So sánh luật ngân sách nhà nước 2002 và 2015

 Luật Ngân sách nhà nước 2015 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, thay thế Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.

 Luật Ngân sách nhà nước 2015 tiếp tục kế thừa các quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 hiện hành bảo đảm tính thống nhất của NSNN và là hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tài chính công theo hướng hiện đại. Luật Ngân sách nhà nước 2015 có một số nội dung thay đổi như sau:

 Về mối quan hệ giữa các cấp ngân sách:

 Luật Ngân sách nhà nước 2015 tiếp tục quy định không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác; đồng thời, bổ sung quy định cụ thể trong Luật các trường hợp đặc biệt được dùng ngân sách cấp mình chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác và dùng ngân sách của địa phương mình để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác như sau:

 + Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế – xã hội, an ninh và trật tự an toàn xã hội của địa phương;

 + Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;

 + Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ nghiêm trọng.

 Về phân cấp nguồn thu giữa Ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP):

 + Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đơn vị hạch toán toàn ngành là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP;

 + Quy định toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác phải nộp vào NSNN và phân cấp rõ do cơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hưởng (Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 chưa quy định rõ, dẫn đến có khoản xử phạt vi phạm hành chính nộp toàn bộ vào NSNN, có khoản để lại một phần cho đơn vị thực hiện xử phạt vi phạm hành chính để trang trải chi phí, phần còn lại nộp ngân sách);

 + Phân định cụ thể và rõ ràng đối với các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu.

 Cụ thể: NSTW hưởng các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; NSĐP hưởng các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu.

 + Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là nguồn thu NSĐP được hưởng 100%; đồng thời, Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định nguồn thu XSKT không sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP hoặc xác định số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP, để cân đối tương ứng trở lại cho địa phương đầu tư các công trình phúc lợi xã hội.

 Về phân cấp nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP:

 + Chỉ phân cấp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh, còn các cấp huyện, xã không có nhiệm vụ chi cho nghiên cứu khoa học.

 + Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.

 Về bội chi NSĐP, Ngân sách cấp tỉnh được bội chi và bội chi của ngân sách cấp tỉnh được tổng hợp vào bội chi NSNN, do Quốc hội quyết định (Trước cho phép ngân sách cấp tỉnh được phép huy động bản chất là vay nhưng không quy định là bội chi).

 Để bảo đảm quản lý chặt chẽ việc vay nợ của ngân sách cấp tỉnh, phù hợp khả năng trả nợ, đảm bảo quản lý chặt chẽ ở từng địa phương, góp phần bảo đảm an toàn nợ công và phù hợp với thông lệ quốc tế và để khuyến khích các địa phương tăng thu, Luật Ngân sách nhà nước 2015 đã quy định khống chế mức giới hạn vay của NSĐP tính trên số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, thay vì khống chế mức huy động trên chi đầu tư xây dựng cơ bản như Luật Ngân sách nhà nước năm 2002

 Về số bổ sung cân đối trong thời kỳ ổn định ngân sách, Luật Ngân sách nhà nước 2015 đã bổ sung nguyên tắc căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định (Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP được ổn định bằng số tuyệt đối trong suốt thời kỳ ổn định ngân sách, dẫn đến các địa phương có nguồn thu thấp sẽ rất khó khăn).

 Về số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách câp trên cho ngân sách cấp dưới, để khắc phục tồn tại và đảm bảo tính chủ động của NSĐP, Luật Ngân sách nhà nước 2015 bổ sung quy định cụ thể 04 nhóm nhiệm vụ được ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu:

 + Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách;

 + Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện;

 + Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới;

 + Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư XDCB của NSTW.

 Về dự phòng ngân sách, Luật NSNN mới đã không quy định về dự phòng ngân sách tại một số bộ, ngành trung ương, vì cho rằng nếu quy định thì sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc giao, phân bổ ngân sách phải bảo đảm đủ, đúng cho các cơ quan sử dụng NSNN theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Dự phòng NSNN là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp. Dự phòng NSNN sử dụng để: Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác….

 Luật cũng quy định: Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

 Về thẩm quyền quyết định ngân sách địa phương, Luật Ngân sách nhà nước 2015 bổ sung một số nội dung sau:

 Để tăng cường quyền hạn cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với thực tế của địa phương, ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ thuế nhà đất, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất để bảo đảm chủ động thực hiện các nhiệm vụ chi của xã. Việc quyết định tỷ lệ phần trăm (%) cho ngân sách xã hưởng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế tại địa phương.

 Bổ sung các nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương và xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp để làm căn cứ cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương và xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp.

 Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/qh13 : https://nhagothanhdat.com/luat-83-2015-qh13/

  

  

  

  

 Tag: so sánh luật ngân sách nhà nước 2002 và 2015 nước\ luaật thuvienphapluat sach việt nam pdf văn 83/2015 2010 01/2002/qh11 16 tháng 12 đề cương ôn tập 2012 16/12/2002 download 2003