Tiểu sử Trần Quang Diệu

 Trần Quang Diệu

 (1746 – 1802)

 Trần Quang Diệu là một tướng tài của nhà Tây Sơn. Ông tham gia phong trào Tây Sơn từ những ngày đầu. Ông được coi là một trong Tây Sơn thất hổ tướng.

 Trong chiến thắng Kỉ Dậu 1789, Trần Quang Diệu được biên chế trong đạo trung quân do Nguyễn Huệ chỉ huy.

 Sau chiến thắng này, ông là Đốc trấn Nghệ An, làm nhiệm vụ trấn thủ Nghệ An và xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô.

 Tại thời điểm Quang Trung qua đời, ông là Thiếu phó.

 Năm 1792, Quang Trung băng hà, Trần Quang Diệu cùng Thái sư Bùi Đắc Tuyên và Tư đồ Vũ Văn Dũng lập Nguyễn Quang Toản (khi này 10 tuổi) lên ngôi, tức vua Cảnh Thịnh.
Năm 1793, quân chúa Nguyễn kéo ra bao vây thành Quy Nhơn do Nguyễn Nhạc cai quản. Nhận lời cầu cứu, vua Quang Toản cử Trần Quang Diệu dẫn quân vào đánh nhưng các mặt đều là địch nên khó bề vào thành. Đến tháng giêng năm Canh Thân (1800) thì Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng cùng tấn công thành. Tướng Nguyễn là Võ Tánh giữ vững không ra đánh. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành, chia quân vây bốn mặt và đem thủy quân ra đóng giữ cửa Thị Nại, xây đồn để ngăn cản quân cứu viện. Quân Tây Sơn vây thành càng ngặt, trong thành hết lương thực, Võ Tánh chất rơm dưới lầu Bát Giác tự thiêu, hiệp trấn Ngô Tòng Châu cũng uống thuốc độc tự tử, thành Quy Nhơn đầu hàng.

 Tháng 3 năm 1802, nghe tin vua Cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân thua trận ở Trấn Ninh, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bỏ thành, đem binh đi đường thượng đạo qua Lào rồi ra Nghệ An để hội quân với vua Cảnh Thịnh. Nhưng khi tới châu Quỳ Hợp, vào được đất Hương Sơn thì nghe thành Nghệ An đã thất thủ, Trần Quang Diệu và vợ là Bùi Thị Xuân bèn về huyện Thanh Chương. Lúc này, tướng sĩ đi theo dần dần bỏ trốn, được mấy hôm thì cả nhà Ông đều bị quân nhà Nguyễn bắt sống.

 Nguyễn Phúc Ánh đã lên ngôi và lấy hiệu là Gia Long vào năm 1802. Gia Long chiêu hàng Trần Quang Diệu nhưng Ông đáp: “Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết…, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu”.  Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Vương triều nhưng không thành công và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội: “Lột da sống”.

 Nguồn tin: Lược theo sách “Nhà Tây Sơn”

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: quận đống đa cư xá việt cần thơ nội phố 34 map tân nhất 19 shop quần áo 36 p 14 q 61a hcm 57 đà nẵng thuộc phường nào phòng chứng 80/39 online q3 60 số 7 122 61 63 p14 cho thuê bằng trường thpt quảng ngãi p13 tp hồ chí minh techcombank vườn hoa anna house 7/12 ngõ 118 dđường 88 30 15 bidv 97 coffee bưu điện thầy nhân 40/19b f14 tiểu học 4 50 1b diệu- 1 – nối dài 13 bán 21a breadtalk 80 google 6 hẻm 18 6d 78 100 25 154 108 chè 85 162 bún đậu mắm tôm 75 108/25b 40/15 6c 23 bánh su kem chewy junior khu 16 12 ai 53 71 51 95 40/16 18/8c 8 44 quán ăn vặt dân sóc trăng