Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

 Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên áp dụng các mẹo chữa trị bằng thảo dược hoặc các cách chữa trị đơn giản, hạn chế cho bé uống thuốc tránh ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của con yêu.

 Khi bé bị sổ mũi với các dấu hiệu như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, có dịch xanh đặc trong mũi mẹ nên thực hiện các mẹo chữa sổ mũi ở trẻ như sau

 Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

 1. Nước chanh hòa mật ong

 Khi trẻ bị sổ mũi ho mẹ lấy 1 thìa mật ong và vắt vài giọt chanh tươi bỏ vào một chén nước ấm. Sau đó khuấy đều và cho bé uống ngày 3 lần lần, mỗi lần 1 cốc.

 Mật ong có tác dụng giúp bé hết tắc, nghẹt mũi và giảm ho hiệu quả.

 2. Rau diếp cá và nước vo gạo

 Mẹ lấy 1 nắm lá diếp cá rửa sạch, giã nát. Sau đó đổ 1 bát nước vo gạo vào phần diếp cá đã giã, trộn đều lên nhau rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 20 phút. Khi nước ấm mẹ lọc lấy phần nước cho bé uống ngày 2 lần sau ăn.

 3. Quất hấp mật ong

 Mẹ dùng 2 – 3 quả quất vẫn còn xanh, rửa sạch, cắt quất làm đôi giữ nguyên hạt và vỏ. Sau đó đổ 1 thìa mật ong hoặc 2 viên đường phèn vào bát quất. Cho hỗn hợp vào nồi hấp cách thủy cho đến khi quất chín, đường tan hết.

 Mẹ cho bé uống 3 – 4 lần trong ngày. Quất có tác dụng trị ho, sổ mũi hiệu quả. Cách này rất tốt, phù hợp với những trẻ bị sổ mũi ho.

 

14 cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà - 3

 

 Bé sổ mũi mẹ dùng rau diếp cá, nước vo gạo để điều trị (Ảnh Internet)

 4. Củ cải trắng và gừng

 Mẹ lấy ½ củ gừng và ½ của cải trắng, rửa sạch xay nhuyễn bỏ vào bát sứ. Sau đó thêm một chút nước lọc, 1 thìa mật ong hấp cách thủy.

 Mẹ cho bé uống nước này ngày 3 lần, mỗi lần từ 2 – 3 thìa sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi ở trẻ.

 5. Cách chữa sổ mũi bằng tỏi

 Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

 6.  Đu đủ chín

 Đu đủ chín gọt vỏ, cắt miếng nhỏ và thêm 1 thìa mật ong. Mẹ dùng thìa dầm nát đu đủ và trộn đều mật ong sau đó đun sôi hỗn hợp. Mẹ có thể cho thêm chút nước sau đó cho bé ăn.

 Mẹo trị sổ mũi cho trẻ này rất hiệu quả giúp bé hết nghẹt, chảy nước mũi và ho không có đờm.

 14 cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà - 5

 Đu đủ và mật ong đun trị sổ mũi cho trẻ rất hiệu quả (Ảnh Internet)

 8. Cam tươi hấp muối

 Rửa sạch quả cam, dùng dao khoét một lỗ giữa quả cam sau đó bỏ một chút muối vào, cho cam vào lò vi sóng quay 5 -7 phút hoặc hấp cách thủy 15 phút rồi cho bé ăn khi cam vẫn còn ấm.

 Trẻ bị sổ mũi ho, mẹ điều trị bằng cách này giúp bé nhanh hết sổ mũi, khỏe hơn.

 Lưu ý:

 – Trẻ dưới 1 tuổi mẹ tuyệt đối không được dùng mật ong chữa sổ mũi cho bé. Mật ong rất dễ gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

 – Mẹ thực hiện đúng theo hướng dẫn, không thêm các dược liệu khác vào.

 9. Kê gối cao khi bé ngủ

 Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ nên kê gối cao hơn bình thường. Phần đầu và phần cổ cao hơn sẽ mang lại cảm giác dễ thở, dễ chịu hơn. Mẹ có thể kê hẳn một phần vai của bé lên gối giúp bé tránh bị mỏi cổ.

 14 cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà - 6

 Trẻ bị sổ mũi, mẹ nên kê gối cao hơn giúp bé dễ thở hơn (Ảnh internet)

 10. Massage mũi

 Đây là mẹo chữa sổ mũi cho bé rất hiệu quả, hay mà không phải mẹ nào cũng biết.

 Nếu bé bị sổ mũi và có dấu hiệu nghẹt mũi mẹ dùng ngón trỏ bấm vào huyệt ở hai bên cánh mũi, day day vài phút, nhẹ nhàng massage cho bé, bé sẽ hết nghẹt mũi nhanh chóng.

 Khi trẻ bị sổ mũi kèm biểu hiện thở nặng nhọc, khó thở, mẹ dùng ngón trỏ và ngón cái hoặc 2 ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng 2 bên sống mũi vài phút. Massage ngày 5 – 6 lần cho bé, giúp bé dễ thở nhanh hết sổ mũi.

 11. Thoa dầu vào lòng bàn chân cho bé

 Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu sổ mũi mẹ xoa ngay tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp) vào lòng bàn chân cho bé, sau đó xoa khoảng 1 phút rồi đi bao chân, tất cho bé ngay. Sau đó mẹ thoa lên ngực, bụng và lưng bé.

 Cách chữa trẻ bị sổ mũi này rất đơn giản nhưng hiệu quả cao, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

 14 cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà - 7

 Mẹ xoa tinh dầu bạch đàn vào lòng bàn chân cho trẻ (Ảnh internet)

 12. Nước muối sinh lý

 Vệ sinh mũi bé hằng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa sổ mũi. Nước muối có khả năng làm loãng chất nhờn giúp bé dễ chịu hơn. Đồng thời, sau khi nhỏ mũi cho bé, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy. Phương pháp điều trị đơn giản này sẽ giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.

 13. Cho bé uống nhiều nước

 Uống nhiều nước giúp dịch nhầy ở mũi bé dễ lỏng hơn và dễ làm sạch, thông thoáng mũi. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước và bổ sung thêm nước trái cây, sữa giúp bé nhanh hết sổ mũi, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

 Mẹ cần tránh cho bé ăn đồ dầu mỡ, chất béo.

 14. Tắm nước gừng ấm

 Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không? Mẹ vẫn có thể tắm cho bé bình thường, nhưng tốt nhất mẹ nên tắm nước gừng ấm cho bé. Tinh chất gừng, nước ấm sẽ giúp làm lỏng dịch mũi, mẹ dễ hút dịch mũi hơn. Khi tắm mẹ nhớ để bé tắm trong phòng kín gió và sau khi tắm xong mẹ nên đi tất/bao chân cho trẻ.

 Lưu ý khi nhỏ mũi và áp dụng các bài thuốc đúng cách

 Nhiều mẹ thắc mắc đã áp dụng đúng các cách theo hướng dẫn nhưng bé vẫn sổ mũi. Có thể mẹ đã thực hiện không đúng cách điều trị cho trẻ.

 – Với cách nhỏ mũi

 + Trước khi nhỏ mũi cho bé, mẹ nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm sau đó mới nhỏ mũi cho trẻ.

 + Trước khi nhỏ mũi cần vệ sinh mũi cho bé bằng cách xì hoặc hút dịch nhầy trong mũi bé. Sau đó mới nhỏ mũi.

 + Tư thế tốt nhất để nhỏ mũi tránh trường hợp bé bị sặc, nước nhỏ không vào hốc mũi mẹ nên để bé nằm ngửa hoặc ngồi nhưng đầu bé phải ngửa ra phía sau. Khi nhỏ mẹ không để lọ chạm vào mũi bé và đặt đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi khoảng 1cm. Sau đó từ từ nhỏ từ 1 -2 giọt rồi lấy tay day cánh mũi vài giây.

 – Với các bài thuốc

 + Mẹ thực hiện theo đúng hướng dẫn, liều lượng và độ tuổi bé sử dụng được.

 + Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu mẹ không nên cho bé uống thuốc hoặc uống thuốc phải có sự cho phép, chỉ định của bác sĩ.

 Trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài, trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Để an tâm hơn, trước khi áp dụng các cách, mẹo chữa sổ mũi cho trẻ mẹ nên tham khảo ý kiến của bảo sĩ chuyên khoa.

 Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/14-cach-tri-so-mui-cho-tre-so-sinh-tai-nha-c32a744893.html

  

  

  

  

  

  

 Tag: bệnh