Độ ẩm gỗ là gì – Sự quan trọng của độ ẩm đối với gỗ

Độ ẩm gỗ là gì

                Các trạng thái bình thường của gỗ và sản phẩm gỗ đều có độ ẩm nhất định. Độ ẩm gỗ được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của nước trong gỗ và khối lượng gỗ khô.

 Độ ẩm MC% của gỗ được tính theo công thức sau:

 MC% = (Gs-Ggo) / Ggo × 100%

      Trong đó:

 + MC% – độ ẩm tuyệt đối của gỗ.

 + Gs – trọng lượng của gỗ ướt.

 + Ggo — trọng lượng gỗ đã sấy khô.

      Độ ẩm của gỗ là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng đồ nội thất. Nếu sản phẩm gỗ mà không được sấy kỹ sẽ gây nên sự hư hại về kết cấu sản phẩm, mỹ quan sản phẩm và tuổi thọ của sản phẩm.

      Ở mỗi loại gỗ khác nhau thì độ ẩm của gỗ cũng khác nhau.  Độ giãn nở của gỗ phụ thuộc vào chủng loại gỗ, chất gỗ. Dòng gỗ giẻo, nhẹ, khả năng hút ẩm lớn. Dòng gỗ chắc nặng, khả năng hút ẩm ít hơn, biên độ giãn nở thấp hơn. trong dòng gỗ nặng cũng tùy từng loại gỗ mà độ giãn nở khác nhau. Ví dụ gỗ căm xe, biên độ giãn nở lớn hơn gỗ hương. Vì vậy tùy từng loại gỗ mà ta có những biện pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng.

Sự quan trọng của độ ẩm đối với gỗ

      Sau thời gian sử dụng một số cửa gỗ, sàn gỗ, nội thất gỗ và những sản phẩm gỗ khác sau một thời gian sử dụng lại xuất hiện rạn nứt, bị biến dạng. Vấn đề về chất lượng, hầu hết các sản phẩm về gỗ đã hoàn thành, vật liệu sẽ không thay đổi nữa. Lần này yếu tố chính quyết định đến chất lượng sản phẩm đó là độ ẩm của gỗ. Cơ sở sản xuất cần hiểu rõ độ ẩm thích hợp của những sản phẩm gỗ. Khi các sản phẩm gỗ đạt được độ ẩm cân bằng thì rất khó bị rạn nứt và biến dạng về sau.

 – Gỗ sấy, nên được sấy khô đến mức thích hợp (thường từ 8 đến 12 độ).

 – Gỗ được đặt trong môi trường nhất định trong thời gian đủ dài, thì độ ẩm của nó có xu hướng tiến tới một giá trị cân bằng cũng là độ ẩm của môi trường. Khi độ ẩm của gỗ cao hơn môi trường thì gỗ sẽ rút ẩm và ngược lại sẽ hút ẩm.

Gỗ bị hút ẩm

      Gỗ sau khi sấy cần phải đạt được độ ẩm thích hợp, không phải sấy càng khô càng tốt. Các khu vực khác nhau, sử dụng gỗ có yêu cầu độ ẩm khác nhau.

 Độ ẩm cân bằng (EMC)

       Độ ẩm mà gỗ nhận được khi người ta giữ nó lâu dài trong không khí có độ ẩm tương đối và nhiệt độ không đổi gọi là độ ẩm cân bằng.

      Độ ẩm cân bằng của gỗ khô trong phòng sấy là 8 — 13%, của gỗ khô sau khi sấy để lâu dài ngoài không khí là 15 — 18%.

 Độ ẩm cân bằng

 Ví dụ: Độ ẩm trung bình ở Hà Nội là 19%, ở Tp. HCM là 16%, độ ẩm của gỗ sau khi được sấy khô là 15%. Nghĩa là đối với mức độ ẩm này, sản phẩm gỗ làm ra dùng thích hợp tại Tp.HCM. Nếu sử dụng gỗ này ở Hà Nội thì nó sẽ hút ẩm, dẫn đến sự biến dạng.

      Vì vậy, sấy gỗ cần phải thích hợp, không phải sấy càng khô càng tốt. Các khu vực khác nhau, sử dụng gỗ có yêu cầu về độ ẩm khác nhau.

 Ảnh hưởng của độ ẩm đến chất lượng đồ gỗ

      Độ ẩm của gỗ ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đồ gỗ như:

 1. Ảnh hưởng đến kết cấu của sản phẩm: nếu gỗ không được sấy kỹ sẽ gây hiện tượng nứt, tét hay cong mo sau thời gian sử dụng do sự co dãn của gỗ

 Cửa gỗ bị nứt

 2. Ảnh hưởng tới bề mặt sản phẩm như nước sơn sẽ bị bong tróc do sự co dãn của gỗ

 

 Sàn gỗ bị mối

 3. Ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như gỗ sấy không kỹ sẽ bị mối mọt dẫn đến sự hư hỏng nhanh chóng của sản phẩm.

      Khi nước chứa trong gỗ càng cao, thể tích càng lớn. Trong công nghiệp xử lý gỗ, hàm lượng nước cao sẽ làm gỗ mau hư hỏng, mục nát. Cảm nhận khác biệt nhất trong khâu nguyên liệu đầu vào. Nếu gỗ quá ẩm hay ngưỡng độ ẩm cao, bạn phải tốn chi phí xử lý cho nó khô đi. Điều đáng lo hơn là khi khô đi, thể tích gỗ sẽ thay đổi đáng kể. Giá thành đầu vào lại phụ thuộc thể tích và khối lượng.

      Trong công đoạn thi công, nếu gỗ ướt ⇒ Quá trình sử dụng sau đó làm nó khô đi, các ván gỗ hoặc mảnh ghép co lại ⇒ khe hở xuất hiện, tình trạng cong vênh diễn ra. Cuối cùng là bạn có một thanh gỗ không hợp mấy với nhãn quang. Điều ngược lại là khi bạn thi công gỗ quá khô, dưới tác dụng của thời tiết, độ ẩm môi trường.v.v.. gỗ hút ẩm và trương nở, điều này nếu vượt mức chịu nén, các mối ghép bong lên hay phồng lên. Và kết quả bạn có một thanh gỗ ọp ẹo khó coi.

 Gỗ bị cong, các mối ghép bong lên

                Qua đó có thể thấy được, việc giám sát độ ẩm gỗ là rất quan trọng. Và nếu người sử dụng muốn đo độ ẩm gỗ thì cách đơn giản nhất chính là sử dụng máy đo độ ẩm của sàn gỗ, hiện nay đang được bán rộng rãi trên thị trường. Và trong tình huống này, máy đo độ ẩm giống như một trọng tài. Nó cho bạn một giá trị định lượng cụ thể để có thể quản lý gỗ tốt hơn thay vì phỏng đoán một cách cảm tính.

Máy đo độ ẩm gỗ

 Máy đo độ ẩm là một thiết bị dùng để xác định được tỷ lệ phần trăm hàm lượng nước có trong một vật liệu. Là một ứng dụng được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp khác nhau. Đặc biệt là đối với ngành công nghiệp gỗ không thể thiếu máy đo độ ẩm. Kiểu dáng của máy thường có thiết kế cầm tay gọn nhẹ, mặt trên có màn hình điện tử và có hai cây kim dò phía trước dùng chạm vào vật liệu.

 máy đô độ ẩm điện trở

 Cấu tạo máy đo độ ẩm khá đơn giản

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tiêu chuẩn wagner mmc220