Tìm hiểu tổng quan về NHÀ XƯỞNG

Nhà xưởng tiếng anh là gì

 Factory

Khẩu độ nhà xưởng là gì

 Khẩu độ nhà xưởng là chiều rộng của nhà xưởng đó. Hay có thể hiểu theo một khái niệm mới nhất hiện nay thì khẩu độ nhà xưởng đó chính là khoảng cách từ mép cột bên này đến mép cột kia. Tùy vào diện tích, khuôn viên của mỗi mảnh đất khác nhau sẽ có những khẩu độ khác nhau như : 25m, 30m, 50m…

Mẫu nhà xưởng nhỏ

 Mẫu nhà xưởng nhỏ 500m2

Đặc điểm

  • Diện tích 500m2 phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ, chi phí thấp.
  • Phù hợp để làm kho chứa, nơi lắp đặt máy móc sản xuất,…
  • Kết cấu cột thép, kèo thép tạo nên sự chắc chắn và thẩm mĩ cho nhà xưởng.
  • Thiết kế lắp đặt đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Hình ảnh nhà xưởng đẹp

Mẫu nhà xưởng nhỏ diện tích 500m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ diện tích 500m2

 Mẫu nhà xưởng nhỏ 600m2

Đặc điểm

  • Nhà xưởng nhỏ 600m2 có thể sử dụng để làm nhà kho, gara oto,…
  • Có thể lắp đặt trên nền đất yếu.
  • Thiết kế đơn giản, dễ dàng tháo lắp, tiết kiệm thời gian.

Hình ảnh nhà xưởng đẹp

Hình ảnh nhà xưởng nhỏ diện tích 600m2
Hình ảnh nhà xưởng nhỏ diện tích 600m2

 Mẫu nhà xưởng nhỏ 800m2

Đặc điểm

  • Diện tích nhà xưởng nhỏ 800m2 phù hợp sử dụng làm nhà kho, xưởng sản xuất quy mô nhỏ,…
  • Chi phí thấp lắp đặt thấp, thiết kế mô hình đơn giản, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ, tiết kiệm thời gian.

Hình ảnh nhà xưởng đẹp

 Hình ảnh nhà xưởng nhỏ diện tích 800m2

Hình ảnh nhà xưởng nhỏ diện tích 800m2

 Mẫu nhà xưởng nhỏ 1000m2

Đặc điểm

  • Nhà xưởng nhỏ diện tích 1000m2 tận dụng tối đa không gian nhà xưởng, thích hợp sử dụng cho các mục đích làm nhà xưởng sản xuất và làm kho.
  • Cửa thông khí và cửa thoát hiểm phải thiết kế phù hợp đảm bảo an toàn.
  • Thiết kế kết cấu cột thép, kèo thép phù hợp theo tiêu chuẩn lắp đặt tăng thẩm mĩ cho nhà xưởng.

Hình ảnh nhà xưởng đẹp

Mẫu nhà xưởng diện tích nhỏ 1000m2
Mẫu nhà xưởng diện tích nhỏ 1000m2

 

Biện pháp thi công nhà xưởng

 • Khung thép và các bộ phận khác của công trình có thể ñược thi công theo nhiều biện pháp, tùy thuộc
một số yếu tố chính như sau:
– Loại kết cấu (như: loại nhà nhịp nhỏ, nhà nhịp lớn, nhà ít tầng, nhà cao tầng, kếu cấu dầm I, kết cấu bụng rỗng v.v…)
– Loại thiết bị sẵn có (như: cần cẩu, tời kéo, nâng tay v.v..)
– Điều kiện hiện trường
– Kinh nghiệm của đội lắp đặt
– Điều kiện của từng công việc riêng biệt
• Trình tự/ biện pháp thi công phải được nghiên cứu và lập kế hoạch, sao cho có thể tíến hành thi công một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
• Quy trình biện pháp thi công cụ thể cho từng công trình phải được thảo luận trước giữa Chỉ huy trưởng công trình và đội trưởng thi công, thể hiện chi tiết các yêu cầu vào Biên bản và được ký xác nhận trước khi triển khai thi công.
+ Có một số biện pháp thi công chung nhất đã được khẳng định theo thời gian. Dưới đây là một số hướng dẫn điển hình áp dụng cho một công trình đơn và công trình có cột giữa

 [sociallocker] [/sociallocker]

[BƯỚC 1] LẮP CỘT GIAN KHOÁ CỨNG

 1. Lắp đặt 4 cột biên, và 2 cột giữa, trục 2&3
− Sử dụng cần cẩu 20 tấn, với chiều dài tay cần tối thiểu 12m.
− Dùng dây đai choàng quanh bản mã đầu trên của cột

 2. Canh chỉnh độ thẳng đứng,vị trí, cao độ
− Đặt dàn giáo thi công ở từng cột
− Xiết vừa cứng boulon neo, chêm chân cột như yêu cầu
− Thiết bị: Dây dọi, Máy kinh vĩ và Thước cuộn
− Xiết toàn bộ boulon neo bằng cờ lê với lực xiết vừa phải
3. Lắp đặt tất cả xà gồ vách giữa các cột và vặn chặt boulon
− Thiết bị nâng xà gồ: dây thừng có móc khoá an toàn
− Thiết bị vặn: cờ lê ống tuýp, lực xiết vừa phải
4. Lằp giằng tạm ở 2 phía mỗi cột
− Dùng cáp 12mm, một đầu gắn vào cánh ngoài cột ngay dưới bản mã đầu cột
− Đầu cáp còn lại nối vào bát sắt V nối ñầu 2 boulon neo với nhau

 [Ảnh: lap-rap-nha-xuong3.jpg]

[BƯỚC 2] LẮP ĐẶT DẦM KÈO ĐẦU TIÊN

 1. Tổ hợp nối các dầm RF1-1 & RF1-2 trên mặt nền
− Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút cấu kiện khoảng ¼ chiều dài, cạnh bát xà gồ
Tuy nhiên, phần hẫng ngoài điểm treo phải ñược tính toán xác đáng để tránh tình trạng vặn xoắn cấu kiện do tải bản thân. Đoạn hẫng không ñược quá 1/3 chiều dài thanh cấu kiện. Góc nâng cũng cần được tính toán tránh xoắn do lực dọc khi cẩu. Để an toàn, khuyến cáo nên dùng nhiều hơn 2 điểm buộc đai cẩu
− Thiết bị cẩu: xe cẩu 20 tấn cần dài tối thiểu 12m
− Khi tổ hợp, nên dùng các thanh gỗ kê dày 50mm để đỡ cấu kiện
− Thiết bị xiết boulon cường độ cao: cờ lê lực (Torque wrench), lực xiết theo moment xoắn tối thiểu đề nghị (xem bảng Moment Lực xiết)
− Bắt giằng tạm thời và giằng chống xà gồ vào dầm kèo
− Dùng giấy nhám và vải lau để lau chùi cấu kiện. Dặm vá sơn bị trầy bằng cọ lăn sơn, với sơn dặm đúng hệ đã dùng.
2. Lắp 1 bán kèo lên cột
– Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút bán kèo khoảng 4m, cạnh bát xà gồ ngoài cùng
– Dùng xe cẩu 20 tấn

 [Ảnh: lap-rap-nha-xuong4.jpg]

 – Cẩu bán kèo đầu tiên đặt vào vị trí gối lên trên đầu 2 cột liên tiếp, giữ ổn định bằng xe cẩu
– Công nhân thao tác sẽ đứng trên dàn giáo, xỏ và xiết boulon mặt bích nối cột và dầm kèo tới trạng thái đủ chặt
– Dùng dây giằng tạm dầm kèo đặt cách khoảng 6m giữ chặt bán kèo đầu tiên này vào các tổ boulon chân cột bằng các bát sắt V
– Nhả nhẹ dây cẩu thử xem bán kèo có ổn định không, trước khi nhả hẳn dây cẩu.
3. Lập lại bước 1&2 cho bán kèo còn lại, tạo thành dầm kèo hoàn chỉnh

 [Ảnh: lap-rap-nha-xuong5.jpg]

[ BƯỚC 3 ] LẮP ĐẶT DẦM KÈO THỨ NHÌ

 1. Làm tương tự {bước 2} cho 2 bán kèo của khung dầm kèo thứ nhì
• Chỉ dùng dây giằng tạm về 2 phía ở khoảng giữa mỗi bán kèo, giằng vào boulon chân cột bằng các bát sắt V
2. Lắp đặt cách nhịp các xà gồ từ đỉnh xuống đuôi kèo để giữ các bán kèo đúng vị trí.
• Dùng dây thừng với đầu móc có khoá an toán để kéo thủ công xà gồ lên mái
• Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê, ống tuýp, lực xiết bình thường

 [Ảnh: lap-rap-nha-xuong6.jpg]

[ BƯỚC 4 ] HOÀN THÀNH 100% GIAN KHOÁ

 1. Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kèo, xà gồ, chống xà gồ – đủ 100% số lượng
2. Lắp đặt toàn bộ cáp giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho gian khoá.
3. Để các giằng này ở trạng thái lỏng (chưa kéo căng)
4. Cân chỉnh dầm kèo
− Các điểm cần đo đạc là các bản mã liên kết. Sai số cho phép của chuyển vị giữa các điểm là 1/500
− Dùng các giằng tạm để cân chỉnh khung
− Xiết chặt hoàn toàn các giằng vĩnh cửu.
− Ký biên bản kiểm tra thông qua gian khoá

 [Ảnh: lap-rap-nha-xuong7.jpg]

[ BƯỚC 5 ] LẮP ĐẶT TOÀN BỘ CÁC KHUNG KÈO VÀ XÀ GỒ

 1. Lắp đặt toàn bộ cột biên và cột giữa ở các trục 4,5,6,7,8,9
− Dùng xe cẩu 20 tấn
− Dùng dây đai (40 tấn/ 9m) choàng quanh bản mã đầu trên của cột
2. Chỉnh độ thẳng đứng, vị trí và cao độ của cột
3. Thực hiện tương tự [bước 3] và [bước 4] cho tất cả dầm kèo và xà gồ mái
+ Đối với kết cấu có một cột ở giữa, không được phép lắp đặt hết một bên bán kèo rồi tới bên bán kèo còn lại. Làm như vậy sẽ thay đổi sơ đồ tính toán thiết kế của khung, gây mất cân bằng khung, có thể dẫn tới dập đổ công trình khi gặp thời tiết xấu.

 [Ảnh: lap-rap-nha-xuong8.jpg]

[ BƯỚC 6 ] LẮP ĐẶT KÈO ĐẦU HỒI

 1. Lắp đặt toàn bộ cột biên và cột giữa ở trục 1
2. Canh chỉnh độ thẳng đứng,vị trí, cao độ
3. Vặn chặt toàn bộ boulon neo.
4. Lắp đặt dầm kèo đầu hồi đầu tiên vào cột đầu hồi
– Dùng dây thừng với đầu móc có khoá an toán để kéo thủ công xà gồ lên mái
– Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê ống tuýp, lực xiết bình thường
– Nhả nhẹ dây cẩu thử xem cấu kiện dầm kèo có ổn định không, trước khi nhả hẳn xe cẩu
5. Lập lại bước 4 cho các cấu kiện dầm kèo còn lại, tạo thành dầm kèo đầu hồi

[ BƯỚC 7 ] HOÀN TẤT LẮP ĐẶT 100% XÀ GỒ VÀ CHỐNG XÀ GỒ

 1. Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kèo, xà gồ, chống xà gồ cho 2 gian đầu hồi– ñủ 100% số lượng
– Dùng xe cẩu nâng thanh giằng bụng dầm kèo (strut) lên mái.
– Dùng dây thừng với đầu móc có khoá an toán để kéo thủ công xà gồ lên mái
– Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê ống tuýp, lực xiết bình thường
2. Lắp đặt toàn bộ giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho gian khoá.
3. Để các giằng này ở trạng thái lỏng (chưa kéo căng)
4. Cân chỉnh dầm kèo
5. Xiết chặt hoàn toàn các giằng vĩnh cửu.
6. Tháo tất cả giằng tạm của công trình.
7. Kiểm tra và thẩm định toàn bộ các mối liên kết, đảm bảo tất cả boulon đều được lắp. Tất cả boulon
cường độ cao (boulon kết cấu) phải được xiết đến lực căng yêu cầu.
8. Kiểm tra toàn bộ khung kết cấu lần cuối: đúng phương vị mặt bằng và độ thẳng đứng

[ BƯỚC 8 ] KÉO TÔN LỢP LÊN MÁI

 – Đặt từng tấm tôn lợp vào ống trượt, giữ nhờ các móc sắt 6mm trượt trên cáp.
– Mỗi công nhân đứng ở mỗi ống néo trên kèo sẽ dùng dây thừng kéo ống trượt chạy
lên mái mang theo tấm tôn lợp.
– Sau khi tôn lợp lên đến kèo, dùng thủ công chuyển vào đặt trên xà gồ mái.
– Khi kéo đủ tôn lợp cho gian đầu tiên, tổ lắp đặt sẽ bắt đầu công tác lợp tôn.

 [Ảnh: lap-rap-nha-xuong9.jpg]

[ BƯỚC 9 ] LỢP TÔN

 1. Lắp đặt hệ thống dây cáp bảo vệ an toàn trên mái
2. Chuẩn bị hệ thống điện thi công
– Dây dẫn điện và các tủ cầu dao chống giật (ELCB) phải được đưa lên mái trong tình trạng đủ điều kiện an toàn. Hệ thống phải được chống cao khỏi mặt đất.
– Dây dẫn điện nên máng vào vị trí ống néo, tránh tiếp xúc trực tiếp vào tôn mái và xà gồ mái.
– Nối 2 đường dây cáp điện có ổ cắm 3 chấu vào tủ cầu dao chống giật, kéo đến vị trí lắp đặt để chuẩn bị sử dụng.
1. Chuẩn bị hệ thống dàn giáo thi công
– Phải lắp ít nhất 1 bộ dàn giáo leo lên mái ở ñầu hồi, phục vụ lên/xuống mái hàng ngày
2. Lắp đặt tấm tôn lợp đầu tiên
– Định vị tấm tôn đầu tiên, canh sao cho khoảng lú vào máng xối rìa đều nhau.
– Lắp đặt toàn bộ tôn lợp mái.
– Kiểm tra thường xuyên để các tấm tôn đã lợp được canh thẳng theo rìa máng xối.
– Nếu khoảng hở từ tấm tôn nguyên sau cùng đến tường đầu hồi hoặc mặt dựng hông công trình mà nhỏ hơn bề rộng ½ tấm tôn, có thể che bằng flashing hoặc capping. Trong trường hợp này, tất cả các sóng dương phải được che phủ và bắt chặt,

[ BƯỚC 10 ] LẮP ĐẶT XÀ GỒ VÁCH – TÔN VÁCH – MÁNG XỐI – ỐNG XỐI VÀ PHỤ KIỆN

 1. Chuẩn bị hệ thống dàn giáo thi công
– Hệ dàn giáo thi công phải bố trí cách cánh ngoài xà gồ vách một khoảng 300mm. Mọi vật tư sẽ được chuyền lên theo khoảng trống 300mm này.
– Có thể cho phép thi công lợp tôn vách bằng thang dây khi đã qua kiễm tra an toàn về các vị trí liên kết cố định.
– Công nhân sẽ móc trực tiếp dây thắt lưng an toàn vào dàn giáo này hoặc hệ thống thang dây.
2. Lắp đặt toàn bộ xà gồ vách, chống xà gồ giữa các cột khung
– Thiết bị nâng xà gồ: dây thừng có móc khoá an toàn
– Thiết bị vặn: cờ lê ống tuýp, lực xiết vừa phải
1. Lắp đặt toàn bộ xà gồ vách, chống xà gồ giữa các cột khung
– Thiết bị nâng xà gồ: dây thừng có móc khoá an toàn
– Thiết bị vặn: cờ lê ống tuýp, lực xiết vừa phải
2. Lắp đặt toàn bộ tôn vách
– Kéo tôn vách bằng dây thừng buộc vào tôn
– Tủ cầu dao chống giật (ELCB) đặt gần mặt đất
3. Lắp đặt máng xối, lá thông gió, diềm v.v..
– Thiết bị vặn: súng bắn vít.

Hệ thống thông gió nhà xưởng

 Lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng giúp:

  • Đào thải các khí độc hại và các loại khí không cần thiết bên trong xưởng ra môi trường ngoài. Thông thường, CO2 là loại khí cần được đào thải nhất trong những không gian sinh hoạt của con người.
  • Đảm bảo chất lượng không khí tại nơi làm việc luôn trong sạch, thông thoáng.
  • Loại bỏ độ ẩm và nhiệt thừa ra bên ngoài.
  • Sản xuất được lượng oxy cần thiết cho người làm việc trong phân xưởng.
  • Một số trường hợp đặc biệt hơn, hệ thống thông gió được lắp đặt để khắc phục những sự cố không mong muốn trong quá trình sản xuất như bị rò rỉ các chất độc hại.

 Hiện nay, các doanh nghiệp đang sử dụng 2 hệ thống thông gió nhà xưởng là hệ thống thông gió trong môi trường điều hòa và hệ thống thông gió tạo sự thông thoáng mát mẻ.

 Dưới đây là 4 phương pháp xây dựng hệ thống thông gió nhà xưởng hiệu quả, tiết kiệm được nhiều chi phí nhất.

 1. Hệ thống thông gió tự nhiên

 Hệ thống thông gió tự nhiên

 Hệ thống thông gió tự nhiên là mang lại sự thông thoáng cho xưởng bằng cách bố trí các cửa lấy gió một cách hợp lý

 Ưu điểm:

  • Hệ thống thông gió tự nhiên tạo nên môi trường làm việc thông thoáng, mát mẻ, tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu và đặc biệt là chi phí vận hành, chi phí điện tiêu thụ
  • Giúp tiết kiện năng lượng tối ưu
  • Kiểm soát được người dùng
  • Tăng năng suất làm việc cho nhân công
  • Hệ thống thông gió tự nhiên thi công lắp đặt vô cùng dễ dàng, không gây ảnh hưởng đến kết cấu và kiến trúc có sẵn của nhà xưởng

 Nhược điểm:  Phụ thuộc hoàn toàn vào hướng gió, hiệu suất không cao và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

 Sơ đồ bố trí hệ thống thông gió nhà xưởng

 Sơ đồ bố trí hệ thống thông gió nhà xưởng

Nguyên lý của hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng, nhà công nghiệp

  • Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió tự nhiên dựa vào sự đối lưu của không khí theo nguyên tắc không khí nóng giãn nở sẽ nhẹ hơn và bay lên trên để không khí lạnh nặng hơn sẽ tràn xuống dưới thay thế.
  • Tận dụng được cấu trúc hở của nhà xưởng để đón thêm gió bên ngoài.

Phương pháp thực hiện

 Bố trí lam gió lấy không khí sạch và thải khí bẩn đối xứng nhau để mang lại kết quả tốt nhất. Lam gió phải thiết kế để che được nước mưa. Có thể thiết kế quả cầu thông gió ở mái nhà để tạo sự thông thoáng cho xưởng.

 2. Hệ thống thông gió không sử dụng kênh dẫn gió

 Thông gió sử dụng kênh dẫn gió

 Phương pháp này khá giống phương pháp trên nhưng thay vì lắp lam gió ở 2 đầu thì cần phân chia ra một đầu lấy không khí vào còn một đầu hút không khí ra.

 Khi hoạt động hệ thống này, không khí, bụi bẩn trong nhà xưởng sẽ bị hút ra và không khí sạch, gió sẽ theo lam gió hút vào bên trong nhà xưởng.

Cách tính toán lưu lượng gió hút ra để chọn quạt hút thích hợp

 Theo nghiên cứu, mỗi người sẽ cần tối thiểu khoảng 20m3 không khí trong vòng 1 tiếng. Chính vì thế, tính lưu lượng cần thông gió sẽ bằng công thức: tổng số người x 20m3.

 Tính số người làm việc trên m2 sàn = Diện tích/0,7 người/m2 sàn.

 Bạn có thể tham khảo thêm ví dụ để dễ hình dung:

 – Xưởng có diện tích là: S = 1000m2

 – Số nhân công trong xưởng là: 1000/0,7 = 1428 người

 – Lưu lượng cần thông gió = 1428 x 20 = 28.560 m3/h

 Vì vậy, ta có thể lựa chọn loại quạt hút công nghiệp có lưu lượng thông gió lớn hơn hoặc bằng 28.560 m3/h

 3. Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió

 Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió

 Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió hoạt động dựa trên nguyên lý hút không khí sạch từ bên ngoài sau đó thổi qua màng lưới giấy hình tổ ong. Màng lưới này không hấp thu nước, có khả năng lọc bụi và chống ẩm mốc rất tốt.

 Không khí sau khi đi qua màng lưới (màng lưới được bơm nước liên tục qua van tự động) sẽ giảm nhiệt độ xuống rất sâu, từ 30 – 50 độ C so với nhiệt độ ngoài môi trường.

 Không khí đã được làm mát sẽ thổi liên tục vào xưởng nhờ một moteur quạt và đẩy khí nóng, bụi bẩn, khí độc hại trong xưởng ra bên ngoài. Tạo ra một môi trường sạch, thoáng mát, dễ chịu cho người làm việc. Cự ly gió của phương pháp này khá lớn, lên tới 25m.

 Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió sẽ giúp độ ẩm trong phòng tăng lên đáng kể (3 – 5 %). Hệ thống có 3 chế độ gió nên có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

 Trung bình, 1 hệ thống có thể làm mát khoảng 130m2. Bên cạnh đó, nguyên lý làm mát của hệ thống này còn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm điện năng, khử mùi hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.

 4. Hệ thống thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng

 Hệ thống thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn rất nhiều so với các phương pháp khác. Ưu điểm lớn nhất của chúng là có chi phí đầu tư, chi phí điện năng tiêu thụ thấp, chỉ khoảng 1/10 so với sử dụng điều hòa.

Số liệu khảo sát trên không gian làm việc 1000 m2
Năng suất làm lạnh Kiểu Hệ thống làm mát Hệ thống điều hòa Hệ thống quạt
Công suất 16.000 m3/h 400.000 Btu/h 40.000 m3/h
Công suất điện 1,1 kW 54 kW 7.1 kW
Không gian làm việc Diện tích ( m2) 1000 1000 1000
Chiều cao (m) 4 4 4
Số lần trao đổi trên giờ 30 tuần hoàn 30
Chỉ số năng lượng tiêu thụ Tổng số đơn vị lắp đặt 8 2 3
Tổng điện tiêu thụ (kW) 8.8 108 22.5
Tổng điện sử dụng 10h/ngày và 26 ngày/tháng 27,456 kWh trên năm 336,960 kWh trên năm 70,200 kWh trên năm
% điện tiêu thụ 8% 100% 21%
Sự khác nhau giữa các phương pháp Đẩy hơi nóng ra và làm mát không khí, làm sạch và cấp gió tươi Vòng tuần hoàn kín.Trong trường hợp có nhiệt sinh ra thì nó không hiệu quả Tuần hoàn không khí nhưng không hạ nhiệt độ khi nhiệt độ môi truồng tăng

 

 Nếu hệ thống điều hòa bắt buộc phải làm lạnh cả nhà xưởng mới có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm thì hệ thống làm mát này chỉ cần làm mát tại một số vị trí chỉ định, cần thiết, nơi sinh nhiệt như xưởng in, xưởng cơ khí.

 Vậy nên, nếu doanh nghiệp của bạn không yêu cầu môi trường khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm thì hệ thống thông gió kết hợp làm mát là lựa chọn tối ưu nhất.

 Hệ thống thông gió kết hợp làm mát

 Hệ thống thông gió kết hợp làm mát

 Hệ thống thông gió kết hợp làm mát

Quy định phòng cháy chữa cháy nhà kho xưởng

Điều kiện an toàn về thiết kế PCCC nhà kho – xưởng đối với doanh nghiệp

 Quy Định Thiết Kế PCCC Nhà Kho - Xưởng Theo Nghị Định 79 PCCC

 Đó là những yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp khi hoạt động, nhằm đảm bảo tuân thủ luật phòng cháy chữa cháy cũng như sự an toàn cho cơ sở hoạt động, nhà xưởng hoặc nhà kho chứa hàng.

 Nghị định 79 mô tả điều kiện an toàn đối với rất nhiều đối tượng. Nhưng xét về hình thức hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay có thể khái quát thành 2 trường hợp: Cơ sở hoạt động có nhà kho, và kho xưởng xây dựng riêng với kết cấu đặc thù.

 Quy Định Thiết Kế PCCC Nhà Kho - Xưởng Theo Nghị Định 79 PCCC

1.1. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

 Quy Định Thiết Kế PCCC Nhà Kho - Xưởng Theo Nghị Định 79 PCCC

 Điều 7 của Nghị định 79 PCCC nêu rõ, những cơ sở có kho hàng hóa, vật tư cháy được, hoặc vật tư hàng hóa không cháy nhưng đựng trong các bao bì cháy được, hay các bãi hàng hóa, vật tư có khả năng cháy,…phải đáp ứng các điều kiện an toàn về quy định PCCC với kho hàng cụ thể như sau:

 a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

 b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

 c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

 d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

 f) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

 g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

 h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình Nhà kho hàng hóa, vật tư “có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

 i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

 Lưu ý, các tiêu chuẩn PCCC nhà kho nêu trên phải được duy trì thực hiện trong suốt quá trình doanh nghiệp vận hành.

1.2. Điều kiện an toàn về PCCC đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn

 Quy Định Thiết Kế PCCC Nhà Kho - Xưởng Theo Nghị Định 79 PCCC

 Với nhà xưởng trống dạng khung thép mái tôn vượt quá diện tích khoang ngăn cháy thì phải đáp ứng được thiết kế pccc nhà xưởng là:

 a) Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

 b) Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.

Yêu cầu về PCCC khi thiết lập dự án và thiết kế xây dựng công trình

 Quy Định Thiết Kế PCCC Nhà Kho - Xưởng Theo Nghị Định 79 PCCC

 Điều 13 Nghị định 79 trình bày về yêu cầu nội quy phòng cháy chữa cháy trong trường hợp cải tạo công trình, thay đổi tính chất sử dụng, lập dự án thiết kế xây mới thuộc diện phải thẩm duyệt, cần đảm bảo:

  • Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
  • Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
  • Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
  • Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
  • Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

 Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế PCCC nhà kho

 Quy Định Thiết Kế PCCC Nhà Kho - Xưởng Theo Nghị Định 79 PCCC

 Nhiều cơ sở, nhà kho nhỏ chỉ cần đảm bảo các quy định PCCC tiêu chuẩn mà không yêu cầu phải có thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Tuy nhiên đối với thiết kế PCCC nhà xưởng, kho hàng hóa vật tư có khối tích từ 1.000 m3 thì đây là điều bắt buộc.

 Hồ sơ thẩm duyệt: Hồ sơ thẩm duyệt cho thiết kế phòng cháy chữa cháy cơ sở buộc phải có đầy đủ các giấy tờ dưới đây, nộp cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

  • Đơn đề nghị xem xét, xin ý kiến về giải pháp PCCC
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền về việc cho phép đầu tư (Bản sao công chứng);
  • Bảng dự toán tổng kinh phí đầu tư;
  • Bản vẽ công trình cùng thuyết minh thiết kế cơ sở, trong đó đáp ứng được các giải pháp PCCC quy định tại Điều 13 nêu trên.

 Lưu ý, nếu doanh nghiệp ủy quyền cho một đơn vị khác làm thay thì phải có văn bản ủy quyền đính kèm.

 Thời hạn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy không quá 05 ngày làm việc đối với nhóm công trình B và C, không quá 10 ngày đối với công trình nhóm A.

 Xem đầy đủ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP Tại Đây

Trách nhiệm PCCC nhà kho doanh nghiệp cần phải tuân thủ

 Vậy doanh nghiệp phải làm gì để đáp ứng được quy định phòng cháy chữa cháy kho hàng, kho xưởng của pháp luật? Làm cách nào để tăng cường độ an toàn kho, hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ? Dưới đây là những khuyến cáo từ cơ quan chức năng cũng như những đơn vị có nhiều năm kinh doanh lĩnh vực kho vận:

  • Thực hiện nghiêm các điều kiện cũng như yêu cần an toàn về PCCC theo nghị định 79 về PCCC (đã nêu rõ ở các phần trên).
  • Thành lập đội PCCC cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC, kỹ năng hướng dẫn thoát nạn và sơ cấp cứu cho người bị nạn. Một vài gợi ý cách phân bổ, tổ chức lực lượng này như sau:
Số lượng nhân viên kho hàng, nhà xưởng Thành viên đội PCCC cơ sở
Dưới 10 người Tất cả là thành viên tham gia đội, có 1 đội trưởng
Từ 10 đến 50 người Tối thiểu 10 người, có 1 đội trưởng, các đội phó
Từ 50 đến 100 người Tối thiểu 15 người, có 1 đội trưởng, các đội phó
Từ 100 đến Tối thiểu 25 người, có 1 đội trưởng, các đội phó
Doanh nghiệp có nhiều phân xưởng độc lập Bố trí mỗi kho một đội PCCC, số lượng thành viên tùy quy mô mỗi kho.
  • Bắt buộc phải gắn niêm yết các bảng nội quy PCCC kho, tiêu lệnh PCCC, bảng cấm lửa, cấm hút thuốc,…trong khuôn viên kho hoặc tại những nơi mang tính chất nguy hiểm, có nguy cơ cháy nổ.
Quy Định Thiết Kế PCCC Nhà Kho - Xưởng Theo Nghị Định 79 PCCC

 Biển báo, bảng tiêu lệnh, nội quy PCCC kho tiêu chuẩn

  • Phải thường xuyên giám sát, tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức phòng tránh cháy nổ của công nhân viên. Nếu cần thiết có thể đưa ra mức phạt cụ thể để tăng tính răn đe.
  • Nghiêm cấm việc sử dụng nguồn lửa hoặc nguồn nhiệt bên trong hoặc bên cạnh nhà kho, nhà xưởng (ví dụ như thắp hương, hút thuốc, hóa vàng, nấu nướng…).
  • Tùy vào quy mô và tính chất công trình kho hàng, kho xưởng mà lắp đặt hệ hệ thống chống sét, chống rò điện, chống phát sinh tĩnh điện phù hợp.
  • Hệ thống điện khi lắp đặt phải đúng thiết kế, đảm bảo an toàn. Trong khi đó các thiết bị tiêu thụ điện cần có thông số kỹ thuật phù hợp và lắp đặt đúng kỹ thuật.
  • Nên ưu tiên sử dụng đường dây dẫn điện đặt kín nhằm tăng sự an toàn, hạn chế sự tác động lý hóa, bị gặm nhấm, thấm ướt,…
  • Thiết bị tự ngắt (aptomat) là tối cần thiết trong quy định phòng cháy chữa cháy nhà xưởng, cần được đầu tư bài bản. Để tăng độ an toàn, nên lắp cho hệ thống điện tổng và đối với từng thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn.
  • Cách sắp xếp hàng hóa trong kho phải khoa học, để trên giá kệ gọn gàng. Có thể bố trí hàng có chung tính chất, cách thức chữa cháy trong cùng khu vực. Các dãy kệ có thể đan xen giữa ngành hàng dễ cháy với ngành hàng khó cháy. Không bố trí hàng dễ cháy gần bóng đèn, dây dẫn, ổ cắm, cầu dao, bảng điện hay thiết bị có nhiệt độ cao. Yêu cầu khoảng cách tối thiểu để đảm bảo an toàn là 0,5m.
  • Cần trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy cho kho (bình chữa cháy, vòi xịt, dụng cụ cứu thương,…) Theo TCVN PCCC kho thì số lượng bình cháy trong kho xưởng xác định theo nguyên tắc sau:

 Trong đó, số lượng tối thiểu ở mỗi tầng/sàn là 2-3 bình. Với diện tích nhỏ hơn 100m2, thì cũng cần có ít nhất 2 bình chữa cháy.

 Quy Định Thiết Kế PCCC Nhà Kho - Xưởng Theo Nghị Định 79 PCCC

  • Luôn đảm bảo lối đi thoát hiểm thông thoáng và các điều kiện thoát nạn khi xảy ra sự cố (sơ đồ hướng dẫn thoát nạn, đèn chỉ dẫn, đèn chiếu sáng sự cố, hệ thống thông gió, hạn chế nhiệt, chống tụ khói trên lối thoát nạn,…)
  • Nếu doanh nghiệp cho thuê mặt bằng, kho xưởng với một bên thứ 2, thì cần xác định trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy của mỗi bên rõ ràng. Vấn đề này nên thể hiện cụ thể trong hợp đồng thuê kho.
  • Về hàng hóa lưu trữ, doanh nghiệp tuyệt đối không tàng trữ chất cấm, không lưu hóa chất có khả năng dễ cháy nổ như gas, xăng dầu, cồn, hóa chất khác mà không có sự cấp phép của cơ quan chức năng .
  • Với kho lưu trữ hóa chất đặc thù, phải có vật chứa chuyên dụng, trang bị thiết bị và phương tiện PCCC nhà kho tiêu chuẩn. Quy tắc pccc trong kho là không chứa nhiều loại hóa chất trong cùng một kho để tránh trường hợp rò rỉ gây phản ứng hóa học cháy nổ.
  • Nguyên tắc PCCC kho lạnh: Tương tự đối với kho thường. Tuy nhiên việc vận hành máy lạnh phải do người có sức khỏe và chuyên môn đảm trách. Riêng quá trình nạp dung môi máy lạnh vào hệ thống phải được giám sát chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình với tối thiểu 2 người.
  • Khi có cháy, nổ, phải tổ chức sơ tán thoát nạn kịp thời, nhanh chóng báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc liên hệ công an gần nhất và tìm mọi cách dập lửa càng sớm càng tốt.

 Việc thiết kế xây dựng nhà kho vốn đã không dễ dàng và tốn ngân sách rất lớn, thêm vào đó nếu muốn đáp ứng được nội quy pccc kho vật tư đúng pháp luật bắt buộc phải đầu tư rất nhiều. Không chỉ là chi phí thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn, tuyển dụng bố trí nhân lực quản lý kho mà bản thân người chủ doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức, giám sát kho, luôn trong trạng thái đề phòng trước những rủi ro, nguy cơ cháy nổ…

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: cooling pad hóc epoxy bàn âm hà đông rẻ dĩ cũ quận ánh 12 hạch mua lùa nóc cuốn xaydungso file revit worldsteel sửa móng kẻ vạch bắc ninh cắt đức tiền băng dính dán 5s hải hưng yên quét rác mời thầu dốc đà nẵng gmp sketchup siêu mềm bê tông duravac meeyland long khấu hao nhiêu nai keo mấy autocad nhượng cỡ ty tnhh chớp layout mỹ đình cad zamil bienduongcorp com chuông canopy phối chà nén camera củ tp hcm 2018 tân chánh mật thư viện full gấp download