Nhà quản trị là gì – Tìm hiểu về nhà quản trị

Nhà quản trị là gì

 Nhà quản trị được định nghĩa là những người tham gia chỉ huy trong bộ máy điều hành doanh nghiệp.

 Đội ngũ nhà quản trị trong doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Nhưng đứng trên góc độ cấp quản trị doanh nghiệp có thể chia thành 3 nhóm nhà quản trị bao gồm: Nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị cấp trung gian và nhà quản trị cấp cơ sở.

Nhiệm vụ của nhà quản trị

 Theo Henry Mentzberg, vai trò của nhà quản trị được chia thành 3 nhóm lớn.

  • Nhóm vai trò quan hệ với con người:
  • Nhà quản trị có vai trò đại diện cho tổ chức. Họ là người đối thoại, giao dịch với các tổ chức khác. Họ chịu trách nhiệm cho tổ chức và điều hành các hoạt động.
  • Nhà quản trị có vai trò lãnh đạo. Nhà quản trị cần đưa ra phương hướng, mục tiêu cho nhân viên. Từ đó giám sát, đánh giá và kiểm tra cấp dưới của mình.
  • Nhà quản trị có vai trò liên lạc. Họ là người liên hệ với các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Ngoài ra, họ còn là sợi dây kết nối các cá nhân trong tổ chức.
  • Nhóm vai trò thông tin:
  • Vai trò tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến tổ chức. Nhà quản trị cần thường xuyên cập nhật các yếu tố liên quan đến tổ chức. Từ đó, họ xác định được những rủi ro, đe dọa để có thể giải quyết một cách nhanh chóng.
  • Vai trò phổ biến thông tin. Nhà quản trị cần phổ biến những thông tin cần thiết đến các nhân viên về tổ chức. Điều đó giúp nhân viên có thể hoàn thành mục tiêu và xác định đúng về tổ chức.
  • Vai trò cung cấp thông tin cho bên ngoài. Nhà quản trị là người đại diện cho tổ chức nên họ có vai trò cung cấp, giải thích và bảo vệ tổ chức trước các tổ chức khác.
  • Nhóm vai trò quyết định:
  • Vai trò doanh nhân. Nhà quản trị cần tìm ra phương pháp cải thiện giúp tổ chức tiến bộ và làm việc hiệu quả.
  • Vai trò giải quyết xáo trộn. Rủi ro là thứ khó đoán. Tổ chức nào cũng có thể gặp rắc rối, rủi ro. Nhà quản trị cần quyết đoán để giải quyết, ứng phó kịp thời. Từ đó, họ giúp tổ chức đi vào ổn định và tiếp tục hoạt động.
  • Vai trò phân phối các nguồn lực. Nhà quản trị cần tiến hành phân phối các nguồn lực một cách tối ưu. Đó là các nguồn lực về tài chính, cơ sở sản xuất, thông tin và cả con người. Phân phối hợp lý để các bộ phận hoạt động năng suất và hiệu quả nhất.
  • Vai trò thương thuyết. Nhà quản trị là người trực tiếp đàm phán, giao dịch với các cá nhân, tổ chức khác. Làm sao để tổ chức của mình có lợi nhất là là điều một nhà quản trị cần làm.

Chức năng của nhà quản trị

 Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cầ phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất. Thông thường, quản trị có 4 chức năng chính như sau:

  • Hoạch định là việc xác định các mục tiêu của tổ chức và phác thảo những cách thức để đạt được những mục tiêu đó.
  • Tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp cho mọi người có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ chức.
  • Lãnh đạo bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện những công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
  • Kiểm tra là tiến trình mà trong đó một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức giám sát kết quả thực hiện một cách liên tục và thực hiện các hoạt động điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu.

Kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị

  1. Kỹ năng tư duy:

 Là kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị, kỹ năng tư duy của nhà quản trị là khó hình thành nhất nhưng đặc biệt quan trọng. Mỗi chiến lược đề ra có sáng tạo, thu hút và khả năng thành công cao hay không đều là nhờ vào khả năng tư duy của nhà quản lý. Khi có tư duy tốt, họ sẽ đề ra đường lối đúng đắn, hiệu quả đối phó với những bất trắc, đe dọa sự phát triển của tập thể.

  1. Kỹ năng lập kế hoạch: 

 Nhà quản trị là người ra quyết định, định hướng đường đi cho toàn bộ bộ máy và tổ chức, chính vì vậy kỹ năng lập kế hoạch là kỹ năng cần có của nhà quản trị. Một kế hoạch lập ra nếu sai lầm sẽ có thể đưa đến hậu quả khó lường cho tổ chức, thậm chí còn có thể gây suy tàn, tan rã. Kỹ năng lập kế hoạch đảm bảo phải đưa ra được kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu, phương hướng kế hoạch đề ra. Ngoài kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị thì kỹ năng lập kế hoạch là yếu tố cần rèn luyện không ngừng.

  1. Kỹ năng giao tiếp

 Giao tiếp là phương tiện truyền tải thông tin giữa người với người, trong công việc giao tiếp giúp tạo lập và duy trì các mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp thể hiện ở sự thành thạo văn bản nói và viết, gây ấn tượng cả bằng giọng nói và ngôn ngữ hình thể. Giao tiếp tốt giúp nhà quản lý nhận được sự đồng thuận từ đông đảo nhân viên. Khả năng giao tiếp tốt cũng biểu hiện cho kỹ năng nhân sự của nhà quản trị. Bởi mức độ say mê công việc của nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo động lực cho họ bằng những cam kết của người quản trị.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: nổi tiếng phẩm chất thế giới khái niệm ví dụ giỏi việt nam ba phòng