Những câu chuyện ở nhà tù côn đảo

Thời gian bác tôn bị thực dân pháp giam giữ ở nhà tù côn đảo?

 Tháng Tám năm 1945, có một người thủy thủ cầm lái chiếc canô mang tên Giải Phóng chỉ huy cả đoàn tàu đưa tù chính trị từ Côn Đảo về đất liền. Người thủy thủ đó sau này là Chủ tịch Tôn Đức Thắng. 15 năm bị địch tù đày nơi Côn Đảo, với bản lĩnh và ý chí của người cộng sản, Bác Tôn luôn là trụ cột lãnh đạo, trung tâm đoàn kết và là linh hồn của các hoạt động và đấu tranh của tù nhân Côn Đảo.

 Đêm 3-7-1930 trên con tàu Hardmand Rousseaus, Bác Tôn bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo mang án 20 năm khổ sai, bị giam ở Banh I – nơi giam giữ tù cộng sản bị kết án khổ sai cùng một số tù thường phạm. Năm 1930 cũng là năm Nhà tù Côn Đảo đã vùi xác 311 người tù, số người chết cao nhất trong các nhà tù ở Đông Dương. Trước tình hình tù nhân bị bệnh tật đau yếu rất nhiều, Bác Tôn đã cùng với các đồng chí xúc tiến thành lập các tổ chức tương tế nhằm đoàn kết giúp đỡ tù nhân. Tổ chức cứu tế Banh I lần đầu tổ chức được khoảng 100 người tù, mỗi người góp quỹ một xu để mua thuốc bệnh, dầu cù là, đường, sữa, đậu xanh… dùng vào việc cứu tế. Từ khi có tổ chức cứu tế, lần đầu tiên trên hòn đảo tù, những tù nhân ốm đau được săn sóc. Từng viên thuốc bệnh, từng giọt dầu xoa và bàn tay chăm sóc ân cần của những người cộng sản đều có sức cảm hóa sâu sắc đối với những người tù đau ốm.

 Từ kinh nghiệm lãnh đạo Công hội đỏ ở Sài Gòn trước đây, Bác Tôn đã đề xuất xây dựng một mô hình đoàn kết, tập hợp lực lượng tù nhân. Trên cơ sở tổ chức cứu tế tù nhân, cuối năm 1930, Bác Tôn đã cùng với những người cộng sản trung kiên sáng lập ra “Hội những Người tù đỏ” làm hạt nhân lãnh đạo khối tù, Bác Tôn được mọi người bầu làm Hội trưởng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của “Hội những Người tù đỏ” là giáo dục, giác ngộ tù thường phạm, tổ chức và lãnh đạo họ đấu tranh. Bằng phẩm chất, tư cách của mình, những người cộng sản đã từng bước cảm hóa tù thường phạm. Bác Tôn là một mẫu mực cảm hóa tù thường phạm về nhân cách.

 Cuối năm 1932, do bị gác ngục phát hiện trong một ca liên lạc giữa Banh I và Banh II, Bác Tôn bị phạt giam ở Hầm xay lúa. Hầm xay lúa vừa là một hình thức khổ sai để tận dụng lao động của tù nhân. Từ 5 giờ sáng tới 17 giờ chiều, tù nhân phải lao động khổ sai trong một căn hầm chật chội, ầm ĩ, bụi bặm, oi bức và ngột ngạt. Hơn 100 tù nhân, 200 bao thóc, 5 cối xay và 2 quạt gió đồ sộ chen chúc nhau trong một căn hầm rộng chừng 150 m2. Cứ sáu người tù xay một cối bằng sức cánh tay vốn đã teo tóp bằng đòn roi và những bữa ăn bằng gạo mục cá thối. Họ phải xay lúa cho tù nhân trên đảo đủ dùng, khoảng 30 bao mỗi ngày. Tù nhân bị đưa vào đây đôi ba tháng là kiệt sức, toét mắt và lao phổi.

 Bác Tôn vào Hầm xay lúa đúng vào lúc bọn lưu manh đang thanh toán lẫn nhau. Giám thị trưởng Ferandini chỉ định ngay Bác Tôn làm cặp – rằng (cai tù), đẩy bác vào chỗ chết. Trong tình thế khốn cùng, Bác Tôn sau khi thống nhất với những người tù chính trị, đã tổ chức lại toàn bộ công việc trong hầm xay từ khâu khuân vác, xay, xát, quạt, sàng đến đóng bao và xếp gạo vào kho. Trong điều hành, Bác lấy sự công bằng và hợp lý đặt lên hàng đầu. Cặp – rằng mới cũng nhận phần việc như những người khác. Đó là một điều chưa từng thấy ở hầm xay này. Với cung cách làm ăn mới mẻ đó nên anh Hai Thắng được những người tù trong hầm xay kể cả những tù anh chị đồng tình ủng hộ.

 Lần đầu tiên những công việc ở Hầm xay lúa được tổ chức lại. Tất cả mọi người đều làm việc. “Cặprằng” Tôn Đức Thắng và những “phụ tá” là tù chính trị cộng sản cùng làm việc như mọi người, không còn cảnh tù nhân áp bức nhau, không còn cảnh những người tù khốn cùng phải nai lưng ra lao động khổ sai thay cả phần cặprằng và một lũ tay chân ăn theo. Nhóm tù chính trị cộng sản trở thành hạt nhân đoàn kết toàn thể tù nhân, không phân biệt tù chính trị hay thường phạm, tích cực giáo dục, cảm hóa tù thường. Hội cứu tế tù nhân được tổ chức trong Hầm xay lúa. Những người ốm đau được chăm sóc chu đáo, tổ chức xúc gạo nấu cơm ăn thêm để bảo đảm sức khỏe; tổ chức học văn hóa, nói chuyện truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho tù thường. Công việc xay lúa không còn là nỗi kinh hoàng của người tù; Hầm Xay lúa không còn là nơi để thực dân Pháp thực hiện chính sách “dùng tù trị tù” như trước. Nhiều người tù thường phạm xuất thân lưu manh nhờ cảm phục những người cộng sản mà bớt hung hãn hơn. Có người giác ngộ, sau về tham gia kháng chiến.

 Giữa năm 1934, hàng loạt các cuộc đấu tranh đòi giảm nhẹ khổ sai liên tiếp nổ ra bọn gác ngục đánh tù như điên như dại. Nhiều người phải nằm nhà thương, nhiều người bị phạt xà lim nhưng không ai bỏ cuộc. Thời gian 1940-1941 tình hình sức khoẻ của tù nhân suy sụp rất nhanh và tù chết rất nhiều. Hội tù nhân tổ chức anh em được làm khổ sai ở bên ngoài trại tìm kiếm và chế biến thuốc nam chữa bệnh cho tù nhân, tổ chức làm kinh tế để đóng góp vào quỹ cứu tế. Những đồng chí có tay nghề được phân công làm các loại kim khâu, kim máy may, tiện các hộp thuốc lá bằng gỗ găng, làm tẩu thuốc lá bằng cây dương nước, làm cúc áo, vòng, lược, bằng đồi mồi… để bán cho gácdang, ma tà và thủy thủ. Bác Tôn là một người thợ giỏi thường làm những hộp thuốc lá bằng gỗ găng, tẩu thuốc lá làm bằng cây dương nước, được thủy thủ rất ưa chuộng, mua với giá cao, góp được những khoản tiền đáng kể vào quỹ cứu tế. Khi được bố trí trở lại Sở Lưới lái canô, mỗi lần đi đánh cá, Bác Tôn đều lượm những con cá nhỏ giắt vào kẽ áo tơi, về ngang qua Bản Chế gỡ ra để anh em kho nấu và chuyển vào cho khám tù cấm cố.

 Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm, Bác Tôn cùng với những chiến sĩ cộng sản kiên cường đã kết nối sợi dây đoàn kết giữa các tầng lớp tù với nhau nâng lên thành tình thương yêu những người đồng đội, tạo thành một sức mạnh bền vững để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Những câu chuyện ở nhà tù côn đảo

Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo / Nguyễn Ánh Tuyết biên tập. – TP. Hồ Chí Minh : Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh , 2015. -. – 307 tr ; 20 cm.
Cách Vũng Tàu 97 hải lý, Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ nằm ở vùng biển Đông Nam của Tổ quốc là nơi nổi tiếng về thảm cỏ biển và hệ sinh thái rạn san hô đa dạng vào loại nhất, nhì của Việt Nam, Côn Đảo được xem là một trong những vùng sinh thái tự nhiên lớn của Việt Nam và của cả khu vực, cùng tiềm năng thiên nhiên phong phú đa dạng về rừng và sinh vật biển.
Nhưng với toàn thế giới, Côn Đảo từng nổi tiếng là “địa ngục trần gian”, với hệ thống nhà tù khét tiếng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng với các loại nhục hình tra tấn, đày đọa dã man, vô nhân tính của chế độ thực dân, đế quốc lúc bấy giờ. Tại đây nhiều thế hệ những chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước, trong lao tù vẫn kiên cường, bất khuất đấu tranh với địch, sáng tạo ra nhiều phương pháp để cùng mở mang kiến thức, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng một cách sâu sắc, đưa Côn Đảo – từ một nhà tù biệt lập giữa biển khơi – trở thành trường học cách mạng mà mỗi học viên là một chiến sĩ cộng sản trung kiên, sẵn sàng đối mặt với mọi thủ đoạn tra tấn tàn bạo của địch, thà hy sinh chứ nhất định không khuất phục, không chịu đầu hàng.
Trải qua 113 năm (1862 – 1975) dưới hai chế độ cai trị tàn bạo, thâm độc của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã có hàng vạn tù nhân bị giam giữ tại Côn Đảo. Côn Đảo đã chứng kiến, lưu giữ thể xác và anh linh của biết bao chiến sĩ cách mạng. Trong số những tù chính trị bị giam cầm tại Côn Đảo, có những tên tuổi mãi gắn với lịch sử của cách mạng Việt Nam như: Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Võ Thị Sáu… Cùng biết bao chiến sĩ cách mạng khác, họ đã góp sức gửi vào đất liền bản anh hùng ca không dứt về tinh thần chiến đấu bất khuất và niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
Cuốn sách “Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo” dày 307 trang do nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ ấn hành năm 2015, giới thiệu những tư liệu quý về nhà tù Côn Đảo. Tập sách gồm 4 phần:
Phần 1: Côn Đảo – Bảo tàng Cách mạng giữa biển khơi.
Phần 2: Côn Lôn – Hòn đảo địa ngục qua lời kể của Nguyễn Văn Nguyễn.
Phần 3: Côn Đảo trong suốt hai thời kỳ kháng chiến.
Phần 4: Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo.
“Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo” mãi mãi là bản anh hùng ca cách mạng đặc sắc của nhân dân ta và nước ta trong sự nghiệp kháng chiến giành lấy độc lập, tự do cho Tổ Quốc. Để hiểu rõ hơn lịch sử nhà tù Côn Đảo trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc giúp chúng ta có được những bài học về lòng yêu nước, về tinh thần hy sinh bản thân cho sự nghiệp độc lập tự do của Tổ quốc hãy tìm đọc cuốn sách “Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo” các bạn nhé!

 Hồng Thương 

 Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: nghĩ tri kỷ tội ác ớt phi yến homestay tôi trọ phim thăm nghỉ bí mật xuân