Đặt cột phát sóng trên nóc nhà có hại không

Đặt cột phát sóng trên nóc nhà có hại không

 Trên thế giới, tính đến nay có khoảng 5 tỷ máy di động và các mạng di động này đều sử dụng cấu trúc tế bào có nghĩa là với một khoảng cách nhất định cần có một trạm thu phát sóng (BTS) để phục vụ các máy di động trong khu vực. Đối với quốc tế, các tổ chức quốc tế có liên quan đã tổ chức nghiên cứu và có các văn bản khuyến nghị về vấn đề này, đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Uỷ ban quốc tế về phòng chống bức xạ phi ion hoá (ICNIRP) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Các nghiên cứu này đều kết luận: “Qua xem xét mức độ phơi nhiễm rất thấp và các kết quả nghiên cứu thu thập tới nay, chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số vô tuyến điện yếu từ các trạm thu phát vô tuyến và các mạng vô tuyến gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe”. Kết quả nghiên cứu cũng xác định mức độ an toàn (gọi là mức phơi nhiễm trường điện từ an toàn) đối với khu vực sinh sống của người dân.

 Ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-2005 “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio – Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong giải tần 3 kHz đến 300 GHz”. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành quy chuẩn quốc gia QCVN 8:2010/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng”.

 Nguồn: https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/5994/Thong-tin-can-biet.html

Có nên cho đặt trạm bts trên nóc nhà

 Vấn đề không phải là quy định rõ khoảng cách an toàn mà cần đảm bảo nơi nào có sự có mặt của người dân (trừ cán bộ kỹ thuật) thì nơi đó phải an toàn.

 Một trạm BTS trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về phơi nhiễm sóng điện từ trường và cấp giấy chứng nhận kiểm định thì trạm BTS đó đủ điều kiện hoạt động và đảm bảo an toàn cho người dân.