Kinh nghiệm mua nhà chung cư dành cho mọi người

Nên mua nhà hay chung cư

 Có thể nói, đây không hề là một câu hỏi có thể dễ dàng trả lời trong một sớm một chiều. Để có thể có những nhận định và phân tích chính xác nhất

 Nhà chung cư

 

 Ưu điểm

 Ưu điểm khi bạn sống ở một căn hộ chung cư từ trung cấp đến cao cấp có hạ tầng tương đối đồng bộ, bạn sẽ được tận hưởng những tiện ích và dịch vụ hiện hữu mang lại. Những quán cafe, chợ, nhà hàng, trường học,…

 Một căn hộ cũng chung cữ cũng phù hợp với gia đình có người gia và trẻ nhỏ bởi tất cả các phòng sẽ ở chung một gian không cần phải lên xuống cầu thang. Chưa kể đến các căn hộ chung cư sẽ có an ninh 24/24 với thẻ ra vào, bảo vệ, trông coi xe, hệ thống camera hiện đại,…

 Đặc biệt lợi thế chỉ có ở nhà chung cư là tầm nhìn xa khi bạn ở các căn hộ tầm cao.  Bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh xinh đẹp, không khí trong phòng sẽ luôn thoáng đãng, mát mẻ, trong lành, thích hợp cho việc giảm stress, thư giãn sau những giờ làm việc vất vả,…Sống trong căn hộ chung cư bạn sẽ không có những mối lo về muỗi, mối mọt, ruồi, chuột bọ,…

 Đối với những ai có nhu cầu muốn mua căn hộ chung cư nhưng trong tài khoản của bạn chưa đủ thì đừng lo. Bởi vì ngân hàng sẽ cho bạn vay vốn, việc mua căn hộ sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Với các dự án có những chủ đầu tư uy tín có thể đảm bảo giá trị cho khách hàng của mình vay lên đến 35 năm. Hoặc bạn có thể dễ dàng thu xếp tiền dần với việc chia nhỏ từng khoản rồi đóng khi bắt đầu xây dựng nền móng.

 Nhược điểm

 Bởi sự quản lý chặt chẽ trong các tòa nhà chung cư nên nếu bạn muốn cơi nới, xây dựng thêm bạn cần có sự chấp nhận của ban quản lý tòa nhà. Nhiều lúc vì lí do bất đắc dĩ mà ta cần sửa chữa ngay nhưng chưa có được sự đồng ý của Ban quản lý sẽ gây ra khó chịu, bức xúc.

 Bởi sống chung cùng một tòa nhà, nhiều khi cũng có những bất tiện và phải nhường nhịn khi có những sự cố như không may nhà ở tầng dưới bị dột, họ có thể làm phiền gia đình bạn để đòi vào nhà tìm hiểu nguyên nhân nên nhiều khi cũng cần phải thông cảm để họ vào bởi đường điện nước chung nên khi có vấn đề sẽ liên quan đến nhau.

 Hạ tầng xã hội cần phải được đồng bộ. Cư dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt nếu tòa nhà chỉ là một chung cư trơ trọi. Ví dụ: bạn chắc chắn sẽ không muốn phải đi một quãng đường xa hàng kilomet chỉ để mua một gói mì,…

 Khi ở nhà chung cư, vấn đề gửi xe bạn sẽ bị phụ thuộc vào bảo vệ. Nếu bạn đi về khuya, trong khi ấy bảo vệ lại đi đâu mất bạn sẽ không tìm được vị trí gửi xe. Xe cộ để trong nhà xe chung sẽ không thể tránh khỏi xe bạn có thể bị trày xước.

 Bên cạnh đó nếu khu chung cư của bạn cách âm không tốt bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của hàng xóm và khu giao thông bên ngoài căn hộ.

 So với nhà mặt đất thì giá chung cư có xu hướng tăng chậm và thậm trí có thể sẽ tụt giá, vì vậy nếu bạn định đầu tư nhà chung cư để lấy lời thì đây không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.

Nhà mặt đất
mua-chung-cu-hay-nha-dat

 Ưu điểm

 Không giống như nhà chung cư, việc chờ đợi để lấy được quyền sở hữu đất phải đợi một thời gian rất lâu. Trong khi đó khi mua nhà mặt đất bạn có thể  nhận được sổ đỏ ngay cầm chắc trên tay, có tính an toàn cao.

 Vì là nhà mặt đất nên bạn có thể thoải mái sửa hoặc xây thêm bất kì thiết kế bất cứ kiến trúc nào mà bạn thích. Gia đình bạn có thể tự do, thoải mái làm điều bạn thích một cách thoải mái. Bạn có thể dễ dang sửa sang, cơi nới hay tổ chức những bữa tiệc, nhậu nhẹt, hát karaoke suốt đêm mà không ai ý kiến gì.

 Không phải trả các chi phí dịch vụ đắt đỏ như: Phí bảo trì, vệ sinh, thang máy, bảo vệ, gửi xe, …

 Nếu có điều kiện mua khu đất rộng, bạn có thể cơi nới một khu vườn xanh mát cho gia đình.

 Nhà đất có tính riêng tư cao, bạn có thể đi lại nói chuyện sớm khuya cũng không bị ai để ý.

 Giá nhà mặt đất dễ dàng tăng theo thời gian hoặc giữ giá tốt hơn nhiều so với chung cư cao tầng. Rất nhiều trường hợp giá nhà đất tăng gấp vài lần còn chung cư thì chỉ đứng im hoặc tăng không đáng kể

 Nhược điểm

 Chắc chắn, với nhà mặt đất, giá cả sẽ cao hơn rất rất nhiều, thậm chí gấp ba gấp năm lần một căn hô chung cư. Nếu bạn muốn một căn nhà có giá thành vừa tiền nhưng vẫn có tiện nghi thì việc chọn căn hộ chung cư sẽ hợp lý hơn.

 Với cùng một số tiền thì căn hộ chung cư sẽ ở gần trung tâm còn nhà đất sẽ ở khu xa hơn, đi kèm với đó là sẽ cách xa các dịch vụ tiện ích hơn.

 Thông thường mua nhà mặt đất không phải lúc nào cũng có thể chọn được khu nhà có đầy đủ tiện ích như gần trường học, công viên, khu vui chơi giải trí, bệnh viện,…

 Ngõ ngách nhiều, hẻm bé khó di chuyển, rất dễ ảnh hưởng đến thời gian. Chỗ để xe chật hẹp nếu nhà có tiệc tùng mà đông người đến chơi.

 Nếu có ô tô có thể sẽ bất tiện khi phải kiếm chỗ gửi xe, hay chỗ gửi xa nhà và bạn phải đi bộ về.

 Nếu bạn muốn đi du lịch dài ngày, chắc hẳn phải cần người đến trông nhà giúp. An ninh không thể đảm bảo được như nhà chung cư.

Tổng kết – Nên mua chung cư hay nhà đất?

 Nhìn chung nhà chung cư hay nhà mặt đất cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu và tài chính cá nhân phù hợp với bên nào bạn có thể cân nhắc chọn cho mình một căn nhà phù hợp. Theo ý kiến của chúng tôi thì:

  • Nhà đất sẽ là lựa chọn phù hợp hơn nếu bạn có dòng vốn tốt, có thời gian và trách nhiệm để thi công, xây dựng.
  • Chung cư là sự lựa chọn trọn gói hơn và cũng yêu cầu số vốn nhỏ hơn nên sẽ phù hợp cho những gia đình trẻ, đôi vợ chồng mới cưới

Kinh nghiệm mua nhà chung cư

 1. Xác định vị trí chung cư

 Căn hộ chung cư có vị trí tốt khi nó đảm bảo thuận tiện cho nhu cầu cơ bản của bạn và gia đình (đi lại, sinh hoạt, làm việc…). Không dễ để tìm một dự án khu chung cư có vị trí thuận lợi với giá “mềm”, bởi phân khúc căn hộ dưới 1 tỉ đồng thường nằm ở khá xa trung tâm thành phố.

 Vì vậy, bạn cần cân đối tài chính và nhu cầu để chọn mua căn hộ phù hợp. Nên xem xét vị trí gần các tiện ích như chợ, trường học, nơi làm việc… Lưu ý quan sát lượng giao thông quanh khu chung cư, nhất là vào các giờ cao điểm xem có xảy ra ách tắc không, tránh gặp phải phiền toái trong vấn đề di chuyển sau này.

 2. Kiểm tra pháp lý

 Nếu mua căn hộ chung cư đang xây dựng, bạn cần tìm hiểu rõ lai lịch của khu đất, xem dự án đó có đang thế chấp hay không. Nếu dự án đang thế chấp mà bạn quyết định ký kết hợp đồng mua bán thì phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy tờ đã giải chấp đối với căn hộ của mình.

 Ngoài hồ sơ pháp lý của dự án, người mua cần xem kỹ hợp đồng mua bán. Các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, dễ hiểu, có thỏa thuận về các phụ phí dịch vụ, tiến độ thanh toán, thẩm quyền của các bên…

 3. Tìm hiểu cặn kẽ về chủ đầu tư

 Đừng quá tin vào những lời mật ngọt mà môi giới rót vào tai bạn. Trước khi mua căn hộ chung cư, bạn phải tìm hiểu tên, năng lực của chủ đầu tư, giấy phép đầu tư và xây dựng của dự án.

 Nếu là người “ăn chắc mặc bền”, bạn nên dành thời gian để đến quan sát tiến độ xây dựng (trường hợp mua căn hộ chung cư chưa hoàn thiện), thăm hỏi người dân đã và đang sống trong chung cư đó về mức độ hài lòng (trường hợp mua căn hộ chung cư có sẵn).

 4. Đánh giá tiện ích nội, ngoại khu

 Ưu thế khi sống trong chung cư là bạn sẽ được sử dụng rất nhiều tiện ích ngoại khu như công viên, trung tâm thương mại… Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ của các dự án, không thiếu những khu chung cư chỉ đáp ứng được nhu cầu về nhà ở mà bỏ qua yếu tố này, thậm chí xây sát mặt đường và cắt hoàn toàn khu vui chơi cho trẻ…

8 kinh nghiệm người mua căn hộ chung cư không nên bỏ qua - Ảnh 2.

 Tiện ích ngoại khu cần được lưu tâm trước khi quyết định mua căn hộ chung cư. Ảnh minh họa

 Về tiện ích nội khu, người mua cần lưu ý các thông tin về số thang máy, thang thoát hiểm, mức độ hoạt động ổn định của các thang… bởi đó là những tiện ích thiết thân mà bạn sẽ sử dụng trong tương lai.

 Mật độ căn hộ cũng là yếu tố cần lưu tâm khi bạn xem xét mua một căn hộ chung cư. Mật độ phù hợp và phổ biến hiện nay là 8 căn hộ/sàn. Nếu lớn hơn con số này tức là số lượng dân cư ở mức dày, dễ dẫn tới tình trạng xếp hàng chờ đợi khi sử dụng các tiện ích chung, gây quá tải cho việc vận hành các dịch vụ kỹ thuật.

 5. An ninh là tiêu chí quan trọng

 Bạn cần quan sát xem chung cư đó có được trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ chuẩn chỉnh không, cách quản lý việc ra vào chung cư ra sao, có hệ thống camera giám sát hay hệ thống báo động khi có tình huống khẩn cấp không… Tự mình đi khảo sát, trò chuyện, hỏi đáp những cư dân đang sống tại khu chung cư là cách tốt nhất để bạn có thể thu thập thông tin này.

 6. Khu vực gửi xe

 Theo quy định do Bộ Xây dựng ban hành từ năm 2013, cứ 100m² diện tích sử dụng của căn hộ, chủ đầu tư phải dành 20m² diện tích làm chỗ đậu xe, gồm cả lối đi. Song thực tế, nhiều chung cư lại thiết kế khu giữ xe quá nhỏ, không đáp ứng hết được nhu cầu của cư dân. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ xem khu vực gửi xe của chung cư có thuận tiện không? Có đảm bảo an toàn không? Có giới hạn số lượng xe hay mức phí thế nào?…

8 kinh nghiệm người mua căn hộ chung cư không nên bỏ qua - Ảnh 3.

 Khu vực gửi xe là vấn đề cần xem xét cẩn thận trước khi mua căn hộ chung cư – Ảnh minh họa

 7. Thương lượng giá cả

 Qua Internet hay các sàn giao dịch, không khó để bạn tìm hiểu mức giá chung của các dự án ở từng khu vực. Trong trường hợp người bán đưa ra mức giá cao hơn mức giá thật, những thông tin trên sẽ giúp bạn tự tin thương lượng.

 Với những khách hàng chưa sẵn sàng về mặt ngân sách, có thể xem xét những chính sách hỗ trợ như trả góp hoặc trả theo đợt của chủ đầu tư.

 Ngoài ra, số tiền ngân hàng cho vay tối đa khi mua căn hộ chung cư có thể lên đến 70-80% giá trị hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chi trả, bạn chỉ nên mua một căn hộ khi đã có trong tay ít nhất 50% giá trị căn nhà, 50% còn lại có thể vay ngân hàng. Nói cách khác, bạn nên chọn gói vay làm sao để chỉ phải trả lãi khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng.

 8. Những căn hộ chung cư nên tránh

 Bạn nên tránh mua căn hộ chung cư có phòng bị bịt kín (không có cửa sổ hướng ra ngoài, thiếu thông thoáng), căn hộ gần chỗ đổ rác (có thể mất vệ sinh), gần thang máy (thường xuyên có người qua lại, đông đúc và ồn ào)…

 Xét theo những điều kiêng kị trong phong thủy, người mua nên tránh những căn chung cư có hình dạng méo mó, vừa khó bài trí gọn gàng vừa không tốt cho tài lộc. Về hướng nhà, bạn nên chọn căn hộ có mặt quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để đón được gió mát và ánh sáng ổn định hơn

Kinh nghiệm nhận bàn giao nhà chung cư

Thứ nhất, kiểm tra phần thuộc sở hữu chung

 – Kiểm tra thang máy của tòa nhà:

 Với việc kiểm tra thang máy của tòa nhà, bạn cần kiểm tra xem quá trình đóng mở của cabin có đóng mở bình thường không, có quá nhanh hay quá chậm so với cảm quan cá nhân không.

 Bên cạnh đó, lúc bấm thang lên xuống bạn chú ý xem thang máy di chuyển có đúng tầng và đúng sảnh hay không. Trên thực tế có rất nhiều người chủ quan trước điều này nhưng các chuyên gia cho rằng, vì thang máy mới đi vào hoạt động nên dù rất ít vẫn có những trường hợp nhầm tầng, nhầm sảnh. Để tránh khỏi những tai nạn hoặc bất tiện không đáng có, bạn đừng quên bỏ túi kinh nghiệm khi nhận bàn giao nhà chung cư này!

 https://homedy.com/news/kinh-nghiem-khi-nhan-ban-giao-nha-chung-cu-khong-sot-mot-diem-nao-ne4859

 Kiểm tra chất lượng và số lượng điều hòa trước khi nhận bàn giao

 – Kiểm tra hộp phòng cháy chữa cháy của tòa nhà:

 Với chi tiết này, việc đầu tiên bạn cần làm là thử chuông báo cháy để xem nó có đang hoạt động mình thường hay không. Bên cạnh chuông báo cháy chính là kiểm tra đầu phun nước phòng trường hợp có hỏa hoạn xảy ra và kiểm tra hộp cứu hỏa ở hành lang ở vị trí gần căn hộ mình nhất.

 Sau khi kiểm tra hết những phần ở trên bạn có thể xem thêm các thiết bị quan trọng khác bao gồm búa chữa cháy, vòi nước, áo mũ bảo hộ đã được trang bị đầy đủ chưa?

Thứ hai, kiểm tra phần thuộc sở hữu riêng trong kinh nghiệm khi nhận bàn giao nhà chung cư

 Khi mua căn hộ chung cư, hầu hết mọi người ai nấy cũng đều háo hức mong chờ đến ngày nhận bàn giao từ phía chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm khi nhân bàn giao nhà chung cư, dù háo hức và mong chờ đến mấy bạn cũng đừng quên kiểm tra các phần quan trọng bao gồm nội thất, điện nước và phần thô của căn hộ.

 

 – Hạng mục kiểm tra nội thất của căn hộ chung cư

 Đối với phần nội thất căn hộ, bạn cần kiểm tra những hạng mục sau:

 + Các cánh tủ mở có dễ dàng, có bị lệch nhau hay không?

 + Các thiết bị có đầy đủ ổ cắm điện hay chưa?

 + Kiểm tra các ray trượt ngăn kéo xem có bị rỉ, trượt êm hay không để yêu cầu thay thế.

 + Các ổ khoá cửa ra vào có bị rỉ, kẹt, hỏng hay không.

 + Các thiết bị nếu có như bếp điện, bếp từ, thùng rác… có vấn đề gì về kỹ thuật hay hỏng hóc gì không.

 + Theo kinh nghiệm khi nhận bàn giao nhà chung cư, khi kiểm tra toàn bộ phần sàn gỗ của các phòng có bị ép, lún, phồng, ọp ẹp, sứt và có khe hở với len tường không, có bị rộp do thấm nước hay không.

 + Kiểm tra các cửa trượt có bị xước hay chân cửa trượt có bị lỗi hở trên dưới, không cân và bị vênh/lệch không.

 + Phần cửa các phòng, cửa sổ lắp có chuẩn chưa. Bản lề có bị vênh không? Tay nắm, ốc vít có bị hoen rỉ hay không?

 + Kiểm tra các nẹp, rèm cửa ra vào nhà vệ sinh có khít không, có hở không, nếu có yêu cầu xử lý.

 

 – Hạng mục kiểm tra đường điện nước của chung cư:

 + Kiểm tra hệ thống điều hoà xem có chạy bình thường và ổn định không, cục nóng của máy có bị rò rỉ nước không, đường ống có bị nhô ra ngoài không.

 + Kiểm tra hệ thống đèn trần, đèn nhà bếp, đèn ban công, đèn vệ sinh, xem tất cả chúng có hoạt động tốt hay có bị nứt vỡ không.

 + Kiểm tra cẩn thận các ổ cắm điện xem chúng đã có nguồn điện chưa. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra số lượng các ổ cắm điện và có thể yêu cầu bố trí lại chúng hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

 + Ở khu vực nhà vệ sinh, bạn nên kiểm tra kỹ hệ thống thoát sàn, xem có đảm bảo nước được thoát đi tốt không, nắp thoát sàn có gặp vấn đề gì không, đồng thời bạn phải đảm bảo khi dội nước thì phải thoát khô sàn không đọng nước.

 + Kiểm tra xem lực nước chảy yếu hay mạnh, nhất là lực nước từ vòi xịt vệ sinh.

 + Nếu căn hộ bạn được trang bị bình nóng lạnh thì phải kiểm tra ngay đường ống, và xem đường điện đã có dây mát chống giật chưa?

 + Kiểm tra các vòi hoa sen có bị rỉ nước không, nếu bị thì phải yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thay thế ngay.

 

 – Kiểm tra phần thô căn hộ chung cư

 + Tường nhà có bị nứt hay không, nếu nứt phải yêu cầu xử lý ngay tránh ngấm nước làm hỏng sơn tường.
+ Kiểm tra phần sơn tường, trần có bị bẩn, bị cào xước, sơn không phẳng hay không.
+ Kiểm tra các trần phòng có được xử lý phẳng hay không để yêu cầu sơn lại.
+ Trần và tường có màu sơn tương đồng, có lệch màu hay không.
+ Phần ban công nên kiểm tra có bẩn không, phần thoát nước có tốt không? Tránh nước tràn vào làm hỏng sàn gỗ.
+ Kiểm tra phần bàn đá của mặt bếp, đặc biệt là các căn hộ có tháp bếp, xem gạch ốp có bị sứt vỡ không, các viên gạch có thẳng hàng không, nếu có cho xử lý ngay.

Mẫu nhà chung cư đẹp

Mẫu 1: Thiết kế thi công nội thất căn hộ chung cư 70m2

 Công trình: Căn hộ Vinhomes Green Bay

 Diện tích: 70m2

 Phong cách: Hiện đại

Kinh phí bảo trì nhà chung cư là gì

 Kinh phí bảo trì chung cư đã được quy định rõ tại Điều 108 và 109 của Luật nhà ở 2014. Theo đó, kinh phí bảo trì chung cư là khoản phí “chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác;”

 Mục đích sử dụng phí bảo trì là gì?

 Theo định nghĩa về kinh phí bảo trì ở trên, thì mục đích của phí bảo trì chung cư là để duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các phần sở hữu chung của chung cư.

 Bởi vì sau một thời gian sử dụng, với tác động của thời tiết khí hậu và con người, chung cư sẽ bị xuống cấp, cơ sở vật chất bị hư hỏng.

 Việc sửa chữa và thay mới là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng nhà ở và sự an toàn của toàn bộ người dân sống ở chung cư.

Điều 34 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD về Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định về các hạng mục sử dụng kinh phí bảo trì. Theo đó, phí bảo trì được sử dụng để:

 “1. Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở.

 2. Bảo trì hệ thống các thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư, bao gồm thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệ thống thông gió, hệ thống cấp điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, các thiết bị điện dùng chung, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cấp ga, lò sưởi trung tâm, phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc, phòng cháy, chữa cháy, cột thu lôi và các thiết bị khác dùng chung cho nhà chung cư.

 phi bao tri can ho chung cu dung vao viec gi

 3. Bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài kết nối với nhà chung cư; các công trình công cộng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở.

 4. Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư.

 5. Các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.”

 Nhờ các hoạt động duy tu, bảo dưỡng mà cuộc sống của cư dân được đảm bảo an toàn và thuận tiện trong sinh hoạt.

Thủ tục nhập trạch nhà chung cư

 Nhập trach là một trong những thủ tục được coi là quan trọng nhất khi về nhà mới. Bởi vậy mà đây là nghi lễ được nhiều gia đình quan tâm nhất đặc biệt những gia đình trẻ ở chung cư vì diện tích khá hẹp và họ có ít kinh nghiệm. Để giúp đỡ họ có 1 buổi lễ nhập trạch ưng ý nhất, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn như sau:

 1. Sắm lễ nhập trạch

 Trong lễ nhập trạch có 3 công việc quan trọng mà gia chủ nhất định phải quan tâm, đó là sắm lễ, thủ tục và văn khấn.

 Trong sắm lễ: Theo quan niệm dân gian, mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

 – Đới với phần ngũ quả, người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên để bày lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu… Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa theo hình thức phù hợp.

 Mâm hương hoa bao gồm: hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa tươi có thể linh hoạt chọn loại theo mùa, ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.

 Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.

 Trên đây là mâm cỗ đã được rút gọn cho đỡ tốn kém chi phí và thời gian. Thực chất, mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 mâm cúng là mâm cỗ cúng giữa nhà, mâm cúng thần tài và mâm cúng táo quân.

 Về cơ bản, mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa ly, hương (nhang) thơm, đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, tâm sen, heo sữa quay (trọng lượng từ 3,2kg – 4kg) và bánh hỏi.

 Mâm cúng thần tài bao gồm: trái cây, hoa cúc kim cương, nhang (hương), rượu, giấy cúng, thịt heo quay và bánh bao.

 Và mâm cúng táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang (hương), đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng.

 Chính vì mâm cúng lễ nhập trạch trước kia quá cầu kì và tốn kém cả về thời gian và tiền bạc nên hiện nay, gia chủ chỉ làm mâm cúng lễ nhập trạch gồm 3 phần chính như đã nêu ở trên.

 2.Nghi lễ nhập trạch

 Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng (nếu bạn dùng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

 Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

 Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.

 Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gga tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.
Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…

 3. Văn khấn lễ nhập trạch

 Văn khấn lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: là văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.
– Văn khấn thần linh:
Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
– Văn khấn các yết gia tiên:
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: 60m2 hà ty nẵng rẻ đặt cọc nghị đàm thuế biên họp bằng tỷ địa hàn quốc tphcm cải cũ thiện quận nhượng bạ 50 dương 2015 2016 vov mễ mini anh 70m thuỷ ecopark 80m2 12 mỹ hcm quỹ biết lệ vĩnh viễn việt 100m2 2017 royal city ghi sofa niên times vat nhiêu thấp thạnh nguyễn sắt đặng xá a5 lũ đăng doanh gươm plaza la 2018 gác xép vẽ 40m2