Thành nhà hồ ở đâu – Nhà hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào

Thành nhà hồ ở đâu

 Thành nhà Hồ sau khi thành lập đã được thay đổi nhiều cái tên khác nhau qua từng thời kỳ: thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh, thành Tây Giai. Sau này, nhân dân quen gọi là thành nhà Hồ. Tòa thành khi ấy là kinh đô nước Đại Ngu, hay gọi theo kiểu hiện đại bây giờ là quốc hội nước Việt Nam thời nhà Hồ. Mang trong mình các giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, đặc biệt là công trình kiến trúc bền vững. Tính đến nay, thành đã tồn tại hơn VI thế kỷ, tuy không còn nguy nga tráng lệ, nhưng một số đoạn của tòa thành vẫn còn nguyên vẹn.

Di tích thành nhà Hồ
Di tích thành nhà Hồ.

 Thành nhà Hồ nay thuộc xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

 Thành cách thủ đô Hà Nội 140km, cách thành phố Thanh Hóa 45km và cách thành phố Tam Điệp 42km. Kiến trúc ấn tượng của thành là bốn cửa thành được thiết kế vòm cuốn độc đáo hướng về bốn phía: Đông, Tây, Nam, Bắc. Bên cạnh đó, thành cũng được xây dựng trên địa thế khá hiểm trở, điều đó giúp ích rất nhiều trong phòng ngự quân sự, hơn là xây dựng trên các trung tâm có điểm mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị. Xung quanh thành là sông nước và núi non vô cùng hiểm yếu, vừa mang ý nghĩa chiến lược phòng thủ vừa phát huy được lợi thế giao thông thủy bộ.

Nhà hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào

 – Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình. Giữa lúc đó, xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly.

 – Hồ Quý Ly là người có tài năng, được nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.

 – Năm 1399, một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành. Năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu – nhà Hồ được thành lập.

Nhà hồ và cải cách của hồ quý ly

 Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

 a) Về chính trị:

 – Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

 – Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

 – Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

 b) Về kinh tế tài chính:

 – Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

 – Ban hành chính sách hạn điền.

 – Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

 

 c) Về xã hội:

 – Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

 – Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.

 d) Về văn hoá, giáo dục:

 – Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

 – Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

 – Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

 e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

 

  

  

  

  

  

 Tag: hồng thuê chí minh ba mẫu gươm plaza truông toàn ngọc tôm tép nhung ảnh thuyết chánh đắc tùng mậu phá giang mua sản giới quê con rùa quán đàn thaành chúng tôi chung cửu chống trộm ngoại full bè chỉ quang hiếu tiếng anh sao cuộc kháng bị bại nhanh chóng gì mai unesco nhận quỳnh hương quận 7 cổng thành nhà hồ: