Tác giả hoàng phủ ngọc tường

Tác giả hoàng phủ ngọc tường – Tiểu sử nhà văn hoàng phủ ngọc tường

 Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tuổi nhỏ ông sống ở Huế và học hết bậc trung học tại đây. Năm 1960 ông tốt nghiệp khoá I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn, năm 1964 nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy học tại trường Quốc Học Huế.

 – Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:

 + Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.

 + Năm 1964: nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.

 + Năm 1960 – 1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.

 + Năm 1966 – 1975: thoát ly gia đình để lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.

 + Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

 – Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

Thơ hoàng phủ ngọc tường

  1. Biệt Tiền Giang
  2. Bói hoa
  3. Bồng bềnh cho tới mai sau
  4. Chiều xuân
  5. Cỏ, chim sẻ và châu chấu 
  6. Dạ khúc
  7. Dù năm dù tháng
  8. Địa chỉ buồn
  9. Đường phố ấy
  10. Gửi cho người
  11. Hoa cúc xanh
  12. Hoa hồng ở làng Cáclôpherơ
  13. Hoa ngô đồng 
  14. Hoa thuỷ tiên
  15. Không đề
  16. Kinh cầu trong mưa
  17. Kỷ niệm dành cho hoa Violet
  18. Lời ngu ngơ của một gã mù chữ
  19. Một chút sương mù trên bàn tay
  20. Một ngày bỗng nhớ một ngày
  21. Nhớ lá
  22. Nhớ một người
  23. Nói với bóng mình in trên vách
  24. Sinh nhật
  25. Ta lại hát như thời trai trẻ
  26. Thiền định
  27. Tôi biết nơi kia có một chỗ ngồi
  28. Tôi đi trên những con đường rừng cũ
  29. Tôi sẽ là mùa thu
  30. Trái tim hồng
  31. Trên dấu rêu mờ
  32. Trở lại đất Hùng
  33. Vẽ tôi
  34. Về chơi với cỏ
  35. Về nụ hồng em đã cho anh

Sông hương hoàng phủ ngọc tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường

 Tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ đem lại cho người đọc những hiểu biết về sông Hương trên phương diện địa lí, mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử gắn với một dòng sông, với một thành phố; nhận ra vẻ giản dị của con sông trong cuộc sống đời thường; thấy được sức sống của nó trong cảm hứng thi ca.

 Sông Hương  và thành phố Huế từng có một bề dày lịch sử hết sức oai hùng. Thuở còn là dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng,  sông Hương đã sống những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó. Qua những thế kỉ trung đại, dòng sông viễn châu mang tên Linh Giang đã chiến đấu oanh liệt  bảo vệ biên giới phía nam Tổ quốc Đại Việt.

 Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ. Ở thế kỉ mười chín, sông Hương sống hết lịch sử bi tráng với máu của những cuộc khởi nghĩa. Từ đấy, sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Và cùng với sự cổ vũ nồng nhiệt giành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới  về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản văn hóa của nó.

 Trong lịch sử, sông Hương thật hùng tráng, nhưng trong đời thường dòng sông ấy lại mang một vẻ đẹp thật giản dị. Khi nghe lời kêu gọi của Tổ quốc, sông Hương biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, nhưng khi cuộc sống đời thường, nó lại làm một người con gái dịu dáng của đất nước. Con sông ấy mang cái dáng dấp, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua – Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa (Nguyễn Đình Thi).

 Với tất cả vẻ đẹp độc đáo và đa dạng của một con sông không bao giờ tự lặp lại mình nên sông Hương có khả năng khơi nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhà thơ. Bởi vậy, đã có một dòng thi ca về sông Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã phát hiện ra, mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về dòng sông ấy: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột ngột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu…

 Ai đã đặt tên cho dòng sông? có thể xem là thành quả kết tinh và tổng hòa đẹp đẽ của một tình yêu say đắm đối với dòng sông, với quê hương xứ sở và tài năng của một cây bút giàu trí tuệ, am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo của một nhà văn chuyên về bút kí – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dưới con mắt khám phá của nhà văn xứ Huế này, những góc nhìn đa sắc về sông Hương đã dẫn người đọc vào hành trình khám phá với nhiều bất ngờ, thú vị. Mỗi trang văn đều được dệt nên bởi một kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và rất giàu hình ảnh.

 Giọng văn đầy biến hóa, khi tha thiết, ngân vang, khi bâng khuâng, xao xuyến, khi dịu dàng, đằm thắm. Đó thực sự là dòng cảm xúc tuôn chảy đầu ngọn bút trước vẻ đẹp của quê hương đất nước. Tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở chỗ, nhà văn đã truyền được cảm xúc của mình vào trong  từng từ ngữ, từng hình ảnh, từng câu văn, để từ đó nối kết, lan tỏa cảm xúc tới người đọc. Sức sống của một tác phẩm văn học, thực sự phải bắt nguồn từ xúc cảm và thăng hoa cùng tài năng nghệ thuật.

 Trần Thị Thanh Nga

 Báo Giáo dục & Thời đại

  

  

  

  

  

  

 Tag: ngoc hoang (hoàng tường) thiệu tiểu