Cách chữa đi tiểu buốt tại nhà

 Tiểu rắt tiểu buốt là tình trạng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn mỗi khi đi vệ sinh. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Tiểu buốt tiểu rắt kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, tiểu rắt tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

 Chính vì thế, khi mắc bệnh, bạn cần đến bác sĩ thăm khám và dùng thuốc phù hợp. Trong trường hợp mức độ bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách trị tiểu rắt, tiểu buốt ngay tại nhà.

Nguyên nhân gây đái buốt mọi người không nên chủ quan

 Đái buốt là hiện tượng người bệnh luôn có cảm giác mót tiểu, muốn đi tiểu nhưng không đi được nhiều, đồng thời người bệnh luôn cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, bên trong cơ quan sinh dục có cảm giác đau như ong châm, nước tiểu đục và ít, mùi khai nồng, đau buốt như có kim châm mỗi khi đi tiểu, đau khi giao hợp. Tình trạng này kéo dài thường khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, khó chịu.

 Nguyên nhân gây đái buốt, đái rắt

 Thông thường, khi nước tiểu trong bàng quang đầy sẽ tạo ra một phản xạ co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt tại cổ bàng quang để nước tiểu được tống ra ngoài. Nhưng khi bàng quang bị tổn thương, đặc biệt là vùng cổ bàng quang – vùng dễ bị kích thích thì khối lượng nước tiểu nhỏ cũng có thể gây ra phản xạ buồn đi tiểu. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng tiểu nhiều, tiểu buốt.

  Có rất nhiều nguyên nhân gây đái buốt nhưng phải kể đến các nguyên nhân chính phổ biến sau:

  • Do vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu dẫn đến tiểu buốt.
  • Quan hệ tinh dục không an toàn và quan hệ với nhiều bạn tình dẫn đến bị lây nhiễm các bệnh xã hội, nhất là bệnh lậu gây tổn thương cơ quan sinh dục dẫn đến tổn thương đường tiết niệu, bàng quang làm gây hiện tượng tiểu buốt.
  • Do nóng trong: ở một số người do cơ địa có thân nhiệt nóng nên thường xuyên xuất hiện tình trạng đái buốt.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai kích thích lên bàng quang gây tiểu buốt.

 Ngoài các nguyên nhân trên thì tình trạng đái buốt, đái rắt chủ yếu là do cơ thể mắc các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, viêm thận, viêm bể thận, các bệnh lây qua đường tình dục (bệnh lậu).

 Khi có các triệu chứng đái buốt, đái rắt người bệnh cần theo dõi và tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh sau đó mới có thể áp dụng phương pháp điều trị cụ thể.

Trị tiểu buốt tiểu rắt với giấm táo

 Giấm táo không chỉ là một loại gia vị nhà bếp quen thuộc mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Theo đó, giấm táo chứa nhiều axit lactic có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ.

Giấm táo có chứa nhiều hoạt chất có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng điều trị bệnh tiêu rắt
Giấm táo có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn nên có tác dụng điều trị bệnh tiểu rắt

 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng giấm táo thường xuyên sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu ở nhiều người.

 Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê giấm táo, 150ml nước ấm.

 Cách thực hiện:

  • Bạn pha loãng 2 muỗng cà phê giấm táo với 150ml nước ấm.
  • Khuấy đều hỗn hợp giấm táo rồi uống trực tiếp.
  • Người bệnh sử dụng đều đặn hằng ngày, quá trình điều trị kéo dài ít nhất 4 tuần.

Mẹo chữa đái buốt tại nhà cực đơn giản với rau mồng tơi

 Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả lại tiết kiệm tối đa chi phí cho người bệnh.

  • Các nghiên cứu cho thấy: Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc có tác dụng giải độc, nhuận tràng… Mồng tơi được dùng để chữa tiểu đường, mỡ máu, đái dắt, đái buốt…

 Người bệnh chỉ cần lấy lá mồng tơi rửa sạch rồi nấu lên lấy nước uống thay trà mỗi ngày có thể chữa khỏi bệnh đái rắt.

 Còn với bệnh đái buốt, phải hái lá mồng tơi vào sáng sớm, lau sạch rồi cho vào cối chày giã nát. Sau đó đem ra vắt lấy nước cốt. Khi uống pha thêm nước đun sôi để nguội và 1 thìa cafe muối. Bã rau dùng để đắp vào bụng dưới. Người bệnh áp dụng phương pháp này vài lần trong ngày bệnh sẽ khỏi.

 Mẹo chữa đái buốt đơn giản với bí xanh: đây là cách chữa chữa đái buốt đái rắt tại nhà đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện. Người bệnh chỉ cần lấy một miếng bí xanh rồi xay lọc lấy nước uống hoặc lấy bí xanh luộc lên rồi ăn cả cái và nước.

 Chữa đái buốt đơn giản với bí xanh

 Chữa đái buốt đơn giản với bí xanh

 Ngoài ra, để chữa tiểu rắt tiểu buốt có hiệu quả, người bệnh nên ăn nhiều cam bưởi và canh đậu xanh, trứng gà… đó là những thực phẩm có tác dụng giải nhiệt rất tốt, có thể cải thiện tình trạng tiểu buốt.

Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt với trà râu ngô

 Từ lâu, râu ngô đã được dân gian lưu truyền là một vị thuốc hữu hiệu điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu. Theo Đông y, râu ngô vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc cơ thể.

 Theo y học hiện đại, râu ngô có tác dụng cải thiện và phục hồi màng nhầy trong đường tiết niệu. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu buốt, đái dầm…

 Nguyên liệu: 20g râu khô (tươi hoặc khô đều được).

 Cách thực hiện:

  • Rửa sạch râu ngô để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
  • Bạn cho râu ngô đã rửa sạch vào nồi, thêm một ít nước rồi đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Bạn nên uống trà râu ngô khi còn ấm, tốt nhất là uống sau bữa ăn. Người bệnh uống trà đều đặn mỗi ngày, có thể uống trà râu ngô thay nước lọc hàng ngày.

Trị tiểu buốt tiểu rắt đơn giản với đậu xanh

 Đậu xanh là một trong những bài thuốc dân gian trị tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả đã được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi tiểu. Do vậy, người bệnh có thể sử dụng đậu xanh để điều trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt ngay tại nhà.

 Nguyên liệu: 100 – 150g đậu xanh nguyên vỏ.

 Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch đậu xanh nguyên vỏ với nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám bên ngoài, rồi để cho ráo nước.
  • Cho đậu xanh vào chảo rang với lửa nhỏ, rang đến khi hạt đậu bốc khói thì tắt bếp.
  • Bạn tán nhuyễn hạt đậu xanh thành bột mịn.
  • Mỗi lần sử dụng, bạn lấy khoảng 10 – 15g bột đậu xanh, pha với một ít nước ấm rồi uống trực tiếp.
  • Mỗi ngày, người bệnh uống khoảng 3 lần sáng, trưa và tối, uống liên tục trong 7 ngày để điều trị bệnh.

Hết tiểu buốt tiểu rắt với tinh dầu đinh hương

 Tinh dầu đinh hương là một trong những dược liệu mà bạn không thể bỏ qua khi điều trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt tại nhà. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra hiệu quả tuyệt vời của loại tinh dầu này trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm liên quan đến vi nấm, vi khuẩn…

 Trong đinh hương có chứa hoạt chất eugenol với đặc tính kháng viêm, sát khuẩn. Hoạt chất này cũng có thể cải thiện tình trạng đau buốt khi đi tiểu.

 Nguyên liệu: 1 -2 giọt tinh dầu đinh hương và một loại thảo mộc tùy ý (hoa cúc hoặc trà xanh).

 Cách thực hiện:

  • Bạn cho thảo mộc (hoa cúc hoặc trà xanh) đã sấy khô vào trong ấm, thêm vào một ít nước sôi và ủ khoảng 5 – 7 phút.
  • Nhỏ vào nước trà 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương, khuấy đều để tinh dầu và trà hòa quyện với nhau.
  • Bạn dùng trà khi còn ấm, mỗi tuần uống 2 – 3 lần. Người bệnh chỉ nên áp dụng bài thuốc này tối đa trong hai tuần.

 Lưu ý: Không được sử dụng bài thuốc này cho người bị loãng máu và trẻ em dưới 16 tuổi.

Cách trị bệnh tiểu rắt tiểu buốt từ hạt vừng

 Chữa tiểu buốt tiểu rắt từ hạt vừng là một cách dân gian rất phổ biến với người dân châu Âu và châu Mỹ. Hạt vừng cung cấp một nguồn khoáng chất dồi dào và nhiều chất chống oxy hóa. Nhờ đó, loại hạt này có khả năng cân bằng chức năng của bàng quang, hạn chế tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu mất kiểm soát.

Hạt vừng có khả năng cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu rắt
Hạt vừng có khả năng cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu rắt

 Nguyên liệu: 100mg hạt vừng đen hay trắng đều được, ½ muỗng cà phê đường thốt nốt.

 Cách thực hiện:

  • Bạn cho hạt vừng vào chảo rang nóng, đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp.
  • Cho hạt vừng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Bạn cho hạt vừng đã xay mịn ra nồi, thêm vào 180ml nước lọc rồi đun sôi.
  • Sau đó, bạn cho thêm đường thốt nốt vào, khi đường tan chảy hoàn toàn thì nhắc xuống và để nguội tự nhiên.
  • Người bệnh chia hỗn hợp thành 2 – 3 lần uống trong ngày để điều trị bệnh.

 Lưu ý: Cách trị tiểu buốt bằng hạt vừng trên không thích hợp áp dụng cho người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Hạt cây thì là chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà

 Cây thì là là loại cây không quá quen thuộc với nhiều người. Do vậy, ít người biết rằng hạt cây thì là có tác dụng điều hòa chức năng bàng quang. Đồng thời nó cũng cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

 Bài thuốc từ hạt cây thì là giống như một loại trà thảo dược với vị thanh nhẹ, dễ uống, trẻ em cũng có thể dùng.

Hạt cây thì là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc hiệu quả
Hạt cây thì là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc gan hiệu quả

 Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê hạt cây thì là khô, 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.

 Cách thực hiện:

  • Bạn cho hạt thì là vào nồi đun với 2 cốc nước lọc. Đun đến khi nước sôi bùng lên thì tắt bếp và để nguội.
  • Khi nước thì là đã nguội hẳn, bạn dùng thìa nghiền nát hạt thì là rồi lọc qua rây để loại bỏ phần bã.
  • Thêm vào nước trà thì là một muỗng mật ong, khuấy đều rồi dùng trực tiếp.
  • Người bệnh nên uống nước thì là và mật ong để chữa tiểu buốt từ 1 – 2 lần/ngày.

 

 

  

  

  

  

  

 Tag: nhanh