Nhà rông là gì – Kiến trúc nhà rông

Nhà rông là gì

 Nhà rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân dàng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba na…ở phía Bác Tây Nguyên, đặc biệt là ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

 Nhà Rông là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc ta đã được những người dân tộc lưu giữa lại từ bao đời nay, tuy qua thời gian đã không ít mai một nhưng về cơ bản vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Mặc dù không biết mô hình kết cấu nhà Rông Tây Nguyên đã xuất hiện từ khi nào nhưng khi mới thành lập làng những người dân tộc không quên xây dựng cho mình một ngôi nhà chung, giống như nhà văn hóa của dân làng người Kinh vậy.

Nhà rông tiếng anh là gì

 The communal house

Kiến trúc nhà rông tây nguyên

1. Vị trí xây dựng nhà Rông

 đặc trưng kết cấu nhà Rông Tây Nguyên

 Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên bền vững được xây dựng ở vị trí thích hợp

 Theo lưu truyền thì việc xây dựng nhà Rông phải tuân theo nghi thức trang trọng. Từ khi chuẩn bị làm nhà thì già làng tụ tập tất cả những người tài giỏi nhất trong làng để hội bàn. Họ bỏ ra hàng tuần, thậm chí hàng tháng để chọn nơi dựng nhà Rông và bàn bạc về các chi tiết kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Nơi dựng nhà Rông phải cao ráo và thoáng mát về mùa nắng và ấm áp về mùa mưa, bên cạnh đó nhà Rộng được xây ở trung tâm của làng từ các con đường về từ xa phải nhìn thấy nhà Rông. Khu đất ấy phải bằng phẳng đủ rộng để tập trung số người ít nhất là gấp 2 đến 3 lần số người của làng.

 Tùy vào địa hình, điều kiện kinh tế và tài hoa của những người đứng đầu mỗi làng mà nhà Rông được dựng lên to hay nhỏ, cao hay thấp và mang tính thẩm mĩ triêng của mỗi làng, mỗi vùng.

2. Hình dáng, kích thước nhà Rông

 kết cấu nhà Rông Tây Nguyên truyền thống

 Mô hình kết cấu nhà Rông Tây Nguyên có kích thước không cố định

 Khi đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum, từ xa chúng ta đã dễ dàng nhận ra mái nhà rông cao vút, nổi bật giữa không gian làng.

 Nhiều người ví mái nhà Rông giống như cánh buồm no gió, nhưng có lẽ gần gũi hơn là hình ảnh của lưỡi rìu, lưỡi búa trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Tuy nhiên nó không phải là mặt phẳng mà được cấu trúc theo hình elip để tránh sức cản gió tối ưu.

 Thoạt nhìn, phần mái có vẻ như mất cân đối so với cấu tạo tổng thể của nhà Rông nhưng nó lại tạo ra sự thanh thoát, khác biệt giữa những mái nhà sàn của cư dân trong cộng đồng.

 Đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên về chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kiến trúc của mỗi dân tộc, thể hiện sự quyền uy, sức mạnh của cộng đồng làng, tỷ lệ so với chiều rộng… do đó không cố định. Tuy nhiên tính từ mặt đất đến nóc nhà Rông thường dao động khoảng 8 đến 20m, phổ biến nhất là khoảng 15 đến 16m, cao nhất khoảng 30m. Chiều dài nhà Rông khoảng 10m và chiều rộng hơn 4m.

 Phân loại: Có 2 loại nhà Rông ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống có mái to cao chót vót, có hà cao đến 30m.

3. Đặc điểm vật liệu xây dựng

 kiến trúc nhà Rông Tây nguyên

 Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên bằng vật liệu tự nhiên chứ không liên quan sắt thép

 Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên không liên quan đến sắt thép. Vì có nguồn gốc lâu đời nên chúng ta có thể đoán trước được vật liệu làm nhà Rông xuất phát từ thiên nhiên núi rừng như gỗ, mây, tre, nứa, lá… Cột là những thân gỗ to, loại tốt như trắc, hương… để đảm bảo không bị mối mọt mục ruỗng, nhất là phần chân ngập đóng sâu dưới nền đất. Mái lá thì thường sử dụng mái cỏ tranh lợp thành nhiều lớp dày.

 xây dựng nhà Rông Tây nguyên

 Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên sử dụng mái nhà tranh kết thành các tấm lợp

 Ngày nay, khi nguồn vật liệu tự nhiên truyền thống ngày càng khan hiếm, việc sử dụng các vật liệu thay thế trong xây dựng, sửa chữa nhà Rông đang trở thành xu hướng phổ biến.

4. Đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên

 mái nhà Rông Tây Nguyên

 Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên nổi bật nhất là có phần mái 4 mặt cong cao vút như cánh buồm

 – Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn phụ thuộc vào kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối chắp đều được chặt đẽo cẩn thận rồi sung mây hay lạt tre để buộc. Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau.

 – Khung nhà rông cao vút chịu lực bởi 8 cột to làm bằng gỗ quý. Kết cấu nhà rông Tây Nguyên với các cột liên kết với nhau theo thể thức cột vì kèo.

 – Phần chân đế  gồm 10 đến 14 cột nâng đỡ toàn bộ sàn và mái nhà, trong đó có 8 cột chính và 2 đến 6 cột phụ nhà “chồ” nơi đặt cầu thang.

 mô hình nhà rông tây nguyên

 Ở giữa nhà rông có một hàng lan can là chỗ dựa của những ché rượu cần

 – Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Trên nền sàn, ở hai đầu của nhà Rông đặt hai bếp lửa vừa thuận tiện trong việc tổ chức lễ hội vừa sưởi ấm cho các chàng trai vào những đêm động giá rét.

 kết cấu nhà rông tây nguyên

 Ở 2 đầu của nhà sàn được đặt 2 bếp lửa để các trai làng sưởi ấm vào mùa đông

 – Trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên thì phên vách được đan bằng tre nứa, lồ ô tạo nên một dải hoa văn sinh động. Cửa chính được mở ở gian chính giữa của một vách chính, cửa phụ mở ở vách phụ của đầu hồi phía bên phải cửa chính. Trước cửa chính và cửa phụ buôn làng làm thêm hiên là nơi dừng chân nghỉ ngơi chờ đợi khi có nhiều người ra vào nhà hay lên xuống cầu thang.

 cách làm nhà rông

 Đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên với cầu thang gỗ đơn giản

 – Cầu thang lên nhà Rông các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau sẽ được tạo hình khác nhau: người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có nhà Rông trên nút đầu cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ…

 – Mái nhà Rông: Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên gồm 2 mái chính và 2 mái phụ hình tam giác cân và nhỏ. Khung mái nhà được kết cấu từ nhiều loại cây dài được dựng thẳng đứng gọi là rùi.

 ý nghĩa của nhà rông

 Kết cấu mái nhà Rông Tây Nguyên đầy ấn tượng

 Rường mái sử dụng những loại cây không mọt, nhẹ và có độ dẻo dai cao như bằng lăng, cây trứng gà, hoặc lồ ô già đanh. Đặc biệt mái nhà Rông thường được kết bằng cỏ tranh dày khoảng 3cm, dân làng chọn thời điểm lá vào thời kỳ bánh tẻ, khoảng tháng 9 -10 cắt về rồi phơi vàng óng, chẻ rồi đan thành tấm cất giữ cẩn thận cho đến khi lợp. Các tấm được cột vào những hàng cây mè trên khung mái. Gần đến đỉnh được đan nẹp có hoa văn chạy song song với đỉnh tạo sự bền chặt của mái.

 đặc điểm nhà rông tây nguyên

 Cách trang trí mái nhà Rông Tây Nguyên với những hoa văn ấn tượng

 Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng trong tỷ lệ kích thước cho phép này thì sức chống đỡ của những hàng cột sẽ đều nhau và cân bằng. Điều đặc sắc trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên là hai mái tạo thành một góc hẹp phía trên nhưng phía dưới sẽ tạo thành hai đường cong hình elip khuyết khoảng 1/8 cung. Điều này tạo nên một sự hợp lý là khi gió thổi vào mái sẽ tạo thành một đường tựa như thổi qua cái chai, làm giảm hẳn tiết diện của mái. Nhưng nếu chiều rộng của nhà Rông được nâng lên nữa thì góc khuyết hình elip giữa 2 mái sẽ nhỏ lại. Và điều đó có nghĩa là làm tăng tiết diện chịu gió của mái lên.

5. Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên – Trang trí nhà Rông

 trang trí nhà rông tây nguyên

 Cách trang trí hoa văn các vách và thanh xà trong nhà Rông Tây Nguyên

 Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Ngoài ra, bên trong nhà còn treo trống, cung tên và giáo mác, sừng trâu, xương hàm, xương sọ những thú rừng đã săn bắt được… Khi có lễ hội, ở giữa nhà còn dựng lên một cây cột cao (nơi cột rượu thiêng của lễ) được chạm khắc tinh vi hình mặt trời, sao tám cánh, hình thoi… nối liền là hàng cây cột vào các cột thấp hơn chạy theo chiều dài của nhà Rông.

 vật liệu làm nhà rông

  Bên trong mái nhà Rông được treo bộ phận của các loài dã thú đã săn bắt được

 kiến trúc nhà rông truyền thống

 Nhà Rông treo các dụng cụ săn bắt là niềm tự hào của cả buôn làng

 Nhà Rông trống được trang trí rất công phu, nhà Rông mái được gọi là Rông Ana nhỏ hơn có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.

 Trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên ở trên những vì kèo được chạm khắc, trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tín ngưỡng tôn giáo, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật cách điệu, những hoa văn thể hiện cảnh sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống buôn làng.

 Hoa văn trang tró trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Ba na thường sử dụng cặp sừng trâu cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi sao tám cánh hình thoi…

Thuyết minh về nhà rông tây nguyên

 Cho đến nay vẫn chưa thể xác định rõ nguồn gốc nhà rông có từ khi nào. Từ lâu nhà rông đã đi vào đời sống của người dân trong thơ ca, hội họa, gắn liền với các sử thi dân tộc được truyền từ dời này sang đời khác.

 Đối với các cụ già Bana thì trong những đêm kể trường ca hầu như bất tận ở nhà rông, các cụ có câu trả lời rất tin tưởng của họ, lịch sử nhà rông Tây Nguyên theo niềm tin của các cụ trùng khớp với tháp Babel và cả trận Đại Hồng Thủy của Kinh Thánh.

 Các cụ kể rằng, thuở ban đầu, tất cả mọi người đều là con cháu của Bok Xơ-gơr. Một hôm những người con của Bok Xơ-gơr, chắc là trong một lúc cao hứng, quyết định dựng một căn nhà thật lớn, thật cao, cao nhất trên thế gian này, mái lẫn tận vào trong đám mây, có nghĩa là theo cách hiều của họ ngôi nhà rông cao đến tận trời. Người con trai trưởng chỉ huy công trình và mọi người đều tham gia, công việc sẽ tiến triển rất nhanh. Sườn nhà được dựng lên và người con trưởng leo lên nóc, ra lệnh vang vang, giọng anh giống như tiếng gió bão. Nhưng khi anh cần và yêu cầu dây mây thì đám em út và con cháu ở bên dưới lại đưa lên cho anh một cây kèo nhỏ. Anh bực mình ném cây kèo xuống và lại đòi dây mây, nhưng mọi người lại đưa cho anh một sợi dây thừng. Cứ thế chẳng còn hiểu gì cả. Giận quá anh chửi mắng đám con cháu nhưng ai cũng phá lên cười, vì chẳng ai còn hiểu anh nói gì nữa, ngôn ngữ bỗng lộn tung lên hết cả. Tức điên người lên người con trai trưởng của Bok Xơ-gơr nhảy từ trên mái xuống, vớ lấy một cây gậy nện cho các em trai, em gái và các cháu một trận nên thân. Tránh đòn, mọi người chạy tứ tán ra khắp nơi. Một số nói tiếng Bana chạy tới xứ Bana, những người khác thì sinh ra người Xơ-đăng, người Rơ-ngao, người Gia-rai, người Ê-đê, người Ca-dong, người Mạ…Người con trưởng ở lại với bố mẹ, trở thành gốc của dân Việt.

 Ở vùng Gia-rai, câu chuyện này có khác đôi chút. Thời bấy giờ, tức là thuở khai thiên lập địa, Plây Kơteng, gần Plây Khuen (ở vùng Ayun Pa thuộc tỉnh Gia Lai ngày nay), là trung tâm của thế giới. Chính tại đây sau trận Đại Hồng Thủy, Bok Xơ-gơr còn sống và sinh con đẻ cháu, loài người càng đông lên, vả lại đã có kinh nghiệm của trận lụt lớn tai hại, họ bèn quyết định xây một cái tháp cao ngút trời. Tháp cao đến mức người ta phải giữ nóc bằng những sợi dây mây rất dài. Một vị thủ lĩnh trèo lên đấy để quan sát khắp vũ trụ. Phía mặt trời mọc, ông ta kêu to, ta nhìn thấy một đồng bằng đẹp đẽ, ở gần biển, ta lại thấy mộ đồng bằng khác ở hướng mặt trời lặn, cạnh một con sông lớn…Ông ta không nói thêm được gì nữa, vì đúng lúc đó, chiếc tháp đổ sụp và nhân vật xấu hổ rơi xuống chết. Người Việt và người Lào đã vội buông tất cả sợi dây mây và đến những vùng đất tốt lành nọ trước tiên. Người Bana và người Gia-rai vốn lờ vờ và thích vui chơi, còn mãi nhởn nhơ nhai mía và chẳng nghe thấy gì cả. Đến khi họ muốn nghe thì đã quá muộn: các ngôn ngữ bỗng nhiên lẫn lộn lung tung. Không biết đi về đâu nữa, họ đành phải ở lại tại chỗ. Những người ở lại tại chỗ chính là người Tây Nguyên bây giờ. Và nhà rông Tây Nguyên ngày nay là dấu vết của cây tháp nguyên thủy nọ.

 Vậy đó, nhà rông Tây Nguyên, cũng như chính Tây Nguyên, rất hiện thực mà cũng rất huyền ảo. Đã có thểhiểu được nhiều điều về vật thể văn hóa kỳ thú này của Tây Nguyên mà cũng còn bao điều chưa thể hiểu, cần hiểu thêm nữa, thậm chí có tể bất tận về nó

Cách làm mô hình nhà rông

 Dụng cụ: Tăm tre ( đường kính 2.5 mm); keo 502, dao nhỏ, mũi khoan kích cỡ nhỏ, sơn bóng, giấy bìa cứng.

 Cách làm:

Cách làm mô hình nhà rông từ tăm tre

 Cách làm mô hình nhà rông từ tăm tre

  • Bước 1: Đầu tiên hãy chuẩn bị cho mình một bản vẽ về nhà rông
  • Bước 2: các bạn cắt tấm bìa mô phỏng căn nhà với kích thước cụ thể theo mô hình.
  • Bước 3: tiếp theo các bạn dùng dao nhỏ cắt tăm tre theo kích thước mô phỏng ở bản vẽ mô hình, sau đó áp que tre lên, dùng keo liên kết thành từng mảng tường và cửa sổ, các bạn nên gắn tăm khít với nhau để tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.
  • Bước 4: sau khi hoàn thành các mảng tường, chi tiết cửa sổ theo mô hình, các bạn hãy gắn chúng lên mặt bằng đã chuẩn bị ở bước 2.
  • Bước 5: sau khi hoàn thành các chi tiết phần thân chúng ta bắt đầu tiếp tục thực hiện phần mái nhà theo đúng tỉ lệ và kích thước như bản mô phỏng và dùng keo gắn kết chúng với phần thân đã có sẵn. Ở phần này các bạn cũng không cần quá cầu kỳ trong việc tạo hoa văn cho mái.
Mô hình nhà rông làm từ tăm tre

 Mô hình nhà rông làm từ tăm tre

  • Bước 6: cũng thực hiện cắt và gắn thành mảng theo mô hình đối với phần cửa ra vào và các khung xung quanh.
  • Bước 7: cầu thang lên xuống nhà rông cũng cần được thực hiện và gắn với căn nhà theo bản vẽ và cuối cùng là trụ để nâng toàn bộ căn nhà, để tạo độ chắc chắn bạn nên sử dụng máy khoan gắn trực tiếp với nhau trước khi sử dụng keo.
  • Bước 8: bạn đã hoàn thành xong mô hình nhà rông, bây giờ bạn hãy dùng sơn bóng xịt đều tay để chúng trở nên sáng bóng hơn và dùng quên bỏ một chiếc đèn điện tử nhỏ vào trong để giúp căn nhà rực rỡ hơn.

  

  

  

  

  

  

 Tag: klor vector tả ê đê bến xơ “nhà rông”