Tản mạn về các nhà tâm lý học và cách họ nhìn nhận cuộc sống

 Tâm lý luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chất lượng cuộc sống của mỗi người, chỉ cần bạn căng thẳng, vướng mắc một vấn đề nào đó mà không thể giải bày thì nguy cơ gặp phải tình trạng trầm cảm hay rối loạn tâm lý là rất cao. Tuy nhiên để tìm được cho mình một bác sĩ chuyên khoa thật sự giỏi, để giúp bạn vượt qua là điều không dễ dàng.

Các nhà tâm lý học nổi tiếng việt nam

 1. PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

 

 Trên 20 năm giảng dạy tại trường Đại học và hơn 15 năm bén duyên với vai trò diễn giả… PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn được đông đảo khán giả ở mọi lứa tuổi yêu mến. TS. Huỳnh Văn Sơn còn được biết đến không chỉ là một Giảng viên Xuất sắc của Khoa Tâm lý học tại các trường Đại học, Cao đẳng mà còn được biết đến với một thương hiệu là một Diễn giả chuyên nghiệp, một Chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực Đào tạo và phát triển kỹ năng con người…

 Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn được xem là một trong 5 Bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM, ông là Chuyên viên Tư vấn trong các Chuyên mục Tư vấn Tâm lý của Tạp chí Mẹ yêu Bé, Báo Phụ Nữ Tp.HCM, báo Tuổi Trẻ, báo Mỹ Thuật… Tư vấn trên Tuổi Trẻ online, trang web Girlspace… Chuyên gia Hướng dẫn các Thí sinh các Cuộc thi Người Đẹp và Hoa hậu Việt Nam phần giao tiếp ứng xử, biểu diễn…

 Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc Tinh thần Ý Tưởng Việt, 225/11 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3, TP.HCM

 2. Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

 

 Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường ĐHSP TPHCM. Giảng dạy bậc đại học về các chuyên ngành Tâm lý học Lứa tuổi, Tâm lý học Sư phạm, Tâm lý học Xã hội, Tâm lý học Giao tiếp…

 Tổ chức huấn luyện hoặc trực tiếp huấn luyện kỹ năng làm việc cho hơn 20 tổ chức – doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh (Vietnam Airlines, Tập đoàn Tân Thành, HD Bank, Tổng Công Ty Công Nghiệp Sài Gòn, Ủy ban Nhân dân Tp. Đà Lạt, Cty CP Vinaland, Sở khoa học công nghệ Cần Thơ, Tập đoàn Baosteel, Tập đoàn Midea…)

 Tư vấn các mục tâm lý của báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên, tạp chí VTM, Mực Tím, Áo Trắng, tạp chí Thế Giới Gia Đình, tạp chí Mẹ Yêu Bé, báo Phụ Nữ Tp.HCM, báo Tiếp Thị Gia đình, báo Thế giới Văn hóa… Tư vấn trên các trang báo dành cho teen và bạn trẻ. Tư vấn trên các chuyên mục tâm lý của Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài truyền hình Tp.HCM HTV, Đài truyền hình Bình Dương, Vĩnh Long, Antv, VTC, BTV, …

 Cố vấn Trung tâm Đào tạo Bản lĩnh sống Sư Tử Trẻ, tại Tầng 5, tòa nhà Hà Đô, 20, Phan Văn Trị, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM

 3. ThS tâm lý Tô Nhi A, một trong 5 Bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM

 

 ThS tâm lý Tô Nhi A là một trong 5 bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM, đồng thời bà cũng là Giảng viên môn các môn Giáo dục học đại cương, Lý luận Giáo dục, Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp (Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương TP.HCM) ; Giảng viên môn Kỹ năng mềm (ĐH KT Công Nghệ TP.HCM  – Hutech, Nhà văn hóa Sinh Viên, Nhà văn hóa Phụ Nữ); Giảng viên môn Kỹ năng giao tiếp truyền thông (Hutech); Giảng viên môn Tâm Lý Học Đại Cương (ĐH Sư Phạm TP.HCM – Trường Cao Đẳng Bách Việt); Tâm Lý du khách và kỹ năng giao tiếp (Cao Đẳng Văn Hóa – Nghệ Thuật – Du Lịch Sài Gòn)…

 Hiện nay, ThS tâm lý Tô Nhi A đang công tác Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là UV Ban chấp hành TW Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam và Cố vấn Trung tâm Đào tạo Bản lĩnh sống Sư Tử Trẻ.

 4. Chuyên gia tâm lý Lê Khanh

 

 Chuyên gia tâm lý Lê Khanh đã từng Tu nghiệp về Tâm lý lâm sàng trẻ em tại Cộng hòa Pháp được đào tạo về Trị liệu Hệ thống gia đình do Đại học Catholique Louvain APSY – Bỉ. Ông đã làm việc và cộng tác tại Trung tâm Sức Khoẻ Tâm Thần TP.HCM; Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em NT; Trung tâm Nghiên cứu công tác xã hội & phát triển cộng đồng TP.HCM; Hội Tâm lý – Giáo dục TP.HCM ; Hội Bảo Trợ Trẻ em TP.HCM ( Dự án Tương Lai – tổ chức Education for Development); Mái ấm Ánh Sáng Q.10 ( Tổ chức Christina Noble ); Trung tâm Y Tế Quận 7 ( Tổ chức World Vission); Phòng Khám Đa Khoa Tân Định; Trường Quản trị Cuộc đời LIMA ( tổ chức giáo dục Pace).

 Chuyên gia tâm lý Lê Khanh hỗ trợ các dịch vụ Chẩn đoán – Tư vấn và Can thiệp – trị liệu các rối nhiễu tâm lý trẻ em & thanh thiếu niên như: Hội chứng Tự Kỷ – Hội chứng Hiếu động kém chú ý ( ADHD); Tình trạng chậm nói – Chậm khôn – Rối loạn nhận thức, hành vi; Không nhớ mặt chữ/số – không tập trung – lo âu – hung hăng…; Các khó khăn trong quan hệ giao tiếp… Hiện nay ông đang làm việc tại Phòng khám Tâm lý trẻ em & Gia đình – 174 Lê Quang Định P.14 Q. Bình Thạnh.

 5. ThS Tâm lý Phan Thị Mai Quyên

 Một trong 5 bác sĩ uy tín khám tâm lý tại TPHCM, trong đó phải kể đến Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học. Bà là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị tâm lý, là Chuyên viên tâm lý trị liệu dành cho trẻ tự kỷ, trường chuyên biệt Ước Mơ, Quận 10; Chuyên viên tư vấn tâm lý Trung tâm tư vấn tâm lý – giáo dục – thể chất (Tổng đài 08.1080); Chuyên viên tâm lý trị liệu, tham vấn tâm lý tại Bệnh viện Nhân dân 115. Hỗ trợ tâm lý cho trẻ tự kỷ, tham vấn cho tổng đài 08.1088, làm việc tại Công ty Uniclever, đặc biệt là hỗ trợ về tâm lý thanh niên công nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

 Hiện nay, Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên đang công tác tại Phòng Tâm lý trị liệu của Bệnh viện Nhân Dân 115 – Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM.

 Lê Khanh

 Chuyên gia tâm lý

 Nguồn: https://tamlytreem.com/1707-2/

Các nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới nhìn nhận về cuộc đời ntn

 I. Sigmund Freud

 1. Không có cái gọi là đùa cợt, tất cả mọi sự đùa cợt đều có một phần nghiêm túc trong đó.

 2. Người tinh thần khỏe mạnh luôn nỗ lực làm việc và yêu thương người khác. Chỉ cần làm được hai điều này, những việc khác sẽ chẳng còn có gì là khó khăn.

 3. Không có cái gọi là lỡ mồm, mọi sự lỡ mồm đều bộc lộ sự chân thực của tiềm thức.

Các nhà tâm lý học giỏi nhất thế giới nhìn nhận: Đời người có hai bi kịch, một là không có được thứ mà bạn muốn, hai là có được thứ mà bạn muốn - Ảnh 1.

 Sigmund Freud

 4. Đời người có hai bi kịch: một là không có được thứ mà bạn muốn, hai là có được thứ mà bạn muốn.

 Đời người có hai niềm vui lớn: Một là không có được thứ bạn muốn, vì vậy bạn có thể đi theo đuổi và sáng tạo; hai là có được thứ bạn muốn, như vậy bạn có thể thưởng thức và trải nghiệm.

 5. Không có một người không có lý trí nào có thể tiếp nhận được sự lý trí.

 II. Alfred Adler

 Một nhà tâm thần học người Áo. Ông là người sáng lập nên tâm lý học cá thể, người tiên phong của tâm lý học nhân bản chủ nghĩa, cha đẻ của tâm lý học bản ngã. Ông từng đi theo Sigmund Freud để nghiên cứu thảo luận về các chứng bệnh thần kinh, nhưng đồng thời cũng là người đầu tiên trong trường phái phân tích tâm thần phản đối lại Freud.

 1. Một người không hứng thú hay quan tâm tới người khác là người gặp nhiều khó khăn nhất, đồng thời cũng là người khiến người khác tổn thương nhiều nhất. Mọi sự thất bại của loài người đều xuất phát từ loại người này.

Các nhà tâm lý học giỏi nhất thế giới nhìn nhận: Đời người có hai bi kịch, một là không có được thứ mà bạn muốn, hai là có được thứ mà bạn muốn - Ảnh 2.

 Alfred Adler

 2. Dũng khí đối mặt với mọi loại vấn đề trong cuộc sống có thể cho thấy cách một người định nghĩa về ý nghĩa cuộc sống. Mỗi người chúng ta đều có một mức độ tự ti khác nhau, bởi chúng ta ai cũng muốn mình trở nên ưu tú hơn, sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

 3. Một người khi gặp được vấn đề vốn dĩ không thể giải quyết nhưng lại luôn tin rằng mình có thể giải quyết được, đó không phải là khôn ngoan, mà chính là một biểu hiện của sự tự ti. Người khôn ngoan là người biết lượng sức mình, biết nên dừng lại ở đâu và lúc nào.

 4. Thế giới rất đơn giản, đời người cũng vậy. Không phải thế giới phức tạp, chỉ là tự bạn khiến nó trở nên phức tạp hơn mà thôi.

 5. Chẳng có ai là sống trong một thế giới khách quan cả, chúng ta ai cũng đều sống trong một thế giới chủ quan của riêng mình.

 III. Carl Gustav Jung

 Nhà tâm lý học người Thụy sĩ. Năm 1907, ông bắt đầu làm việc với Sigmund Freud để phát triển và phổ biến lý thuyết phân tâm học trong 6 năm, và sau đó vì nảy sinh bất đồng với quan điểm của Freud nên ông đã tách ra, sáng lập ra “lý thuyết tâm lý phân tích tính cách của Jung”. Lý thuyết và tư tưởng của ông vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc trong nghiên cứu tâm lý hiện đại.

 1. Nỗ lực suốt đời của một người cho thấy tính cách mà họ đã hình thành suốt từ thời thơ ấu.

 2. Cô đơn không phải là bên cạnh không có ai, nguyên nhân thực sự khiến một người cảm thấy cô đơn đó là họ không thể giãi bày cảm xúc và suy nghĩ thực sự của mình với ai.

Các nhà tâm lý học giỏi nhất thế giới nhìn nhận: Đời người có hai bi kịch, một là không có được thứ mà bạn muốn, hai là có được thứ mà bạn muốn - Ảnh 3.

 Carl Gustav Jung

 3. Hãy luôn kiên nhẫn với thế giới tàn khốc này, cũng đừng đánh giá quá cao sự hoàn mỹ của bản thân.

 4. Mỗi một điều khiến chúng ta chú ý tới người khác đều có thể khiến ta hiểu rõ bản thân mình hơn.

 6. Số lượng đêm và ngày trong một năm là như nhau, thời gian diễn ra cũng là như nhau. Ngay cả một cuộc sống vui vẻ cũng sẽ có những mặt tối tăm của nó, không có sự cân bằng tới từ “bi thương”, vậy thì “vui vẻ” còn có ý nghĩa gì! Kiên nhẫn và bình tĩnh tiếp nhận mọi sự thay đổi của xã hội và thế giới này là phương pháp xử thế tốt nhất.

 7. Đối với bất cứ chuyện gì, nếu muốn thay đổi, trước tiên hãy học cách chấp nhận nó. Trốn tránh không phải là sự giải phóng mà chỉ càng dồn nén thêm áp lực hơn mà thôi.

 8. Cách chúng ta nhìn nhận mọi việc, khi bản thân sự việc không phải là như vậy, sẽ quyết định tất cả.

 IV. Erich Fromm

 Người Do Thái Đức-Mỹ. Ông là nhà triết học nhân bản chủ nghĩa và là nhà phân tâm học. Ông dành cả đời nỗ lực tận tâm thay đổi lý thuyết phân tâm học của Freud cho phù hợp với hiện trạng tinh thần của người phương Tây sau khi hai cuộc chiến tranh thế giới. Lý thuyết của ông về phân tâm học có những tác động nhất định đến thế giới.

 1.Mỗi ngày ngồi tĩnh tâm trong vòng 15 phút, lắng nghe nhịp thở của bản thân, cảm nhận nó, cảm nhận chính mình, đồng thời thử không nghĩ đến bất cứ điều gì hết.

 2. Nếu không có năng lực đi yêu một ai đó, nếu không thể thực sự ngưỡng mộ, dũng cảm, chân thành và kỷ luật khi yêu một ai đó, vậy thì bạn sẽ không bao giờ có được cảm giác thỏa mãn và hài lòng khi yêu.

Các nhà tâm lý học giỏi nhất thế giới nhìn nhận: Đời người có hai bi kịch, một là không có được thứ mà bạn muốn, hai là có được thứ mà bạn muốn - Ảnh 4.

 Erich Fromm

 3. Nếu thực sự yêu một người, nên cảm thấy hòa vào làm một với họ, đồng thời chấp nhận hết những gì vốn là của họ, chứ không phải yêu cầu họ trở thành người mà bạn mong muốn, biến họ thành “đối tượng để sử dụng”.

 4. Điều quan trọng nhất đó là học cách ở một mình, không đọc sách, không nghe nhạc, không hút thuốc, không uống rượu. Có hay không có sự tập trung nằm ở việc có năng lực ở “một mình” đúng nghĩa hay không. Đây cũng là một điều kiện khi học cách yêu.

 Vì không thể tự lực cánh sinh, vì vậy chỉ có thể “buộc” mình vào với một người khác, người đó có thể là vị cứu tinh cho cuộc sống của chúng ta, nhưng kiểu quan hệ này chưa chắc đã là yêu.

 5. Nếu một người chỉ yêu một người mà không quan tâm tới những người khác, vậy thì đó không phải là yêu, nó chỉ đơn giản là một hình thức phụ thuộc hay là một kiểu chủ nghĩa khuyếch đại cái tôi mà thôi.

 6. Tình yêu chưa trưởng thành là vì anh cần em, nên anh yêu em. Tình yêu trưởng thành là vì anh yêu em nên anh cần em.

 Nguồn: https://cafebiz.vn/cach-cac-nha-tam-ly-hoc-gioi-nhat-the-gioi-nhin-nhan-doi-nguoi-co-hai-bi-kich-mot-la-khong-co-duoc-thu-ma-ban-muon-hai-la-co-duoc-thu-ma-ban-muon-2019112116353444.chn

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: pepper