Các nhà văn được yêu thích nhất tại VN

Nhà văn nguyên ngọc

 Nguyên Ngọc (còn có bút danh Nguyễn Trung Thành) tên thật là Nguyễn Ngọc Báu, sinh ngày 15-9- 1932 tại thành phố Đà Nẵng.

 Quê gốc: xã Thàng Uyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hiện ở Hà Nội.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).Sinh trưởng trong một gia đình viên chức nhỏ, thuở thiếu niên Nguyên Ngọc đang học dở dang trung học thì kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, ông theo gia đình tản cư ra vùng tự do, tiếp tục theo học trường trung học kháng chiến.

 Tốt nghiệp Thành chung, năm 1950 ông tình nguỵện nhập ngũ hoạt động nhiều năm ở chiến trường Liên khu V, nhất là vùng đất Tây Nguyên. Từng là phóng viên mặt trận của báo Vệ quốc quân Trung Trung Bộ. Tập kết ra Bắc trong đội hình sư đoàn 324, ông được điều về trại viết gương anh hùng của Tổng cục Chlnh trị, ở đấy ông đã cho ra đời tác phẩm Đất nước đứng lên.

Nhà văn gào

 Gào tên thật là Vũ Phương Thanh, cô là nhà văn được giới trẻ cực kì yêu thích những năm 2012 – 2013 với hàng loạt tác phẩm được yêu thích và xuất bản thành sách như: Nhật kí son môi, Tự sát, Hoa Linh Lan,Cho em gần anh thêm chút nữa….Hiện nay, cô là một hot blogger nổi tiếng trên mạng với hơn 2 triệu người theo dõi trên fanpage. cùng OHMAN tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử và đời tư của Gào nhé!

 Nữ nhà văn Gào

 Tiểu sử Gào

  • Tên thật: Vũ Phương Thanh
  • Sinh ngày: 8-7-1988
  • Cung hoàng đạo: Cự Giải
  • Quê quán: Hà Nội

 Hiện tại Gào đang sống và làm việc cùng gia đình tại Tp.Hồ Chí Minh

Nhà văn nam cao

Nam Cao (1915 – 1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.
            Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 -1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình. Ông phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ “ánh trăng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than (Giăng sáng).
            Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, Nam Cao ý thức sâu sắc rằng: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa). Và Nam Cao đã thực sự tìm được cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Nếu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố – những nhà văn hiện thực xuất sắc thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 – 1939) đều tập trung phản ánh trực tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội thì sáng tác của Nam Cao – đại biểu ưu tú nhất của trào lưu hiện thực chặng đường cuối cùng (1940 – 1945), trừ truyện ngắn Chí Phèo (mà theo tôi là dư âm còn sót lại của thời kỳ 1936 – 1939) trực tiếp đề cập tới xung đột giai cấp, còn các tác phẩm khác đều tập trung thể hiện xung đột trong thế giới nội tâm của nhân vật. Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ không tạo điều kiện cho Nam Cao đi thẳng vào những vấn đề cấp bách nhất của xã hội, không trực tiếp miêu tả những sự kiện có ý nghĩa xã hội lịch sử rộng lớn. Nhiều tác phẩm của ông được dệt lên bằng toàn những “cái hàng ngày” chủ yếu liên quan đến cuộc sống riêng tư của các nhân vật, những sự kiện vặt vãnh, nhỏ nhoi, tủn mủn mà nhà văn gọi là “những chuyện không muốn viết”. Chưa bao giờ cái vặt vãnh hàng ngày lại có một sức mạnh ghê gớm như trong sáng tác của Nam Cao. Chỉ có tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng cũng đủ sức lôi tuột văn sĩ Điền đang nhởn nhơ trên chín tầng mây với ánh trăng giống như “cái vú mịn tròn đầy” xuống mặt đất với biết bao cực khổ lầm than (Giăng sáng). Miếng cơm, manh áo hàng ngày cùng với những xích mích vặt vãnh, những ghen tuông vớ vẩn, những đố kị nhỏ nhen cũng dư thừa sức mạnh khống chế, giam cầm chung thân mấy anh giáo khổ trường tư trong cái ao tù ngột ngạt của những kiếp Sống mòn. Cả lý tưởng nhân đạo cao cả, cả hoài bão nghệ thuật chân chính đều có nguy cơ chết mòn trước sự tấn công quyết liệt, dai dẳng và tàn bạo của cái đói (Đời thừa).v.v… Từ những chuyện vụ vặt đời thường, Nam Cao đã thực sự động chạm đến vấn đề có tính chất nhân bản, đã đặt ra những vấn đề sâu sắc về cuộc sống, về thân phận của con người, về vấn đề cải tạo xã hội, về tương lai của dân tộc và nhân loại. Bi kịch của đời thường, của những cái vặt vãnh hàng ngày, qua ngòi bút đầy tài năng của Nam Cao đã trở thành những bi kịch vĩnh cửu.

Nhà văn kim dung

 Nhà văn Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là “Võ lâm minh chủ” về sách kiếm hiệp. Ông cũng là người sáng lập tờ Minh Báo nổi tiếng tại Hong Kong.

 Ông nằm trong số những nhà văn Trung Quốc có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại. Sách của ông đã được in hơn 300 triệu bản và được bán khắp nơi trên thế giới.

  

Nhà văn Kim Dung, Tác phẩm kim dung, Tiểu thuyết kiếm hiệp, Kim Dung qua đời, nhà văn trung quốc, anh hùng xạ điêu, lộc đỉnh ký, thiên long bát bộ, truyện kiếm hiệp
Tác gia võ hiệp huyền thoại Kim Dung vừa qua đời ở tuổi 94

  

 1. Tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên Thư Kiếm Ân Cừu Lục ra mắt năm 1955 trên tờ New Evening Post với bút danh Kim Dung. Tác phẩm lập tức gặt hái thành công vang dội. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác.

 2. Anh hùng xạ điêu là một trong những tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng nhất của nhà văn Kim Dung. Tiểu thuyết này từng được chuyển thể thành phim hơn 10 lần.

 Lấy bối cảnh đời Nam Tống, Anh hùng xạ điêu kể về Quách Tĩnh, chàng trai khù khờ nhưng giàu lòng nghĩa hiệp. Nhờ “cần cù bù thông minh”, chàng nắm được nhiều bí quyết võ thuật và ngày càng mạnh mẽ.

 Trên đường phiêu bạt giang hồ, Quách Tĩnh gặp và yêu Hoàng Dung, cô gái tài trí hơn người, ứng biến nhanh nhạy. Cặp uyên ương đã vào sinh ra tử trải qua nhiều bão tố phong ba.

 Anh hùng xạ diêu, Kim Dung, nhà văn kim dung

 Anh hùng xạ điêu được đánh giá là một trong những bộ phim kinh điển nhất của dòng phim kiếm hiệp. Dù đã được dựng lại nhiều lần, nhưng sức hút của nó vẫn không hề thuyên giảm.

 Anh hùng xạ điêu không chỉ hấp dẫn bởi tình tiết kịch tính, cuốn hút mà trong phim còn ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu xa. Dù chỉ là câu chuyện hư cấu về anh hùng hiệp nữ, nhưng xem phim, khán giả nghiệm được ra nhiều bài học thiết thực cho cuộc sống.

 3. Thần điêu đại hiệp tiếp nối Anh hùng xạ điêu, nhân vật Dương Quá (con trai Dương Khang) được Quách Tĩnh đưa đến phái Toàn Chân học đạo.

 Mối tình trắc trở của Dương Quá và Tiểu Long Nữ trong cuộc chiến tàn khốc giữa các phe phái giang hồ đã trở thành đại diện cho sự lãng mạn trong các tác phẩm Kim Dung. Tác phẩm được chuyển thể lên phim ảnh tới 12 lần.

 Tác phẩm Thần điêu đại hiệp có 9 phiên bản truyền hình, nhưng chỉ có duy nhất một phiên bản điện ảnh của hãng Shaw năm 1982. Năm 2017 mới có thêm một tác phẩm điện ảnh Thần điêu đại hiệp ra đời.

 4. Ỷ Thiên đồ long ký từng chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình khoảng 14 lần. Tiểu thuyết xoay quanh Trương Vô Kỵ và mối tình phức tạp với 4 cô gái. Bên cạnh đó là những âm mưu thủ đoạn đầy máu tanh trên giang hồ nhằm chiếm đoạt hai báu vật Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm với lời đồn nếu tìm được bí mật trong đao kiếm sẽ hiệu triệu được thiên hạ.

 5. Tiếu ngạo giang hồ xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần.

 Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.

 Tiếu ngạo giang hồ là tác phẩm được chuyển thể điện ảnh nhiều nhất của Kim Dung (13 lần).

  

Nhà văn Kim Dung, Tác phẩm kim dung, Tiểu thuyết kiếm hiệp, Kim Dung qua đời, nhà văn trung quốc, anh hùng xạ điêu, lộc đỉnh ký, thiên long bát bộ, truyện kiếm hiệp
Thiên Long Bát Bộ từng được dựng thành phim ít nhất 8 lần

  

 6. Thiên Long Bát Bộ xoay quanh các nhân vật Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc trong thời thế loạn lạc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến quan hệ nhân quả giữa nhân vật với gia đình, dân tộc, đất nước.

 Tác phẩm từng được dựng thành phim ít nhất 8 lần và gắn liền với các tên tuổi Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi, Huỳnh Nhật Hoa, Hồ Quân, Lưu Đào…

 7. Tuyết Sơn Phi Hồ ra đời năm 1959, tiểu thuyết kể về ân oán của bốn họ Hồ, Miêu, Phạm và Điền. Ân oán này kéo dài qua nhiều đời và được hóa giải vào thời đại của Hồ Phỉ – biệt hiệu là Tuyết Sơn Phi Hồ. Tác phẩm được chuyển thể ít nhất 7 lần.

 8. Lộc Đỉnh Ký là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung, xuất bản ngày 24/11/1969 trên Minh Báo và kéo dài trong 2 năm 11 tháng, đến ngày 23/9/1972. Kim Dung cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất của mình.

 Truyện xoay quanh cuộc đời Vi Tiểu Bảo – chàng trai xuất thân từ tầng lớp đáy xã hội và không phải người chính trực. Không biết chữ cũng chẳng biết võ công nhưng nhờ miệng lưỡi lanh lợi, đầu óc thực dụng mà Tiểu Bảo có được thành công, danh lợi và phụ nữ.

  

Nhà văn Kim Dung, Tác phẩm kim dung, Tiểu thuyết kiếm hiệp, Kim Dung qua đời, nhà văn trung quốc, anh hùng xạ điêu, lộc đỉnh ký, thiên long bát bộ, truyện kiếm hiệp
Lộc Đỉnh Ký là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung, từng được chuyển thể thành phim 11 lần

  

 Lộc Đỉnh Ký không mấy giống tiểu thuyết võ hiệp, cũng không thể nói là tiểu thuyết lịch sử. Lúc bộ tiểu thuyết này đăng trên báo, có nhiều độc giả liên tiếp gửi thư tới hỏi Lộc Đỉnh ký có phải do người khác viết không?. Vì họ phát giác ra rằng giữa bộ này với các tác phẩm trước đây của Kim Dung có sự khác biệt rất lớn.

Nhà văn kim lân

 Nhà văn Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1-8-1920, tại thôn Phù Lưu (còn có tên gọi làng chợ Giầu), xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

 Quê hương ông là một làng quê nổi tiếng bởi truyền thống văn hóa, yêu nước, cách mạng, có nhiều người thành danh. Nhà nghèo, hồi nhỏ cậu bé Tài chỉ học đến lớp nhất, rồi phải đi phụ việc cho các thợ đàn anh (sơn quốc, khắc tranh bình phong) để giúp gia đình kiếm sống. Nhờ chịu khó quan sát và suy ngẫm, lại có dịp đi đến nhiều làng xã nên từ hồi còn ít tuổi, ông đã có vốn hiểu biết khá dày dặn trong cuộc sống ở vùng Kinh Bắc quê hương ông.

 Nhà văn Kim Lân trong một lần trở về thăm ngôi nhà cũ tại làng Phù Lưu (xã Tân Hồng, Tiên Sơn, Bắc Ninh). Ảnh: Gia đình cung cấp

 Bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, ông được coi là nhà văn thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều cay xè khói bếp, thơm thơm mùi lúa mới, ngai ngái mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao nhịp…

 Đặc biệt, cũng với chất liệu của đề tài làng quê Việt Nam, nơi những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… đã khai thác tưởng chừng ở mức thấu triệt, song cũng trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn Kim Lân cũng đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức với thời gian.

Nhà văn nguyễn nhật ánh

 Trên quan điểm của thứ văn chương gắn bó mật thiết với đời sống, nhiều cây bút của nền văn học Việt Nam hiện đại lần lượt ra đời, tiêu biểu trong số đó phải kể đến những đóng góp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – một cái tên không còn xa lạ đối với giới văn chương nói riêng và với bạn đọc nói chung.

Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Nhật Ánh – người dẫn lối cho những năm tháng tuổi thơ
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong một buổi kí tặng sách (2011)

 Dịu dàng, ấm áp và nhẹ nhàng, là những cảm nhận chung thuộc về các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Không quá ồn ào, vội vã, những tình tiết bất ngờ vẫn làm người đọc phải bồi hồi, đan xen vào trong những câu chuyện buồn, vui, của tuổi mới lớn, trong sáng và mong manh như những hạt sương sa, những ký ức tuổi thơ, thời cắp sách tới trường, cùng tình cảm gia đình, bạn bè, và cả những rung động đầu đời ngây ngô.

 Tôi nghe có người từng nhận xét, nếu như muốn tìm một chiếc vé để trở lại thời tuổi trẻ hồn nhiên, đầy xao xuyến, thì hãy đọc văn của Nguyễn Nhật Ánh, dù bạn đã ở độ tuổi trung niên, hay đã quá lục tuần, hay vẫn chỉ là một đứa bé con, tất cả chúng ta đều cần những câu chuyện đó ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống.

Nhà văn tô hoài

 Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tác đầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tuy xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 – 1945 nhưng Tô Hoài đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng thề (1943) Nhà nghèo (1944 ). Từ các tác phẩm này, người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuật của ông. Sau này, Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về việc ông đến với nghề văn, ông viết : “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi không nhớ hết. Cũng chẳng có gì lạ. Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy”.

Nhà văn nguyễn minh châu

 Ông sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tên khai sinh là Nguyễn Thí nhưng sau khi đi học thì được đổi lại là Nguyễn Minh Châu.

 Tốt nghiệp Trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung vào năm 1945, đến đầu năm 1950, Nguyễn Minh Châu học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ – Tĩnh và sau đó chính thức gia nhập quân đội, học ở Trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

Nhà văn nguyên hồng

 Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một “danh hiệu”: Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

 Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

 Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

 Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Nhà văn nguyễn tuân

 Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân “là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ” như có người đã nói thế. Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trên những kiệt tác văn chương như “Vang bóng một thời” (1940), “Sông Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (1972), “Tờ hoa” (1966), v.v…

 Về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sách Văn 12 có viết: “Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ phóng túng, tài hoa và uyên bác”.

 Cái nhìn của Nguyễn Tuân mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật. Cách uống trà, thưởng lan, cách thả thơ của người xưa (“Vang bóng một thời”),con sông Đà và người lái đò “tay lái ra hoa” (Sông Đà), cái độn tóc chị Hoài “đổ tung xuống như một trận mưa rào đen nhánh” (“Tóc chị Hoài”), v.v… đã được ông nói đến một cách tài hoa, hấp dẫn.

Nhà văn thạch lam

 Nhà văn Thạch Lam – Một cây bút giàu xúc cảm, ông được biết đến là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam vào giai đoạn những năm 1930 – 1945. Để hiểu rõ hơn về nhà văn này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin về tiểu sử, sự nghiệp, cũng như những tác phẩm nổi tiếng để bạn có cái nhìn khái quát hơn về cuộc đời của nhà văn.

 Hầu hết những tác phẩm của nhà thơ Thạch Làm đều được đăng báo trước khi in thành sách, một số những tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến như:

  • Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937);
  • Tác phẩm Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938);
  • Tác phẩm Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939);
  • Tác phẩm Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941);
  • Tác phẩm Sợi tóc – Tập truyện ngắn  (NXB Đời nay, 1942);
  • Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943);
  • Tác phẩm Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940);

 Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất nhiều những yếu tố hiện thực. Tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay cuộc đời tăm tối không lối thoát như Chị Dậu của Ngô Tất Tố,… Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, đó chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.

Nhà văn chu lai

 Đại tá, nhà văn Chu Lai tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946 tại xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

           Trong chiến tranh Việt Nam, ông là một chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sự trui rèn qua khói lửa chiến tranh cùng với cảm hứng lãng mạn cách mạng, ông đã viết nên những tác phẩm đồ sộ, vạm vỡ về chiến tranh và người lính.

 

 Điều đó đã giúp ông trở thành một trong những nhà văn quân đội có tên tuổi trong nền văn học sau 1975. Đã từng một thời áo lính, ông rất thành công với đề tài chiến tranh. Và tiểu thuyết là thể loại mà Chu Lai đã khẳng định được tài năng và phong cách của mình. Các tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề, thể hiện cuộc sống của con người, nhưng trọng tâm nhất vẫn là người lính ở cả hai giai đoạn trong và sau chiến tranh. Ở đó có người tốt, kẻ xấu; có người thất bại, có kẻ thành công, có người cao cả, kẻ thấp hèn và còn có cả những nhân vật tha hóa – những con người không đủ bản lĩnh đối chọi với sự cám dỗ hay thực tế đời sống nên dễ dàng sa ngã… Những con người này xuất hiện và len lỏi khắp nơi, cả trong chiến tranh và cuộc sống thời bình…

Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Chu Lai

  1. Tác phẩm Cuộc đời dài lắm

 

         Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của Vũ Hà Nguyên – một người lính đẹp với đầy đủ nghĩa đen và nghĩa bóng của từ đó. Một người đẹp thì tình yêu luôn trắc trở – cái quy luật ấy cũng chẳng nể gì người lính. Sau chiến tranh, Vũ Nguyên về nhận chức giám đốc của một công ty cao su đang tụt dốc. Cá tính, nhân cách, tài năng của anh đã làm nhiều người cảm phục nhưng cũng không ít kẻ ganh ghét và rắp tâm hãm hại… Liệu những gian truân của vị giám đốc sẽ đưa cuộc đời anh gặp những thăng trầm thế nào? Và tình yêu thủy chung của anh với một người con gái tên Hà Thương nữa sẽ ra sao? Cuộc đời dài lắm mà cuộc đời cũng thật chóng vánh làm sao…

  1. Tác phẩm Nắng Đồng Bằng

 

 Nắng Đồng Bằng là một trong những tác phẩm để đười của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh với những câu chuyện và nhựng phận người đầy gai góc.

 Người lính trong Nắng Đồng Bằng không chỉ biết đấu tranh, giành giật sự sống trước bom đạn, trước kẻ thù mà cũng có những suy tư, tính toán thiệt hơn… nhưng cuối cùng họ vượt qua tất cả để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Chính Chu Lai từng bộc bạch: “Cuộc đời có thể xô đẩy người lính, quăng quật người lính nhưng người lính vẫn bật lại để sống xứng đáng với màu xanh áo lính”.

  1. Tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng

 

 Khúc bi tráng cuối cùng là cuốn tiểu thuyết viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoặt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam. Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ cùng mang trên mình sắc áo của người lính nhưng lại chiến đấu ở hai đầu chiến tuyến đối nghịch nhau.

           Tái hiện thời khắc cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt nhưng giọng văn vẫn cứ bình thảm đến… nghẹt thở. Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho câu chuyện được gợi mở dần dần và từ đó những mối quan hệ bạn bè, cha – con, nam – nữ đã tự bộc lộ nhiều điều nhân văn ý nghĩa. Có lẽ chính điều này đã làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ hơn.

  1. Tác Phẩm Út Teng

 Út Teng cũng là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh với những câu chuyện và những phận người đầy gai góc. Chiến tranh đi liền với đau thương, mất mát, biết bao người thân trong gia đình Việt Nam đã không có mặt trong ngày vui chiến thắng. Gia đình Út Teng là một trong số đó. Chứng kiến cái chết đau đớn của bà trước tội ác của Mỹ Ngụy, Út Teng âm thầm nuôi chí trả thù cho người cha thân yêu. Và cứ như thế, Út Teng lớn lên trong không khí đấu tranh sôi sục của cả Sài Gòn. Tình thương ba đã dẫn em đi theo con đường cách mạng tự lúc nào. Em theo một đơn vị đặc công nước, chiến đấu anh dũng bên những người đồng đội của cha…

  1. Tác phẩm Gió không thổi từ biển

 

 Gió không thổi từ biển, gió thổi từ lòng người là câu chuyện viết về những tính cách, những số phận khác nhau của các chiến sĩ khu biệt động Sài Gòn. Ba Xuân, một vị đội trưởng đội biệt động anh dũng, bất khuất, dù có bị uy hiếp, đe dọa, thậm chí cái chết có cận kề ngay trước mắt vẫn kiên quyết giữ kín thân phận, không hé răng dù chỉ một lời bán đứng đồng chí, anh em chiến đấu của mình. Trái ngược với anh là tên phản bội Hoàng Xanh, một kẻ mưu mô, xảo quyệt, tìm mọi cách để tiêu diệt anh, người đồng đội cũ của mình. Câu chuyện còn là sự hy sinh thầm lặng, kiên cường chiến đấu của người vợ Ba Xuân – Thanh Nhàn. Cô vượt qua nỗi đau mất chồng mà đứng lên tiêu diệt kẻ thù, chống lại âm mưu của Hoàng Xanh thực hiện nốt ước mơ còn dang dở của Ba Xuân…

  1. Tác Phẩm Ba lần và một lần

 

 Ba lần và một lần là cuốn tiểu thuyết trong đó cái chất lính chiến nằm giữa cuộc sống xô bò thời mở cửa. Đó là một câu chuyện như kiểu ân oán từ kiếp trước, dai dẳng bám theo nhau như hai thái cực đối lập. Sáu Nguyện, một người lính quân báo, một số phận “ quân tử gian nan” theo đuôi một lý tưởng, vì vậy mà tuyên chiến đến cùng với một con đường đại diện cho một tập đoàn, một hình thái kinh tế biến tướng.

 Cùng với sự khốc liệt không chỉ trong bom đạn kẻ thù mà còn cả trong cái xã hội đang ở thời kỳ thai nghén của một hình thái kinh tế xã hội, Ba lần và một lần còn là một sự phản ánh, một sự chiêm nghiệm đa chiều cảu một tầm nhìn khách quan mở rộng.

  1. Tác phẩm Vòng tròn bội bạc

 

 Trong số các tiểu thuyết thành công thì Vòng tròn bội bạc là một tiểu thuyết để lại nhiều ấn tượng trong tâm trí người đọc với hình ảnh người lính bước ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt thời bình nhưng lại trở nên lạc lõng, đơn côi trong chính gia đình của mình và trong xã hội đổi mới. Không những thế, cái bi kịch của anh là muốn đi tìm chính nghĩa, dập bỏ cái xấu trong xã họi mới những cái xấu cứ luôn bủa vây, đè nén khiến cho anh ngày càng chán chường, bất lực. Tuy vậy, với bản tính can trường của người lính, cùng với sự giúp sức của những người bạn chân thành, anh đã quyết đối đầu với những thế lực đen tối nhưng không ngờ kẻ xấu mà anh muốn vạch mặt lại chính là người bạn chiến đấu của anh năm nào… Vẫn là người bạn năm xưa ấy nhưng giờ mỗi người đã ở một vị thế khác, “ vòng tròng bội bạc” đã đưa người lính đi từ những khổ sở này đến những dằn vặt khác đau đớn hơn…

  1. Tác Phẩm Sông Xa

 

 Sông xa là dòng hôì tưởng kể về số phận xót xa của những người lính đã anh dũng chiến đấu trong thời chiến. Câu chuyện có nhiều tình tiết bất ngờ, lôi cuốn và có cái nhìn hiện thực mới lạ: trong người tốt vẫn có những phần ích kỷ và trong người xấu vẫn có những phần rất nhân văn…

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: dili sechxpia miền henry phan thự quý đức macxim gorki quận giấy thú quang puskin tịch thị thụy thuê phú đông kafka đỗ bích thúy địa vãn trãi án helen keller phu nu giấu bờ mua emile zola bùi hiển khang thu hảo trịnh chánh khánh hòa ai-ma-tốp haruki murakami nghiễm mậu tuệ nghi tam lang mác két nga marc levy mã thảo scandal mai hamlet ngãi ngân diec đêm hcm chúa nguyệt victoria nhiêu thiều thùy trùng sidney sheldon dao phủ tường tiến hiên âu tịnh si-le iris khê duyên an-phông-xơ đô-đê diệu vàng phường đô alexandre dumas leptonxtoi băng bố mẹ soạn tiếc đàm ngạn láo tùng nxb andersen y ban khải lê di li vinh cố giỏi thi lựu huệ hemingway charles dickens tphcm clip camera shakespeare phân tích tolkien hữu lỗ thọ dớ thép ma sao tốn nhan tạ khuê mark twain tứ nobel mạc bồn huy thiệp gắm niệm mặc bay victor hugo nhuận tốp dắc thụ stephen king la buy phông thuận phùng webtretho phỏng mèo xù blog dạ xứ l tôn-xtôi lí