Tìm hiểu nhà trẻ 24-36 tháng

Giáo án tạo hình nhà trẻ 24-36 tháng – Tô bông hoa( tiết mẫu)

Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành
Tạo hình

 Tô bông hoa( tiết mẫu)

* Kiến thức:trẻ biết di màu, di theo cùng 1 chiều.trẻ biết cầm màu để di

 * Kĩ năng :Rèn kĩ năng cầm bút và di màu cho trẻ

 * Thái độ :trẻ chú ý,tích cực thực hiện bài

Màu đỏ

 Giấy A4

 Tranh di màu của cô di màu đỏ

* HĐ 1: Ổn định tổ chức

 Cô trò chuyện với trẻ về sự kiện trong tháng.sắp đến 20/11 rồi,các con có biết ngày đấy là ngày gì không?

 Là ngày Nhà giáo Việt Nam đấy các con ah,là ngày của các thầy, cô giáo.

 Các con hát tặng cô giáo mình 1 bài hát “ Cô và mẹ”

 * HĐ 2: Phương pháp tổ chức

 Cô cho trẻ xem 2 bức tranh cô đã di mầu 1 bức tranh di hoa màu đỏ,1 bức tranh di hoa màu vàng.

 Cô trò chuyện về 2 bông hoa.

 Cô cất bức tranh hoa màu vàng đi và trò chuyện ,giới thiệu cho trẻ bức tranh hoa màu đỏ.

 Cô có 1 bức tranh khác nữa cũng vẽ về bông hoa ,các con quan sat xem bông hoa này có đẹp không?

 Vì sao con thấy bông hoa chưa đẹp?

 Vậy để cho bông hoa đẹp như bông hoa trên thì cô sẽ làm gì?

 – Lần 1: cô làm mẫu không phân tích.Các con quan sát cô nhé.

 Cho trẻ quan sát cô tô ,cách tô và cách cầm mầu.

 – Lần 2: cô vừa tô vừa phân tích :

 Cô hướng dẫn trẻ cách di màu

 Trong rổ cô có màu gì?cô màu đỏ cô cầm màu đỏ di,cô ngồi ngay ngắn,tay phải dùng 3 đầu ngón tay cầm mầu,tay trái cô giữ giấy,cô di màu từ trái sang phải,di đều màu di đi di lại để giấy k di ra ngoài.,sau khi tô màu xong cô cất màu vào rổ,không nghịch hay bẻ màu.

 Các con thấy cô tô có đẹp không?

 Vậy chúng mình có muốn to hoa đẹp giioogs cô không?

 Cô cho trẻ làm trên không 2 lần và mời trẻ lên bàn.

 –         trẻ thực hiện

 cô hỏi trẻ trên bàn co đã chuẩn bị gì? Hướng dẫn trẻ cách cầm màu và di màu.

 Cô chú ý quan sát bao quát trẻ,trẻ nào chưa thực hiện được cô giúp đỡ trẻ.

 –         Nhận xét sản phẩm: cô tuyên dương cả lớp

 Nhận xét bài của từng nhóm,bạn nào chưa thực hiện được cô động viên và khuyến khích trẻ thực hiện tốt hơn.

 – Giáo dục: tranh của các con rất đẹp đấy nhưng làm sao để giữ tranh mình luôn đẹp thì các con không được dùng màu di ra bàn,ra tường hay xuống đất nhé,các con di mầu vào bài học và di mầu vào giấy vẽ nhé.và không bẻ màu,xé giấy vẽ nha.

 * HĐ 3: Kết thúc:Cho trẻ hát bài “ cháu đi mẫu giáo” cho trẻ ra chơi và chuyển hoạt động.

Lưu ý

Giáo án âm nhạc nhà trẻ 24 36 tháng

 Đề tài: Phát triển thẩm mỹ

 Bài dạy: Nghe hát “gà gáy le te”

                Vận động theo nhạc “Một con vịt”

 Chủ đề: Những con vật đáng yêu.

 Lứa tuổi: Nhà trẻ

 Thời gian: 12 – 15 phút

 Ngày dạy: 20/12/2012

 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thúy

 Đơn vị: Trường mầm non Thanh Minh.

 

 I. Mục đích yêu cầu.

 1. Kiến thức:

 – Trẻ nhớ tên bài hát: gà gáy le te và bài hát một con vịt

 – Trẻ biết một số con vật nuôi trong gia đình

 2. Kỹ năng:

 – Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng theo giai điệu của bài hát.

 – Vận động cùng cô theo nhạc bài hát “ một con vịt ”.

 3. Thái độ:

 – Trẻ yêu quý, bảo vệ con vật nuôi trong gia đình.

 II. Chuẩn bị :

 – Nhạc bài hát: gà gáy le te, một con vịt.

 – Mũ vịt con cho trẻ.

 III. Tổ chức hoạt động:

 1. Gây hứng thú :

 – Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: bắt chước tiếng kêu của các con vật.

 + Cô nói tên con vật nào thì các con sẽ bắt chước tiếng kêu của các con vật đó.

 + Mèo kêu ?

 + Vịt kêu ?

 + Chó sủa ?

 + Gà con kêu ?

 + Chúng mình lắng nghe cô bắt trước tiếng kêu của con vật nào nhé:

 Ò…ó…o…o ?

 + Đúng rồi, đó là tiếng chú gà trống gáy đấy. các con hãy làm tiếng chú gà trống gáy thật vang.

 – Mèo, vịt, chó, gà là những con vật nuôi ở đâu?

 – Nhà con có nuôi con vật đó không?

 – Các con có yêu quý các con vật không? yêu quý các con sẽ làm gì?

 * Giáo dục: Những con vật nuôi trong gia đình rất có ích cho chúng ta, cho thịt, cho trứng để ăn, vì vậy các con nhớ phải chăm sóc và bảo vệ các con vật nhé.

  2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 – Có một bài hát nói về con gà trống gáy sáng đánh thức mọi người dậy đi làm, đánh thức các con dậy đi học và báo hiệu một ngày mới. Đó là bài hát: “gà gáy le te” dân ca Cống Khao. Các con lắng nghe cô hát bài hát này nhé.

 b. Cô hát cho trẻ nghe:

 – Lần 1: Cô hát không nhạc kết hợp cử chỉ điệu bộ.

 Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

 (gà gáy le te dân ca cống khao) các con thấy bài hát thế nào?

 Bài hát rất là hay đấy các con lắng nghe cô hát lại bài hát này nhé.

 – Lần 2: cô hát kết hợp có đàn kết hợp thể hiện tình cảm bài hát.

 + Bài hát “gà gáy le te” dân ca Cống Khao có giai điệu rất vui nhộn đấy các con xem cô biểu diễn bài hát như thế nào nhé.

 – Lần 3: cô múa kết hợp nhạc.Trẻ hưởng ứng cùng cô.

 + Bài hát “ gà gáy le te” dân ca Cống Khao là một bài hát mang âm điệu của vùng núi dân tộc, rất vui nhộn. Các con hãy lắng nghe giai điệu của bài hát như thế nào nhé.

 – Lần 4: Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu của bài hát.

 + Vừa rồi các con được nghe cô hát và xem biểu diễn bài hát này rồi. Còn có một bạn nhỏ biểu diễn bài hát này rất hay, các con có muốn biết đó là bạn nhỏ nào không? chúng mình hướng lên màn hình để xem bạn Xuân Mai biểu diễn bài hát gà gáy le te như thế nào nhé.

 – Lần 5: Xem Xuân Mai biểu diễn.

 c. Vận động theo nhạc: Một con vịt

 – Các con vừa được nghe cô giáo và bạn Xuân Mai Biểu diễn bài hát Gà gáy le te, bài hát nói về con gà trống là con vật nuôi rất đáng yêu trong gia đình, còn có một con vật được nuôi ở trong gia đình nữa đấy các con ạ! chúng mình nghe xem đây là giai điệu bài hát nói về con vật gì cũng được nuôi ở trong gia đình nhé.

 – Chúng mình vừa nghe giai điệu bài hát gì? trong bài hát nói về con vật gì?

 – Đó là bài hát một con vịt đấy, các con hát lại bài hát này cùng cô nào.

 – Chúng mình có muốn làm những chú vịt con đáng yêu đó không? Nào cô mời các con chúng mình cùng vận động bài hát này nhé.

 + Cả lớp vận động 1-2 lần.

 + Thi đua giữa tổ, nhóm.

 3. Kết thúc.

 – Trời hôm nay đẹp quá, các chú vịt con đáng yêu của cô ơi! cùng ra ao bơi với cô nào?

Thơ nhà trẻ 24 36 tháng

 Thơ : Miệng xinh

Các cháu chơi với bạn
Cãi nhau là không vui
Miệng các cháu xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi

 Thơ :Trăng 

 Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh đồng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.

 Thơ : Bạn mới

 Bạn mới đến trường

 Hãy còn nhút nhát

 Em dạy bạn hát

 Rủ bạn cùng chơi

 Cô thấy cô cười

 Cô khen đoàn kết

Sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ 24-36 tháng

 Dưới đây là link download của kho SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẦM NON 24-36 THÁNG, sẽ thường xuyên cập nhật các bộ tài liệu mới trên site.
Hãy thường xuyên ghé qua site để tham khảo những tài liệu mới nhất.
Chúc bạn tìm được tài liệu đang cần.

  1. Skkn một số giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng ở trường mầm non
  2. Skkn một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
  3. Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 25 36 tháng tuổi thông qua tiết dạy nhận biết tập nó
  4. Skkn một số biện pháp phát triển tạo hình cho trẻ 24 36 tháng
  5. Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng
  6. Skkn một số kinh nghiệm rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 36 tháng’
  7. Skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản màu xanh màu đỏ màu vàng
  8. Skkn một số biện pháp giúp trẻ từ 24 36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống
  9. Skkn một số bện pháp rèn nếp cho trẻ 24 36 tháng
  10. Skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ
  11. Skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi học tốt môn giáo dục phát triển thể chất
  12. Skkn một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24 36 tháng Skkn một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 24 36 tháng
  13. Skkn-một số biện pháp để dạy tốt hoạt động vui chơi cho trẻ nhà trẻ từ 24 – 36 tháng
  14. Skkn-một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18 – 36 tháng
  15. Skkn-một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường mầm non cát bi
  16. Skkn-một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
  17. Skkn-một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng có thói quen ăn uống
  18. Skkn-nâng cao chất lượng hoạt động góc qua đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 24 – 36 tháng
  19. Skkn-nâng cao chất lượng chăm sóc–giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng
  20. skkn mầm non một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ độ tuổi 24 36 tháng trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ qua hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non phương trung II
  21. Skkn mầm non hay phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi
  22. skkn Một số kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 24-36 tháng
  23. Skkn biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng thông qua giờ kể chuyện và các trò chơi dân gian
  24. Skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 36 tháng
  25. Skkn mầm non một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ độ tuổi 24 36 tháng trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ qua hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non phương trung ii
  26. Skkn mầm non hay phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi
  27. Skkn biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng thông qua giờ kể chuyện và các trò chơi dân gian
  28. Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 36 tháng ở trường mầm non
  29. Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non
  30. Skkn một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói
  31. Skkn một số giải pháp dạy trẻ 24 36 tháng đọc thơ diến cảm
  32. Skkn thiết kế 1 số bài tập giúp trẻ đạt được các chỉ số theo sự phát triển trẻ 24, 36 tháng tuổi
  33. Một số biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng dạy trẻ 25 – 36 tháng “nhận biết tập nói”
  34. Một số biện pháp cho trẻ 24- 36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói
  35. Skkn kinh nghiệm dạy trẻ 3 tuổi định hướng trong không gian
  36. Phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ 0 – 3 tuổi bằng thẻ flashcard theo phương pháp glenn doman

  

  

  

  

  

  

 Tag: bé xếp ô bò cản 18-24 điện tử tiện giao toán bác sống ném bóng phía 12-18 tết mùa hè bắp cải bật tại chỗ đường hẹp tung truyện hoạch năm