Kinh nghiệm khi làm kế toán tại nhà hàng khách sạn

 Kế toán nhà hàng khách sạn nghe qua tưởng chừng như hạch toán rất dễ vì bạn nghĩ rằng nó là dịch vụ đơn thuần và đưa hết vào doanh thu dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế khi làm kế toán tại nhà hàng khách sạn lại không hề đơn giản như bạn nghĩ. Vậy kế toán nhà hàng khách sạn phải làm thế nào mới đúng. Bạn tham khảo chi tiết qua bài viết sau của văn bản kế toán nhé.

I.Đặc điểm chung trong doanh nghiệp dịch vụ nhà hàng khách sạn

 Trước hết bạn phải phân biệt rõ hai lĩnh vực đó là kế toán khách sạn, nhà nghỉ và kế toán tại nhà hàng. Không thể gộp chung hai lĩnh vực này vào là một được bởi vì

1.Kế toán tại khách sạn nhà nghỉ

 Khách sạn nhà nghỉ là một lĩnh vực không phức tạp như kế toán nhà hàng nhưng kế toán cũng cần chuẩn bị các kiến thức sau:

 + Hóa đơn bán ra nó đơn thuần là ghi nhận doanh thu dịch vụ

 + Hóa đơn mua vào nó đơn thuần là chi phí quản lý doanh nghiệp như: Chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền internet…

 + Với kế toán khách sạn nhà nghỉ thì việc theo dõi và phân bổ CCDC là rất quan trọng và cần sự cẩn thận bởi vì nhà hàng khách sạn khi mới thành lập có rất nhiều công cụ dụng cụ cần phân bổ tính vào chi phí mã ngành xuất nhập khẩu

 + Việc theo dõi và tính khấu hao TSCĐ cũng là một trong những công việc mà kế toán phải quan tâm

 Với lĩnh vực này chỉ cần theo dõi được những yếu tố trên là bạn đã lập được báo cáo chính xác.

2.Kế toán tại nhà hàng

 Nhà hàng là một mô hình mà hiện nay các doanh nghiệp mở ra kinh doanh nhiều. Tuy nhiên làm kế toán nhà hàng không đơn giản như làm kế toán khách sạn, nhà nghỉ. Nếu bạn muốn làm tốt công việc kế toán ở nhà hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

 + Xác định được nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn gì? vì mỗi một nhà hàng kinh doanh một số món ăn riêng biệt của họ. Để từ đó kế toán mới xây dựng được định mức nguyên vật liệu chính của một số món ăn của nhà hàng đó.

 + Các chi phí chung như chi phí điện nước, Gas cần được phân bổ chung

 + Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn vậy cần phải xây dựng được giá thành của các món ăn để khi xuất hóa đơn làm thế nào cho lợi nhuận phù hợp.

 + Xây dựng bảng lương theo ca vì thông thường tại nhà hàng nhân viên thường làm theo ca như vậy nó sẽ hợp lý hơn và thực tế hơn.

 + Từ việc tập hợp được chi phí trên tính và kết chuyển chi phí và lập báo cáo tài chính

 Kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng khách sạn

II.Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn 

 Để làm tốt kế toán nhà hàng, kế toán cần hiểu được các quy trình sau:
– Quy trình làm dịch vụ của nhà hàng.
– Các khâu nhập nguyên liệu.
– Các khâu phát sinh doanh thu.

 Từng công đoạn trên kế toán cần thực hiện những công việc cụ thể sau:

1.Theo dõi hàng hoá xuất nhập

 –    Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.

 –    Kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của Cty.

 –    Hàng ngày nhập các chứng từ vào phần mềm .

 –    Có kế hoạch đôn đốc các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn để phục vụ cho việc lập kế hoạch và lên các báo cáo.

 –    Tổ chức lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.

 –    Báo cáo kịp thời khi phát hiện các sai phạm trong quá trình xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.

 2.Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào

 –    Thu thập báo giá của nhà cung cấp.

 –    Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.

 –    Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.

 –     Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hoá mua ngoài.

  3.Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng

 –    Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định của Nhà hàng.

 –    Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng đã quy định.

 –    Báo cáo và có hướng xử lý với Trưởng bộ phận về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng, hoặc có những  biến động đột xuất

  4.Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn

 –    Định kỳ kiểm tra số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.

 –    Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.

 –   Những mặt hàng tươi sống cần có kế hoạch tồn kho,  mua hàng phù hợp

 5.Phối hợp với kế toán làm các thanh toán cho nhà cung cấp

 –    Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét các số liệu nhập hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.

 –   Lập các kế hoạch thu mua hàng hóa để kế toán thanh toán lên kế hoạch tài chính cho phù hợp tránh các  tình trạng thiếu hàng và thiếu tiền.

  6.Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ

 –   Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và xuất dùng

 –    Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp.

 –   Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng.

 –    Đánh giá tình trạng công cụ hư hỏng hàng tháng có kế hoạch mua mới thay thế.

 –    Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí .-    Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.

7.Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu 

 –  Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng món

 – Tính định mức tiêu hao với nhiều loại nguyên vật liệu thay thế

 – Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu với từng nhóm khác, hoặc từng thời gian

 – Kiếm tra việc tiêu hao vật tư từ bếp, bar… hoặc từ món ăn của khách

 – Từ nguyên liệu tiêu hao và món từ bar, bếp… báo lên để tính doanh thu trong ngày

 8.Thanh toán, doanh thu

 – Kiểm tra thanh toán ngay

 – Quản lý thanh toán chậm

 – Từ thông báo thanh toán để quy ngược lại món ăn, vật tư tiêu hao, doanh thu

 – Xuất hóa đơn trong ngày

 9.Tính giá thành

 – Tính giá thành theo món

 – Tính giá thành theo từng đoàn khách,

 – Tính giá thành cho từng ngày, xem có phù hợp với doanh thu không

 10.Chế độ báo cáo

 Thực hiện các công việc làm báo cáo theo vụ việc hoặc báo cáo theo định kỳ cho Kế toán trưởng hoặc trưởng bộ phận phụ trách.

 – Báo cáo về chi phí,

 – Báo cáo về hàng hóa,

 – Báo cáo về CCDC, TSCD,

 – Các báo cáo đặc thù khác…

11.Hạch toán (Theo Quyết định 48)

 Khi mua hàng về, căn cứ vào hóa đơn hoặc Bảng kê mua hàng hóa tài sản 01/TNDN, hạch toán:

 – Nếu nhập kho :

 Nợ TK 152/ Có TK 111,112

 – Nếu mang vào bếp, bar luôn :

 Nợ TK 154/ Có YK 111,112

 – Tiền lương trực tiếp của nhân viên bar, bếp :

 Nợ TK 154/ Có TK 334

 – Chi phí SXC:

 Nợ TK154 / Có TK  111,112,131

 – Cuối ngày căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư, kết chuyển giá vốn

 Nợ TK 632/ Có TK 154

 – Hạch toán doanh thu :

 Nợ TK 111,131 / Có TK 511, 3331

 Lưu ý :

 – Đồ uống được tính như hàng thương mại, và giao cho bar, hoặc nhân viên lễ tân quản lý, bán và làm báo cáo riêng

 – Chi phí nguyên vật liệu phụ có thể xuất cho Bếp, Bar… rồi phân bổ hàng ngày, số chưa dùng hết để dư ở TK 154

 – Mỗi hóa đơn cần có một bàng kê kèm theo để theo dõi món và tính giá thành

 – Những trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán lập bảng kê và xuất một hóa đơn vào cuối ngày

 Nguồn: https://vanbanketoan.com/kinh-nghiem-lam-ke-toan-nha-hang-khach-san/

  

  

  

  

  

  

 Tag: thiết tuyển sơn nhất tiếng anh học nghề đức vựng saigontourist du lịch tìm gì new world đâu la gi cv mẫu đệ rex vai trò tp hcm xin việt nam lí tphcm nikko – thi thảo marriott trung giáo hà nội sách chí đại intercontinental asiana saigon đồ caravelle huống năng khái niệm diễn đàn 5 sao ninh kiều danh email tử bạc liêu hoa mai