực Cầu Hàm Rồng. Đây được biết đến làm một trong những điểm đánh phá ác liệt nhất của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh tại khu vực Thanh Hóa của Việt Nam.

 Đến năm 1966 ông bắt đầu nhập ngũ và trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin và tham gia chiến đấu ở nhiều mặt trận. Sau chiến dịch biên giới phía Bắc năm 1979 ông giải ngũ và làm việc tại Tuần báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.

 Nguyễn Duy đã theo con đường làm thơ từ rất sớm, khi ông còn đang là một học sinh trường cấp 3 Lam Sơn. Ông được coi là một trong những cây bút tài hoa không chỉ bởi ở ngôn ngữ thơ mà còn ở hình tượng sáng tác gợi cảm, chân quê.

 Năm 1973, nhà thơ Nguyễn Duy đã đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Tre Việt Nam. Ngoài thơ, ông còn viết nhiều tiểu thuyết và bút ký.

 Năm 2007, nhà thơ Nguyễn Duy được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Nhà thơ hồ xuân hương

 Bà sinh năm 1772 tại Thăng Long có nguyên danh Hồ Phi Mai với biểu tự Xuân Hương, trong cuốn Giai nhân dị mặc chép rằng nhà thơ là con gái của Sinh đồ Hồ Phi Diễn, quê ở Nghệ An.

 Năm mười ba tuổi, sau khi thân phụ mất thì Hồ Xuân Hương theo mẹ về làng Thọ Xương đi học rồi ở nhà giúp việc. Bà có một tuổi thơ êm đềm ở dinh thự Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, khi ấy là nơi xa hoa bậc nhất Đàng Ngoài.

Hồ Xuân Hương, Hồ Xuân Hương: Cuộc đời huy hoàng nhưng nhiều sóng gió
Chân dung nhà thơ Hồ Xuân Hương

 Mẹ bà đã tái hôn với người khác sau khi mãn tang chồng, mặc dù sống trong ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến nhưng Hồ Xuân Hương vẫn có được tư chất thông minh và hiếu học, điều này được bộc lộ ở khả năng sáng tác tuyệt vời của bản thân.

 Thơ Hồ Xuân Hương được đánh giá cao với nét thanh thanh tục tục đặc sắc, những tác phẩm của bà đã đóng góp rất nhiều trong việc Việt hóa thể thơ Đường luật cũng như là thể hiện những tư tưởng tiến bộ vượt khỏi khuôn khổ thời đại bấy giờ.

Nhà thơ xuân diệu

 Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu ,quê gốc ở làng Trảo Nha,huyện Can Lộc ,tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Bình Định.

 Năm 1927,ông theo học ở Quy Nhơn.Sau đó ,ông theo học tú tài ở Thừa Thiên Huế.

 Năm 1937,Xuân Diệu học luật ở Hà Nội.

 Cuối năm 1940 ,ông làm viên chức ở Mỹ Tho ,Tiền Giang.

 Xuân Diệu là thành viên thứ 7 cũng là thành viên cuối cùng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Một trong những tổ chức văn nghệ sĩ tiêu biểu và nổi tiếng nhất ở miền Bắc thời kỳ bấy giờ. Ông là cây bút chủ đạo trong mục Thơ Mới trên báo Ngày Nay – tờ báo của Tự lực văn đoàn. Bên cạnh sáng tác thơ ca,ông còn tham gia viết báo, phê bình văn học ,dịch sách…

Xuân Diệu
Xuân Diệu

 Cuộc đời của Xuân Diệu gắn bó với giấy bút và được mọi người nhận xét là người vô cùng chăm chỉ tỉ mỉ trong công việc. Ông từng nói rằng “Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết.”.Ông thích lối sống gọn gàng ngăn nắp,chỉn chu.Thời gian trong ngày ông dùng vào việc viết lách cho các tờ báo và cần mẫn sáng tác thơ ca .

Nhà thơ thanh thảo

 Nhà thơ Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã vào chiến trường miền Nam làm báo và sáng tác văn học.

 Thanh Thảo là cây bút đa năng, viết nhiều thể loại, nhưng sở trường vẫn là thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.

 Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ thanh hải

 Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980). Ông sinh ra và lớn lên tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo. Cha làm nghề dạy học, mẹ làm nông dân.

 Ông là người anh cả trong gia đình gồm 3 người anh em. Hai người em của ông là Phạm Bá Liên và Phạm Bá Chất đều là những người đóng góp cho cách mạng nhưng không được nhắc đến nhiều bằng người anh trai của mình.

 Nhà thơ Thanh Hải năm 17 tuổi đã tham gia vào cách mạng ở khu vực huyện Hương Thủy và làm chính trị viên cho Đoàn văn công Thừa Thiên Huế.

 Trong những năm 1954 – 1964, ông ở lại quê hương để hoạt động cách mạng và làm cán bộ tuyên huấn của tỉnh. Năm 1964 -1967, ông được đảm nhận để phụ trách báo Cờ giải phóng của Thành phố Huế. Sau đó ông, tham gia và làm Ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Chi hội phó hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.

 Từ sau năm 1975, nhà thơ Thanh Hải được giữ chức vụ Tổng thư ký hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ thuộc Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

 Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thờ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng mọi người dân Miền Nam trong suốt những thời kỳ đen tối, đầy trong đó là máu và nước mắt dưới ách thống trị dã man và tàn bạo của Ngô Đình Diệm và lũ tay sai của Đế Quốc Mỹ.

 Sau thời hòa bình của đất nước, nhà thơ Thanh Hải sống được vỏn vẹn 5 năm thì ông mắc phải căn bệnh xơ gan cổ trướng hiểm nghèo. Trong thời gian nằm viện, ông đã viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, đây là một trong những bài thơ được in trong tập Huế mùa xuân và được nhiều người biết đến. Ông qua đời vào 15/12/1980.

Nhà thơ phan vũ

 Phan Vũ sinh năm 1926. Ông là nhà thơ, nhà soạn kịch kiêm hoạ sĩ được công chúng mến mộ. Những năm tuổi già, Phan Vũ bộc lộ đam mê với hội hoạ và mở xưởng vẽ ở TP.HCM.

 Ông còn được bạn bè văn nghệ yêu mến vì lối sống hiện đại, phóng khoáng. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: kịch Lửa cháy lên rồi, Dòng sông âm vang, Bà mẹ và thanh gươm, tuyển thơ Ta còn em.

 Đặc biệt, bài thơ Hà Nội phố được Phú Quang phổ nhạc là một tác phẩm được đông đảo công chúng yêu mến.

Nhà thơ tú xương

 Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tên khác là Trần Duy Uyên, tự Mộng Tích, Tử Thịnh, hiệu Mặc Trai. Chữ Xương trong bút danh Tú Xương có nghĩa là “thịnh vượng” (còn có nghĩa là đẹp, thẳng). Tuy nhiên, hàm nghĩa của chữ “Xương” này đã bị những người chuyên làm thơ trào phúng về sau đã cố tình “xuyên tạc” thành “xương thịt”. Và từ đó họ suy tôn ông thành bậc tổ sư một “môn phái” quy tụ những môn đệ “ăn theo” học vị khoa bảng như: Tú Mỡ, Tú Sụn, Cử Nạc, Tú Poanh, Đồ Phồn…

 Ông sinh ra tại số nhà 247 phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định với tên là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm. Tổ tiên ông được đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần, do lập công lớn nên được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông nội Trần Tế Xương tên là cụ Trần Duy Năng. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho. Cũng là người dự nhiều khoa thi mà không đậu. Sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng trong gia đình.

Nhà thơ hữu loan

 Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916. Ông sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa và tham gia vào Mặt trận Bình dân năm 1936.

 Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê nhà và cho đến khi cuộc Cách Mạng tháng 8 nổ ra ông đảm nhiệm chức Phó chủ tịch Ủy Ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.

 Trước năm 1945, ông đã từng có thời gian là cộng tác viên trên các tập san văn học xuất bản tại Hà Nội.

 Kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, một lần nữa ông lại đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc tham gia vào Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, phục vụ trong đại đoàn 304. Sau năm 1954 nhà thơ Hữu Loan về làm việc tại Báo Văn Nghệ.

 Màu tím hoa sim là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan, được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến thời đó. Có nhiều những thông tin cho rằng, do nội dung của bài thơ mang nặng tình cảm, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của quân nhân nên ông bị giải ngũ.

Nhà thơ thu bồn

 Nhà thơ Thu Bồn (1935-2003) tên khai sinh là Hà Đức Trọng sinh tại Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam.

 Năm 1965, trường ca Bài ca chim Chơ Rao từ miền Nam gửi ra được in toàn bộ trên báo Văn nghệ, giới thiệu Thu Bồn với độc giả miền Bắc. Trường ca được đón nhận như một thành tựu thơ ca của miền Nam.

  

  

  

  

  

 Tag: vội vàng phương tùng gì thép xung mơ chàng hàn điềm chế lan hanh puskin huyền thỉnh viễn trãi bạch khuyến du huy hoàng duật tịnh huệ tago hổ sa lữ cầm quát (nhà thơ) tản đà sâu sử trăng nhòm khe cửa ngắm nhàn dần quần y cát cận đỗ bùi giáng thâm vi thùy linh yến thiều cẩm ttkh ai luận võ kinh đặt hồng tô yên phủ vọng sỹ sáu chuyen tinh vương trứ tìm thấy tất mạc tóm tắt tạo mạnh hảo ánh lư ngọc luyến hùng tôi đâu ngân viếng lăng bác trẻ nip laika bảo sách đinh lu cre trương cái sao dương phân trùng chương khải cảnh vân nồng nàn cừ vẻ hồn cá mậu chứng tuân nhật soi sổ hưu thuận bích liệu chiểu phùng bốn dante dzếnh go ơi