Mô hình nhà chống lũ hiệu quả trong phòng chống thiên tai

 Nhà chống lũ được triển khai vô cùng hiệu quả tại các nước trên thế giới và vừa qua, nhà chống lũ đã thực sự thể hiện tác dụng trong vùng rốn lũ miền Trung.

 Nhà chống lũ là gì?

 Nhà chống lũ hay nhà chống ngập là mô hình thiết kế nhà thích ích với mưa lũ, giảm thiểu hậu quả của thiên tai đến con người và tài sản.

 Tại Việt Nam, nhà chống lũ xuất hiện từ năm 2013. Đây là giải pháp tuyệt vời trước tình hình thời tiết thất thường lại miền Trung. Bên cạnh đó, mô hình này còn phù hợp với vùng ngập lũ miền Tây, đặc biệt khi khí hậu đang thay đổi thất thường.

Nhà chống lũ đã thể hiện rõ ràng tác dụng của mình tại vùng rốn lũ miền Trung vừa qua. Ảnh: TTXVN

 Hiện nay, mô hình nhà chống lũ gồm 3 loại chính: Nhà kê nền, nhà có gác và nhà phao.

 Mô hình nhà phao

 Đây là dạng nhà nổi, kết cấu nhẹ bên trên (khung gỗ/sắt, mái tôn, vách), bên dưới là thùng phi nhựa/sắt để làm nổi. Do đó, khi nước dâng đến đâu nhà sẽ nổi tới đó.

Nhà phao được phát triển từ các loại bè chuối, bè cây của ông cha ta thời xưa. Đồ họa: Đức Mạnh

 Bên cạnh đó còn có nhà phao gắn liền với nhà xây: nhà phao nằm trên gác nhà xây. Gian nhà này cơ cấu nổi vượt lên trên nước ngập, tối đa 10m so với tầng trệt. Mô hình có khung nhà phao trượt đều trên 4 cọc thép ở 4 góc, đồng thời là điểm neo chân cho khung nhà.

 Nhà kê nền

 Nhà kê nền gồm nhà kê nền thấp, cao và linh hoạt.

Nhà kê nền thấp và cao với chiều cao của cột cách mặt đất lần lượt là 500m và 3m. Còn với nhà kê nền linh hoạt sẽ phù hợp với khu vực có lượng lũ cao dần theo từng năm. Mô hình có thể tách rời móng nhà và khối nhà mà không phá hủy kết cấu. Đồ họa: Đức Mạnh

 Nhà có gác

 Nhà có gác gồm 4 loại chính: Nhà hai gác dành cho người ở, nhà hai gác có chỗ trú cho gia súc, nhà ba gian có gác xép, nhà ống có gác xép.

 Nhà hai gác chỉ dành cho người ở áp dụng cho các vùng trũng thấp, có lũ từ 1,3-3,0m. Nhà xây dựng trên cơ sở thiết kế với cấu trúc móng trụ, khung dầm, sàn bê tông và tường xây gạch nung. Độ cao gác/sàn tầng thường cao hơn mức ngập tối thiểu 2,85m.

Trước và sau khi cải tạo thành nhà hai gác chỉ dành cho người ở. Đồ họa: Đức Mạnh
Trước và sau khi cải tạo thành nhà hai gác chỉ dành cho người ở. Đồ họa: Đức Mạnh
Đồ họa: Đức Mạnh
Nhà hai gác có chỗ trú cho gia súc: áp dụng tại vùng, có lũ 1,5-3m. Mô hình nhà này có cầu thang phía ngoài cho người và gia súc di chuyển lên tầng khi có lũ. Độ cao tầng hai sẽ vượt mức lũ lịch sử khu vực đó. Gian phía sau chứa cỏ rơm, nông sản; gian trước cho người.Đồ họa: Đức Mạnh
Nhà ba gian có gác xép: được áp dụng cho khu vực bão lớn, thường xuyên có gió giật, mức lũ dưới 2m, thời gian ngâm trong vài ngày. Cấu trúc gồm 3 gian: 1 gian lồi bằng với phần hiên nhà, gian dưới sàn gác bê tông cốt thép là nơi trú cho người và tài sản, gác là nơi dân cư trú và bảo quản tài sản khi có bão lũ dâng cao. Đồ họa: Đức Mạnh
Nhà ba gian có gác xép: được áp dụng cho khu vực bão lớn, thường xuyên có gió giật, mức lũ dưới 2m, thời gian ngâm trong vài ngày. Cấu trúc gồm 3 gian: 1 gian lồi bằng với phần hiên nhà, gian dưới sàn gác bê tông cốt thép là nơi trú cho người và tài sản, gác là nơi dân cư trú và bảo quản tài sản khi có bão lũ dâng cao. Đồ họa: Đức Mạnh
Nhà ống có gác xép: ứng dụng tại vùng lũ ngập thấp từ 1,5 đến 2m hoặc vùng bị ảnh hưởng của bão. Độ cao gác xép được tính toán phù hợp với đỉnh lũ lịch sử của khu vực. Khi thiết kế có thể đổ sàn bê tông truyền thống hoặc các vật liệu xây dựng kháng nước. Độ cao gác xép tối thiểu 2,1m. Đồ họa: Đức Mạnh
Nhà ống có gác xép: ứng dụng tại vùng lũ ngập thấp từ 1,5 đến 2m hoặc vùng bị ảnh hưởng của bão. Độ cao gác xép được tính toán phù hợp với đỉnh lũ lịch sử của khu vực. Khi thiết kế có thể đổ sàn bê tông truyền thống hoặc các vật liệu xây dựng kháng nước. Độ cao gác xép tối thiểu 2,1m.

 ĐỨC MẠNH

 Nguồn: https://laodong.vn/bat-dong-san/mo-hinh-nha-chong-lu-hieu-qua-trong-phong-chong-thien-tai-849290.ldo

  

  

  

  

  

  

 Tag: bán kim văn dự án bỏ trẻ lơ xơ chạy tiền đường lũy bích mua hẻm quận tân phú