Khai thị với 1 vài triết lý nhà phật

Triết lý nhà phật về cuộc sống

 Cuộc đời không phải lúc nào cũng đầy khó khăn và bất hạnh, điều quan trọng nhất chính là suy nghĩ của bạn, thay đổi suy nghĩ thì sẽ thay đổi được cuộc đời. Ba triết lý sau của đạo Phật sẽ giúp bạn có cái nhìn thoáng và nhẹ nhàng hơn về cuộc đời.

 1. Dukkha (khổ đế): Đời là bể khổ

 Chân lý này không đơn thuần là sự khẳng định cuộc sống là đau khổ và bi thương mà con người còn sống thì buộc lòng phải chấp nhận.

 Đúng là cuộc đời mỗi người không ai có thể tránh được những buồn phiền, khổ đau, mất mát, kỳ vọng vào những điều vượt quá khả năng hay không phù hợp với hoàn cảnh dễ khiến ta càng thêm thất vọng khi không đạt được nó.

 Chính vì vậy, một khía cạnh khác của chân lý “Đời là bể khổ” chính là khuyên ta đừng nên mang những suy nghĩ viễn vông, không thực tế.

 Hãy chấp nhận quy luật sinh, lão, bệnh, tử như một điều tất yếu của cuộc sống. Đừng bao giờ tự lừa dối mình bằng những suy nghĩ như cuộc sống này là dễ dàng và không có đau khổ, hãy chấp nhận sự không hoàn hảo với một trái tim bao dung và cởi mở.

 2. Anitya: Đời là vô thường

 “Vô thường” mang nghĩa một cuộc sống diễn tiến không ngừng, luôn luôn phát triển, luôn luôn mới mẻ. Chúng ta không thể sống lại thời điểm đã qua, “không thể tắm hai lần trên một dòng sông”.

 Mỗi ngày trôi qua là mọi sự đều thay đổi, cơ thể và suy nghĩ của chúng ta cũng khác. Mọi thứ đều thay đổi, đều vô thường. Chẳng có gì là tuyệt đối, vĩnh cửu, tận cùng, và ta luôn có thể thay đổi cuộc đời mình.

 Vì vậy, đừng sợ hãi khi sự thay đổi chạm ngõ nhà bạn, hãy chấp nhận nó. nếu như bạn sợ sự vô thường có thể phá huỷ những điều tuyệt vời mình đang có thì hãy biết trân trọng từng giây từng phút của hiện tại, của mối quan hệ đang có, của sức khoẻ, tâm hồn, công việc, tuổi trẻ,… còn nếu bạn đang đau khổ thì cũng đừng tuyệt vọng vì hiện thực khổ đau, ngày mai rồi sẽ khác.

 3. Anatma: Mình là vô ngã

 Nếu như vạn vật là vô thường thì bản thân mỗi người là vô ngã. Bản chất của một người không phải là điều bất đi bất dịch mà có thể thay đổi. Cơ thể thay đổi, ký ức thay đổi, suy nghĩ và tính tình cũng có thể thay đổi.

 Chúng ta sẽ thay đổi theo môi trường xung quanh, hoàn cảnh sống hoặc theo cả cách chúng ta muốn thể hiện với mọi người.

 Nên đừng bao giờ đóng khung bản thân và cũng đừng đánh giá người nào chỉ qua hành động đơn lẻ của họ.

 Chúng ta đều có thể thay đổi, hôm nay tốt hơn hôm qua, đừng ngại và đừng nghĩ rằng con người mình là bất biến. Chúng ta có thể tha thứ cho người khác và tha thứ cho chính mình. Hãy nhớ rằng, trong từng khoảnh khắc, ta đều mới mẻ.

 Nguồn: http://www.suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/3-triet-ly-sau-sac-cua-nha-phat-giup-ban-luon-an-nhien-tu-tai-19480/

Triết lý nhà phật về tình yêu

 1. Không có nửa bên kia 100%, chỉ có 50% của hai người, hợp lại thành cặp vợ chồng 100%.

 2. Người đàn ông tình nguyện vì bạn mà theo đuổi mọi thứ chưa hẳn đã thật lòng yêu bạn, bởi vì thứ mà anh ta theo đuổi được không hẳn thuộc về bạn.

 Người đàn ông tình nguyện vì bạn mà từ bỏ tất cả mới là người thật tâm yêu bạn, bởi vì những thứ mà anh ta vứt bỏ đều là những thứ thiết thực nhất gắn liền với cuộc đời anh ta.

 3. Tình yêu, tình bạn, không phải là cả đời không cãi nhau, mà là cãi nhau rồi vẫn có thể bên nhau cả đời.

 4. Giải thích vĩnh viễn là thừa thãi. Người hiểu ta sẽ không cần giải thích; người không hiểu ta lại càng không cần giải thích.

 5. Phụ nữ không có sức hấp dẫn mới cảm thấy đàn ông trăng hoa. Đàn ông không có thực lực mới cảm thấy phụ nữ thực dụng!

 6.Con đường là tự mình đi, cẩn thận chút đừng để ngã.

 Vợ là trời ban, yêu thương chút đừng để mất.

 Bạn bè là để giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau chút, đó là điều nên làm.

 Hạnh phúc là cảm giác, xem nhẹ chút, thoải mái trong lòng.

 Phiền não là tự mình chuốc lấy, quên nó đi, đừng quấn lấy mãi.

 Tâm thái là do rèn luyện, cần phải bình thản, có tấm lòng yêu thương.

 Tình cảm là từ bồi dưỡng mà thành, cần thuần khiết, đơn giản.

 Thành công thì phải trả giá, cần cố gắng và chịu vất vả.

 Thất bại là khó tránh, nghĩ thoáng chút, cần chấp nhận.

 7. Có sinh sẽ có tử, song chỉ cần bạn vẫn đang có mặt trên đời này, thì phải sống bằng cách tốt nhất. Có thể không có tình yêu, không có đồ hàng hiệu, song không thể không vui vẻ.

 8. Trong cuộc sống, giai đoạn khó khăn nhất không phải là không ai hiểu bạn, mà là… bạn không hiểu chính mình.

 9. Cuộc sống, là một bộ sách vô số chữ, mỗi người có cách đọc của riêng mình. Cuộc sống, là một câu hỏi có nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình. Cuộc sống, là một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức của riêng mình. Những lúc không vui, hãy tự nhủ với bản thân: Rằng tất thảy của tất thảy, chính là để cuộc sống, thoải mái hơn, vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.

 10. Hai người yêu nhau ở bên nhau sẽ không tránh khỏi những trận cãi vã, điều quan trọng nằm ở chỗ khi cuộc cãi vã kết thúc, ai sẽ dỗ dành ai. Thi thoảng tranh cãi không phải là khuyết điểm của đàn ông, nhưng sẵn lòng dỗ dành con gái lại là ưu điểm của họ. Bởi họ làm vậy vì họ có tình cảm với bạn, đó cũng là sự khoan dung độ lượng của họ. Cho nên, sau cuộc cãi vã, đàn ông nên dỗ dành người phụ nữ của mình, điều này không liên quan gì đến việc ai đúng ai sai, mà là tình yêu, là lòng bao dung, và cũng là trách nhiệm.

Chữ duyên trong nhà phật

Duyên vốn là từ gốc Hán có nghĩa là nguyên nhân; duyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc…cảm nhận về chữ Duyên có vị trí đặc biệt trong tâm cảm người Việt, trong đời sống nhân sinh, đời sống tinh cảm lứa đôi trai gái,và đặc biệt trong đời sống tu học và là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong Phật giáo.

 1.Chưa quen nhau nay được gặp nhau gọi là Hữu Duyên

 2.Muốn làm một việc gì đó giúp người khác biết về Phật pháp gọi là Kết Duyên

 3.Hay ấn tống kinh sách băng đĩa, giảng pháp cho người khác nghe gọi là Gieo Duyên

 4.Những gì đã đến và chưa đến với mình gọi là Nhân Duyên

 5.Mình thường hay làm những việc thiện giúp đỡ mọi người gọi là Thiện Duyên

 6. Mình thường hay làm những điều xấu ác hại người gọi là Ác Duyên

 7.Mình làm việc gì củng gặp phải sự trắc trở trái ý mình gọi là Nghịch Duyên

 8.Mình làm việc gì củng xuôn sẽ đúng với ý mình gọi là Thuận Duyên

 9.Mình thường hay mắc phải những tật xấu gọi là Nghiệp Duyên

 10.Có những việc mình chưa biết làm được hay không được gọi là Tùy Duyên

 11.Trong cuộc sống những điều tốt đẹp may mắn thường hay đến với mình gọi là Phước Duyên

 12.Có những điều tốt đẹp đến với mình hơn cả những gì mình mong đợi gọi là Thắng Duyên.

 CHỮ DUYÊN TRONG TÌNH YÊU

 1.Mới gặp nhau đã đem lòng yêu nhau gọi là Hửu Duyên

 2.Khi người đó xa cách mình cảm thấy nhớ nhung gọi là Ái Duyên

 3.Sau thời gian tìm hiểu rồi đi đến hôn nhân gọi là Nên Duyên

 4.Khi chung sống với nhau vợ nói chồng nghe gọi là Có Duyên

 5.Khi chung sống với nhau vợ nói chồng không nghe gọi là Vô Duyên

 6.Hằng ngày vợ chồng thường hay cãi nhau gọi là Nợ Duyên

 7.Mặc dù khổ đau nhưng vẫn còn chung sống với nhau gọi là Còn Duyên

 8.Sau một thời gian chung sống rồi đường ai nấy đi gọi là Hết Duyên

 9.Mình lấy phải một ông chồng xấu một cô vợ dữ gọi là Bạc Duyên

 10. Mình lấy được một ông chồng tốt một cô vợ đẹp gọi là Phúc Duyên.

 Nguồn: https://nguoiphattu.com/van-hoa/giao-duc-nhan-vat-cong-dong/9995-chu-duyen-trong-dao-phat.html

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: ngôi đội quân thơ mp3 nhạc danh ngôn châm thuyết bảo các lê phước vũ đại gia chuyện