Thủ tục mua bán nhà – Kinh nghiệm mua bán BDS

Thủ tục mua bán nhà

Trường hợp: Thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ, sổ hồng

 1. Các bước thực hiện mua bán nhà đất có sổ đỏ, sổ hồng

Bước 1: Đặt cọc tài sản mua bán

 Quá trình đặt cọc mua nhà có thể thực hiện ở phòng công chứng hoặc có người thứ 3 đứng ra làm chứng. Thường thì sẽ do 1 người thứ 3 đứng ra làm chứng, người này không có quan hệ với cả hai bên mua và bán. Những thông tin cơ bản khi tiến hành quy trình đặt cọc cần chuẩn bị:

 – Thông tin người bán: Họ tên; ngày/tháng/năm sinh, chuẩn bị chứng minh nhân dân gốc, giấy chứng nhận độc thân hoặc kết hôn có giấy đăng ký kết hôn (giấy chứng nhận ly hôn nếu đã ly hôn). Nếu tài sản bán có người đồng sở hữu thì cung cấp thông tin người đồng sở hữu đó. Chuẩn bị sổ đỏ và giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận tình trạng bất động sản hay trích lục…

 – Thông tin người mua: Họ tên; ngày/tháng/năm sinh; chứng minh thư nhân dân; địa chỉ hộ khẩu thường trú.

 – Chuẩn bị hợp đồng đặt cọc nêu rõ giá trị tài sản mua bán, số tiền đặt cọc, thời gian ký hợp đồng mua bán và hình thức thanh toán, thỏa thuận bên chịu thuế…

 dat-coc-mua-ban-nha-dat

Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

 Sau thủ tục đặt cọc, việc tiếp cần thực hiện là ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng theo thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng cọc. Nên chuẩn bị sẵn những thủ tục, giấy tờ cần thiết sau:

 – Người bán cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu trường hợp sở hữu của vợ chồng), giấy chứng nhận độc thân nếu chưa kết hôn.

 – Người mua cần chuẩn bị: CMND hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu
Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ tại văn phòng công chứng. Bên mua thanh toán toàn bộ số tiền còn lại cho bên bán. Lúc này bên bán sẽ bàn giao toàn bộ giấy tờ pháp lý có liên quan tới nhà đất cho bên mua.

Bước 3: Sang tên sổ đỏ và nộp thuế theo quy định

 Thủ tục hoàn tất, người mua sẽ mang hồ sơ lên phòng địa chính nơi quản lý nhà đất để nộp và làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho người mới. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bắt đầu tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Anh chị có thể xem tham khảo quy trình công chứng qua mình minh họa sau:

 Tùy theo điều kiện được thỏa thuận từ trước mà nộp thuế do bên nào chịu hoặc thuế bên ai người nấy chịu. Đối với người mua là thuế trước bạ, người bán là thuế thu nhập cá nhân. Thuế trước bạ 0,5% giá trị tài sản; 2% giá trị tài sản cho thuế thu nhập cá nhân, lệ phí địa chính và lệ phí thẩm định hồ sơ. Sau khi hoàn tất thủ tục, người mua mang toàn bộ hồ sơ lên phòng địa chính nơi quản lý nhà đất giao dịch để nộp và làm thủ tục sang tên người sở hữu nhà đất.

  Bảng lệ phí mang tính chất tham khảo có thể thay đổi theo quy định của từng địa phương nhưng không quá lớn

 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí:

 Trường hợp 1: hợp đồng chuyển nhượng (HĐCN) không thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thì thời hạn nộp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực

 Trường hợp 2: ghi nhận trong HĐCN bên mua là người nộp thuế thì hạn nộp hồ sơ thuế, lệ phí chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng

 Trường hợp 3: Nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng thời điểm làm thủ tục đăng ký sang tên Sổ đỏ

 Bước 4: Hoàn tất thủ tục, nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu 

 Sau khi hoàn tất các thủ tục mua bán nhà đất và nộp thuế thì khách hàng sẽ có nhiệm vụ cằm toàn bộ giấy tờ này đến UBND nơi mua bán nhà đất

 Nếu xét thấy hồ sơ của quý khách đủ điều kiện pháp lý, bên bộ phận nghiệp vụ sẽ chính thức sang tên sổ hồng theo đúng trình tự, mẫu pháp luật quy định.

 Bước kế tiếp khi anh chị đã nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh chị sẽ nộp toàn bộ số tiền còn lại theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc.

 Như thế, các bước tiến hành thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ đã hoàn thành. 

Trường hợp: Thủ tục mua bán nhà đất chưa có có sổ đỏ, sổ hồng

1. Đối với trường hợp mua dự án hình thành trong tương lai

 Các dự án hình thành trong tương lai thường sẽ có sổ đỏ, sổ hồng sau khi bàn giao. Nếu muốn thực hiện thủ tục mua bán nhà đất thì người mua phải hoàn thành việc ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư thì mới được tiến hành mua bán chuyển nhượng, thủ tục như sau:

Bước 1. Đặt cọc mua nhà hình thành trong tương lai

 Nhà ở hình thành trong tương lai muốn mua bán chuyển nhượng cần hoàn thành ký kết hợp đồng mua bán nhà đất với chủ đầu tư. Tùy vào từng dự án mà có quy trình khác nhau, tuy nhiên cũng sẽ bao gồm những thủ tục cơ bản sau:

 – Thông tin pháp lý người bán, người mua

 – Thông tin mô tả về nhà ở hình thành trong tương lai (Ghi thông số nhà ở theo HĐMB ký với chủ đầu tư, số Hợp đồng mua bán…)

 – Bản gốc các lần đóng tiền theo tiến độ của HĐMB nhà ở

 – Tổng số tiền hai bên thỏa thuận chuyển nhượng

 – Số tiền đặt cọc

 – Các đợt thanh toán tiền tiếp theo, hình thức thanh toán

 – Thời điểm hai bên ký hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai tại văn phòng công chứng

Bước 2. Làm việc với chủ đầu tư

 – Người bán sẽ được thông báo số tiền đã đóng, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu đề nghị chuyển nhượng, …

 – Sau 5-7 ngày làm việc tuỳ thuộc vào chủ đầu tư, thời hạn có thể nhanh hơn. Chủ đầu tư sẽ cung cấp cho bên bán các giấy tờ sau: Phiếu đề nghị chuyển nhượng đã đóng dấu, Phiếu xác nhận chưa ra sổ đã đóng dấu, toàn bộ hóa đơn Kế toán, xác nhận thanh toán công nợ.

Bước 3: Chờ ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư

 Sau khi ký hợp đồng cọc thì khách hàng sẽ ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư theo tiến độ dự án. Nếu tiến hành mua bán lại thì người bán và người mua sẽ ra phòng công chứng để thực hiện giao dịch của mình. Những loại giấy tờ cần chuẩn bị: 

 Bên chuyển nhượng (Bên Bán)

 – Bản gốc CMT + 04 bản photo công chứng (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)

 – Bản gốc Hộ Khẩu Thường trú (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)

 – Bản gốc giấy đăng ký kết hôn (nếu bên sở hữu là vợ và chồng)

 – Bản gốc hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

 – Bản gốc hóa đơn các lần đóng tiền mua nhà ở theo tiến độ của HĐMB

 Bên nhận chuyển nhượng (Bên mua)

 – Chuẩn bị bản gốc CMND, bản gốc Hộ khẩu thường trú

 Sau khi hoàn thành chuyển nhượng 2 bên thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc. Thuế trước bạ 0,5% giá trị tài sản; 2% giá trị tài sản cho thuế thu nhập cá nhân, lệ phí địa chính và lệ phí thẩm định hồ sơ.

Bước 4. Nộp giấy tờ công chứng cho chủ đầu tư và chờ nhận hồ sơ

2. Đối với trường hợp mua nhà đất lẻ

 Trường hợp mua bán đất chưa có sổ đỏ và sổ hồng bao gồm:

 – Người sử dụng đất không đủ điều kiện làm sổ đỏ

 – Người sử dụng đất có đủ tất cả điều kiện nhưng chưa được cấp sổ đỏ hoặc chưa làm sổ đỏ

 Thủ tục mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ ẩn chứa nhiều rủi ro do tài sản này không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu sẽ rất khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc tài sản. Nhà đất chưa có sổ đỏ có thể đang thuộc diện quy hoạch, có tranh chấp hay bị tịch thu,… Khi sở hữu tài sản này có bất cứ phát sinh nào người mua sẽ là người chịu thiệt thòi hơn cả. 

Kinh nghiệm mua bán nhà đất

 1. Lựa chọn vị trí của ngôi nhà cần mua

 Vị trí địa lý của ngôi nhà là yếu tố hàng đầu mà ai mua nhà cũng phải quan tâm. Dù là nhà mới hay nhà cũ thì vị trí của ngôi nhà luôn là yếu tố quan trọng nhất và thường được mọi người nhắc đến trước tiên trong các tiêu chí để đánh giá nhà đất. Vị trí quyết định đến tính tiện dụng, giá cả và môi trường sống xung quanh. Thông thường, một ngôi nhà tốt sẽ nằm ở những vị trí thuận lợi về mặt giao thông, gần nhiều tiện ích và dịch vụ thiết yếu như: chợ, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, công viên, nhà văn hóa…

 2. Xác định kỹ hướng nhà

 Kinh nghiệm mua nhà cũ, chúng ta cần lưu ý thứ 2 chính là hướng của ngôi nhà. Vì ông bà ta từ xưa đã quan niệm rằng hướng nhà sẽ ảnh hưởng đến vận may cũng như sức khỏe, tiền tài của người trong gia đình. Chính vì thế mà khi mua nhà, mặc dù mua nhà cũ hay mua đất nền để xây nhà chúng ta cũng nên lưu tâm đến vấn đề hướng nhà.

 Hướng nhà được xác định trên tuổi của gia chủ (người trụ cột trong gia đình), gia chủ tuổi gì thì hợp với hướng nào. Đừng vì cảm giác thích thú lúc đó mà quyết định chọn mua, mà bỏ qua yếu tố hướng. Cũng có thể do nguyên nhân không hợp hướng nhà mà trong cuộc sống gia đình sau này sẽ xảy ra những vấn đề không như ý muốn hoặc gây ra khó khăn, trở ngại cho thành viên trong gia đình.

 Theo kinh nghiệm mua nhà cũ nên kiểm tra xem yếu tố phong thủy nhà ở có tốt không. Những địa hình xung quanh có hợp với phong thủy như đường đam vào nhà, nằm cạnh đồi hay ao rãnh nước đọng… Đất có vuông vắn hay méo mó không, đất vuông sẽ đẹp hơn so với đất méo và về phong thủy thì đất vuông, hoặc đằng sau cao rộng hơn trước sẽ tốt hơn đất hẹp và thấp hơn trước.

 3. Tìm hiểu nguồn gốc, lai lịch của ngôi nhà

 Vì bạn mua nhà để ở nên cần phải kiểm tra kỹ các vấn đề về nguồn gốc, lịch sử giao dịch của ngôi nhà như nhà được xây dựng khi nào, đã trải qua mấy đời chủ, có can thiệp gì đến kết cấu nhà hay không… Không nên mua những ngôi nhà đã xây dựng quá lâu hoặc can thiệp nhiều vào kết cấu, ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

 Bạn cũng cần biết nguyên nhân vì sao gia chủ bán nhà, đặc biệt là những căn nhà cũ giá rẻ. Bởi có thể căn nhà này ẩn chứa điều gì đó không tốt khiến người chủ phải hạ giá để bán gấp. Hãy hỏi han những người hàng xóm để biết những thông tin này, hỏi kỹ xem người ở trước có gặp điềm xui hay điều gì bất lợi nên phải bán hay không…

 4. Tìm hiểu môi trường cư dân xung quanh

 Người Việt chúng ta thường quan niệm “bà con xa không bằng láng giềng gần”. Do đó, việc tìm hiểu dân cư xung quanh nơi bạn sẽ mua là một việc hết sức quan trọng. Dù là định cư lâu dài, hay chỉ là mua lại kinh doanh thì khu dân cư nơi đó cũng là một điểm sáng để bạn đề cập với người khác. Một nơi ở dân cư hiền hòa, dân trí cao, đoàn kết sẽ mang lại sự an tâm trong cuộc sống hơn một khu vực tụ tập tệ nạn xã hội.

 5. Tìm hiểu, quan sát thế đất của ngôi nhà

 Khi tìm mua nhà cũ tốt nhất là bạn nên đi xung quanh ngôi nhà và kiểm tra xem nó tác dụng tạo nên phong thủy tốt hay không? Ngôi nhà nằm bên cạnh một ngọn đồi là không tốt trong phong thủy, nhưng nếu ngọn đồi, hay tòa nhà cao tầng ở đằng sau ngôi nhà thì lại rất tốt.

 Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật. Đằng sau rộng hơn và cao hơn đằng trước là điều tốt lành. Ngược lại, đằng sau hẹp hơn, thấp hơn, sẽ tạo ra sự mất mát, khó khăn.

 6. Không nên tin tưởng vào bản vẽ sơ đồ nhà đất mà bên bán nhà cung cấp

 hường khi xem nhà người mua sẽ được bên bán cho xem sổ đỏ và sơ đồ mảnh đất hiện tại. Bạn nên nhớ rằng bản vẽ đó chưa chắc đã đúng với thực tế căn nhà. Bản vẽ này cho dù được thực hiện đo vẽ bởi công ty tư nhân hay nhà nước đều có thể xảy ra sai sót. Nhân viên đến hiện trường đo vẽ cẩu thả, có khi đo xéo thước, ngại xem xét kỹ thực tế nên thông tin có thể bị sai lệch so với thực tế khá nhiều. Trên thực tế đã có trường hợp căn nhà có diện tích nhỏ hơn trên bản vẽ từ 1m2 đến 2m2.

 Chính vì vậy khi đi xem nhà bạn nên mang theo thước để đo thực tế hiện trạng căn nhà. Nếu như bạn không làm như vậy bạn sẽ có nguy cơ phải trả tiền cho phần diện tích không có. Không những thế nếu phần đuôi nhà nhỏ hơn đầu (nhà thóp hậu)thì căn nhà còn không tốt về mặt phong thủy nữa.

 7. Cẩn thận với nhà cũ sửa sang, sơn phết lộng lẫy

 Có rất nhiều chủ nhà trước khi xác định bán họ đã cho sửa sang nâng nền, lát gạch và sơn phết căn nhà cũ của mình thật lộng lẫy mục đích là nhằm bán nhà được giá cao. Nếu chỉ là sơn sửa lại nhìn cho bắt mắt thì không đáng nói nhưng có những nhà cũ nát được tân trang lại nhằm che đi khiếm khuyết như tường cũ mục nát, nứt nặng hay thấm dột… Nếu người mua chỉ nhìn bề ngoài mà không xem xét cẩn thận thì sẽ rất dễ bị lừa.

 Tuy nhiên, không phải tất cả nhà mới sửa sang đều có mục đích để che giấu khuyết điểm. Thực tế có nhà được sửa laị để gia chủ đón tết, nhà có tiệc cưới hỏi…Vì vậy, nếu bạn không rành về kỹ thuật thì có thể nhờ người thân, bạn bè hay chính người môi giới có nhiều kinh nghiệm giúp bạn. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nếu mua được nhà vừa tốt gỗ vừa tốt nước sơn thì càng tốt.

 8. Kiểm tra chất lượng, Xem xét nội thất và kiến trúc nhà

 Công năng sử dụng phù hợp là 1 trong 4 yếu tố chính của xây dựng. Vì thế, bạn nên xem xét kiến trúc ngôi nhà có phù hợp với gia đình mình không hay nội thất cần sửa chữa, thay thế những gì. Nhiều bạn muốn ngôi nhà mình mua có kiến trúc thật phù hợp với phong thủy, tuy nhiên việc đó hoàn toàn có thể điều chỉnh. Quan trọng là bạn cần xem xét tính hợp lý để có thể đưa ra thỏa thuận phù hợp với người bán.

 9. Xem xét giá cả và tính pháp lý của nhà chung cư cũ

 Tuyệt đối không nên ký hợp đồng mua bán nhà đất cũ không sổ đỏ vì bạn sẽ không thể xác lập quyền sở hữu. Khi đến xem nhà, cần yêu cầu chủ nhà cho xem giấy tờ sở hữu bản gốc, hỏi rõ xem mình có được nhận sổ hồng, sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, nếu là giấy chứng nhận thì thời hạn trong vòng bao lâu?

 Giá bán cũng là vấn đề bạn cần quan tâm vì chung cư cũ thường có giá thấp hơn so với các chung cư mới. Bạn nên tham khảo giá bán của các chung cư cũ khác trên địa bàn để xác định xem mức giá chủ nhà đưa ra đã hợp lý chưa, tránh trường hợp mua phải nhà cũ giá đắt mà giá trị không tương xứng.

 10. Hãy chịu khó xem nhà vào nhiều thời điểm khác nhau, thẩm đỉnh ít nhất 2 lần.

 Có thể bạn nghĩ việc này không cần thiết, thế nhưng đây là kinh nghiệm khá hay của nhiều người. Bạn có thể nhờ một đơn vị thẩm tra khác hoặc nhờ một người quen có chuyên môn thẩm định lại 6 điểm trên. Việc này có thể tốn kém hơn, nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Dù có giỏi tới đâu thì con người vẫn khó tránh khỏi sai sót, nhất là trong việc tìm hiểu cả một công trình. Thẩm định lần 2 là không thừa trong những quyết định lớn như việc mua nhà.

 

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: 2017 phường trảng tp biên 2016 viết tay phan rang 2018 nam baán