Tìm hiểu đền trần Nam Định và Thái Bình

Đền trần (nam định)

 Khu di tích đền Trần – Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa, có kiểu dáng chung và quy mô ngang nhau. Phía trước có cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường.

 Đền Thiên Trường

 Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng, tọa lạc ở vị trí trung tâm của khu di tích Đền Trần Nam Định. Đền được xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Kiến trúc Đền Thiên Trường hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.

 

 Tiền đường là nơi để ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần. Chính tẩm thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu nhân, hoàng phi. Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần.

 Đền Cố Trạch

 Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của khu di tích Đền Trần Nam Định. Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), 4 con trai và 4 con dâu, con gái và con rể.

 Thiêu hương (kinh đàn) đặt long đình, trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Gian tả vu đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian hữu vu đặt bài vị các võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

 Đền Trùng Hoa

 Đền Trùng Hoa nằm ở mặt phía Tây của khu di tích Đền Trần. Đền được xây dựng mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa – nơi các hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng được đúc bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Lễ hội đền trần nam định ngày nào

 Hàng năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân địa phương cùng du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.

 Lễ Khai ấn đền Trần Nam Định là một trong những lễ hội xuân lớn nhất cả nước được tổ chức vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng hàng năm

Ân đền trần có mấy loại

 Ấn đền Trần có 3 loại ấn như sau:

 1-Trần Triều Quốc Bảo nghĩa là “Ấn báu của Triều Trần”,

 2-Trần Miếu Tự Điển nghĩa là “điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần” . Ấn này bản đầy đủ phát tại đền Trần Nam Định được in trên giấy lụa. Phía trên có 3 chữ: từ phải qua trái là Thiên Trường cung, Ở giữa có 4 chữ to đọc trên xuống, từ phải sang trái là Trần Miếu Tự Điển, Phía mép viền dưới của chữ to có 4 chữ nhỏ là tích phúc vô cương nghĩa là Ban phúc đức không giới hạn- lâu dài cho con cháu.

 3- Bốn loại ấn của đức thánh Trần ở đền Kiếp Bạc gồm: Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương chi ấn, Vạn Dược Linh Phù, Quốc pháp Đại Vương, Phi thiên thần kiếm linh phù.

 + Ấn thứ nhất: Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương chi ấn (ấn của Hưng Đạo Vương triều Trần), hình vuông, kích thước 10 x 10 cm. Đây là phù ấn quan trọng nhất, nội dung thể hiện uy quyền và sức mạnh của Đức Thánh Trần.

 + Ấn thứ 2: Vạn Dược Linh Phù (phù ấn linh thiêng của đền Vạn Dược), hình vuông, kích thước 4,3 x 4,3 cm là phù ấn linh thiêng giúp mọi người có sức khỏe, bình an, vạn vật được sinh sôi, phát triển, trường sinh.

 + Ấn thứ 3: Quốc pháp Đại Vương (ấn phù Quốc pháp của Đức Thành Trần), hình vuông, kích thước 4,5 x 4,5 cm là phù ấn thể hiện quyền uy của Đức Thánh Trần, bắt mọi thế lực trong tam giới phải tuân theo luật pháp, lẽ phải và sự công bằng.

 + Ấn thứ 4: Phi thiên thần kiếm linh phù (phù ấn linh thiêng của Phi thiên thần kiếm – thanh kiếm thiêng của Đức Thánh Trần), hình chữ nhật, kích thước 5,2 x 7,8 cm là phù ấn dùng để cầu bình an, trừ quỷ, trừ tà.

 Thông thường khi xin ấn người ta cũng muốn xin luôn cả 4 loại ấn này trên nền vải lụa.

Cách treo ấn đền trần

 Ấn đền Trần nên dán trên tường hoặc đóng trong khung ảnh treo lên tường. Nếu không quan tâm đến phong thủy, bạn có thể treo gần vị trí làm việc. Đặt tại cơ quan hay phòng làm việc ở nhà đều được. Nên hướng vào mình, hay hướng vào tủ sách, hoặc có thể hướng ra cửa.

Thuyết minh về đền trần thái bình

 Đền Trần Thái Bình tọa lạc ở cạnh thôn Tam Thượng, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Các vị vua của nhà Trần sinh ra và xây dựng cơ nghiệp tại chính vùng đất này cách đây 700 năm. Dưới thời các nhà vua, Đại Việt đã nhiều lần đánh bại quân xâm lược đặc biệt là trận đánh quân Nguyên – Mông hung hãn.

 Nơi đây nhiều lần là nơi diễn ra các đại nễ báo tổ tiên, lễ bao tiệp quan trọng. Nhà Trần đã xây dựng nhiều hệ thống đền, chùa với mục đích thờ tự những người có công với triều đình, trong số những ngôi đền nổi tiếng như đền Trần Nam Định thì đền Trần Thái Bình chính là địa điểm mai táng của rất nhiều những vị vua anh kiệt của nhà Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa, đây cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua anh minh kiệt xuất đầu triều Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông….

 Đền Trần Thái Bình là địa điểm khai sinh và cũng tôn thờ các tuấn kiệt của dân tộc , nơi các yếu tố thiên nhiên và con người dung hòa vào làm một. hàng năm du khách thập phương thường đến đây để thắp hương thờ tự những vị anh hùng của dân tộc.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: dđền dền (thái bình) trần\ bùa trấn tràng khấn bộ gì lịch sử ninh đâu hải dương sắm bỏ ví mua dụng nằm nhỉ bán phủ giầy tp hcm nghiệm đi 2019 2017 lương thương 2015 2018 khắc chiếc 2016 đên