Tìm hiểu về các loại máy và quy trình chế biến gỗ

Các loại máy chế biến gỗ

 1. Máy cưa vòng (Máy cưa CĐ nằm)

 Máy cưa vòng là loại máy làm mộc dùng để xẻ phôi gỗ lớn chuyên dùng từ những cây gỗ to thành các phôi gỗ có độ dầy khác nhau. Chúng ta thường được thấy chúng được dùng tại các xưởng xẻ gỗ, dùng để chế biến gỗ thô.

 2. Máy cưa Panel

 Máy cưa panel là loại máy cưa khổ lớn chuyên dùng để cắt ván công nghiệp (như MDF, HDF, MFC, gỗ ghép,…) với độ chính xác và độ mịn của đường cưa rất cao. Máy cưa panel có thể có 1 hoặc 2 lưỡi cưa và thiết lập chế độ cưa khác nhau thậm chí có thể lập trình cưa theo theo yêu cầu. Chúng thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất văn phòng, nội thất trang trí. Chúng tiết kiệm rất nhiều nhân công lao động.

 3. Máy cưa bàn trượt

 Tương tự như máy cưa panel, máy cưa bán trượt là loại máy làm mộc chuyên dùng để cắt ván với yêu cầu phải có độ chính xác và độ mịn của đường cắt cao chuyên cắt hàng ván tấm như MDF, HDF, VENEER… Máy có thể có 1 hoặc 2 lưỡi cưa, có thể nghiêng được lưỡi hoặc không. Thường được dùng trong sản xuất đồ gỗ nội thất.

 4. Máy cưa lọng

 Máy cưa lọng, một số nơi ngoài Bắc gọi theo tên máy cưa vành là loại máy chuyên dùng để cưa các chi tiết phức tạp có độ cong hay uốn lượn theo hình vẽ nào đó. Ngoài ra máy cũng có thể dùng để xẻ pha anh gỗ trong sản xuất đồ gỗ nội thất.

 5. Máy xẻ lưỡi

 Máy xẻ nhiều lưỡi là loại máy làm mộc chuyên dùng để xẻ có nhiều lưỡi nằm sát nhau, có mạch cưa rất mỏng, mịn và độ chính xác cao. Chúng ta thường thấy máy này được dùng xẻ các loại gỗ thịt như căm xe, gõ, lim…từ 1 thanh gỗ thành nhiều thanh gỗ mỏng (từ 1 đến 3mm) để ép lên mặt trong sản xuất ván sàn hoặc trang trí nội thất.

 6. Máy cắt đầu mộng

 Máy cắt mộng là loại máy chuyên dùng để cắt đầu thanh gỗ và tạo mộng đầu. Máy thường có từ 2-4 lưỡi cắt theo cả chiều ngang và dọc. Máy thường được dùng nhiều trong sản xuất khuôn cửa gỗ tự nhiên như cửa phòng hay cửa mặt tiền, cắt và tạo mộng chủ yếu trong sản xuất nội thất gỗ tự nhiên.

 7. Máy bóc gỗ lạng

 Máy bóc gỗ lạng hay tên gọi khác là máy bóc gỗ veneer là loại máy chuyên dùng để lạng các tấm veneer mỏng từ 0.2 – 1.0mm dùng để tạo lớp mặt trong sản xuất ván veneer. Máy thường dùng cho các nhà máy chế biến nguyên liệu thô có quy mô sản xuất rất lớn.

 8. Máy đánh mộng finger

 Máy đánh mộng finger là loại máy làm mộc chuyên đánh mộng kiểu răng lược, dùng trong sản xuất nội thất và sản xuất ván ghép finger và gỗ ghép thanh. Thường thấy máy này ở các xưởng mộc chuyên làm ván nguyên liệu thô.

 9. Máy ép nhiệt

 Có nhiều kích cỡ máy tuy nhiên máy ép nhiệt chuyên dùng là máy ép khổ lớn 1400 x 2500mm. Thường thì có từ 3 tới 6 tầng ép hoạt động. Nhiệt sử dụng điện hoặc nồi hơi. Máy thường được dùng để ép veneer, ép cánh cửa gỗ công nghiệp, … Thời gian cho 1 mẻ ép là từ 1 – 5 phút một mẻ. Máy ứng dụng nhiều trong ép ván phôi nguyên liệu hay sản xuất cửa gỗ công nghiệp.

 10. Máy dán cạnh

 Máy dán cạnh là loại chuyên dùng trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp như mdf phủ melanine, hdf phủ melanine hay gỗ phủ veneer, dán cạnh cửa gỗ công nghiệp, nội thất văn phòng như bàn ghế từ gỗ công nghiệp. Máy sử dụng keo nhiệt, chuyên dùng để dán cạnh cửa, cạnh bàn,…

 11. Máy bào 2 mặt

 Máy bào 2 mặt được ứng dụng nhiều trong các xưởng mộc tự nhiên, chùng dùng bào cạnh trên và cạnh dưới của 1 phôi gỗ, mặt rộng đường bào tối đa 610mm. Máy giúp tiết kiệm nhiều nhân công nhưng giá thành cực cao.

 12. Máy ghép thanh (cảo quay)

 Máy ghép thanh là máy làm mộc chuyên dụng gồm 1 hệ thống gồm nhiều dàn ghép, chuyên dùng để sản xuất gỗ ghép thanh Finger. Những xưởng gỗ lớn có thể trang bị máy này để tận dụng các phôi gỗ thừa như căm xe, sồi, lim, gõ… tận dụng trong quá trình cắt tinh, giúp tăng hiệu quả kinh tế.

 13. Máy bào 4 mặt

 Máy bào bốn mặt là loại máy làm mộc đa năng chuyên sử dụng để bào cạnh, tạo hình cạnh áp dụng trong sản xuất ván sàn, khuôn cửa gỗ, cái cửa, phôi gỗ để ghép thanh, phào gỗ… Máy có thể tạo hình được 4 cánh cùng 1 lúc. Máy có giá trị cao nhưng tương xứng với hiệu quả kinh tế nó mang lại.

 14. Máy bào thẩm

 Máy bào thẩm là loại máy làm mộc dùng để bào mặt phẳng, chuyên dùng để bào các thanh gỗ dài cần độ phẳng và độ thẳng cao. Máy được dùng nhiều trong chế biến gỗ và sản xuất nội thất. Hầu như xưởng gỗ nào cũng có máy này.

 15. Máy khoan dàn (máy khoan ốc)

 Máy khoan dàn hay còn gọi máy khoan ốc liên kết, đây là loại máy khoan có nhiều mũi (24-36 mũi), có thể khoan từ các thướng, có thể điều chỉnh khoảng cách, kích thước các mũi khoan. Máy có độ chính xác cao, rất cần trong sản xuất nội thất đặc biệt là xưởng gỗ công nghiệp hay xưởng gỗ chuyên bàn ghế.

 16. Máy phay trục đứng (máy tubi)

 Máy phay trục đứng hay còn gọi là máy tubi (hoặc tupi). Đây là loại máy phay tốc độ cao, chuyên dùng để phay hoặc soi các họa tiết trong trí, các đường gờ mép với nhiều kiểu dáng và đường nét khác nhau. Máy thông dụng mà xưởng gỗ nào cũng phải có.

 17. Máy chà nhám thùng

 Đây là loại máy làm mộc công suất lớn chuyên dùng để làm nhẵn các bề mặt phẳng, máy được áp dụng nhiều trong sản xuất chế biến gỗ. Máy có giá trị cao nhưng hiệu quả mang lại khá lớn, chúng phù hợp cho xưởng gỗ quy mô lớn như Mộc Chuẩn chúng tôi.

 18. Máy lắc mộng (đục lỗ OVAN)

 Đây là loại máy làm mộc dùng để đục các loại lỗ có hình OVAN, đi chung của máy gồm 2 hệ thống tạo OVAN dương và OVAN âm, máy phù hợp cho các xưởng chuyên bàn ghế, kệ tủ xuất khẩu, hàng gỗ tự nhiên.

 19. Máy đục mộng vuông

 Thay vì đục mộng OVAN thì mộng vuông là mộng cơ bản của ngành sản xuất nội thất từ gỗ tự nhiên, máy đục mộng là 1 máy làm mộc cơ bản mà bất cứ xưởng mộc nào cũng phải có.

 20. Máy liên hợp

 Nếu diện tích xưởng gỗ không đủ lớn thì máy liên hợp là máy làm mộc tối ưu 3 trong 1, đó là vừa bào gỗ, vừa rong gỗ và vừa cuốn gỗ. Máy thích hợp cho các xưởng mộc nhỏ và vừa phải.

Quy trình chế biến gỗ

Quy trình chế biến đồ gỗ tự nhiên

 Đối với đồ gỗ tự nhiên, quy trình chế biến bao gồm các bước như sau:

 Bước 1: Chọn lọc gỗ tự nhiên làm nguyên liệu đầu vào

 Không phải bất kỳ loại gỗ nào cũng được lựa chọn để chế biến, sản xuất để tạo thành các thành phẩm gỗ. Bởi đặc điểm của mỗi loại gỗ khác nhau nên cách ứng dụng cũng khác nhau. Vì vậy, các đơn vị cần chọn lọc gỗ để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.

 Bước 2: Xẻ gỗ thành các tấm có kích thước theo yêu cầu

 Đây là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình chế biến và sản xuất đồ gỗ. Bởi nguyên liệu đầu vào là những khối gỗ thô lớn. Để thuận tiện trong quá trình sản xuất, gỗ thô cần phải được xẻ thành các thanh hoặc tấm gỗ có kích thước khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

 Công đoạn xẻ gỗ đòi hỏi những người thợ xẻ phải có tay nghề giỏi, chắc tay để đảm bảo các tấm gỗ không bị lỗi cũng như không bị hao gỗ. Đồng thời, công đoạn này cũng đòi hỏi đơn vị sản xuất đầu tư hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại để giảm thiểu sức người và nâng cao hiệu quả công việc.

 Bước 3: Sấy gỗ

 Gỗ tự nhiên nếu không được sấy khô dễ dẫn đến tình trạng bị ẩm mốc, mối mọt khiến tuổi thọ gỗ bị giảm. Vì vậy, quy trình chế biến sản xuất gỗ không thể thiếu công đoạn sấy gỗ. Với công đoạn này, gỗ sau khi xẻ sẽ được ngâm trong hóa chất chuyên dụng để chống mối mọt sau đó đưa vào lò sấy hơi nước. Trong quá trình sấy gỗ phải duy trì mức nhiệt độ tiêu chuẩn để tránh tình trạng gỗ bị cong, vênh hay nứt nẻ. Gỗ không được sấy khô hoàn toàn mà phải duy trì độ ẩm ở mức 15%.

 Bước 4: Lọc và phân loại gỗ

 Sau khi sấy, gỗ sẽ được lọc và phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau như độ mịn, kích thước, màu sắc. Việc phân loại sẽ giúp người dùng dễ dàng lựa chọn loại gỗ phù hợp cho quá trình sản xuất.

Quy trình chế biến gỗ công nghiệp

 Đối với gỗ công nghiệp, quy trình chế biến sản xuất đồ gỗ sẽ được thực hiện theo các bước sau.

 Bước 1: Lựa chọn gỗ để đưa vào sản xuất

 Gỗ công nghiệp thường được lựa chọn từ các loại gỗ như tràm và gỗ thông. Đây là hai loại gỗ phổ biến nhất để chế biến thành gỗ công nghiệp.

 Bước 2: Xẻ mỏng và nghiền nát để tạo thành phẩm gỗ ván

 Sau khi lựa chọn, gỗ được xẻ mỏng và nghiền nát để làm thành các loại gỗ ván ép HDF, MFC, MDF.

 Bước 3: Bột gỗ trộn cùng keo và chất phụ gia chống mối mọt và ép thành tấm

 Bột gỗ sau khi nghiền nát sẽ được trộn cùng các chất phụ gia chống mối mọt cùng keo dính. Sau khi bột gỗ được trộn cùng keo và chất phụ gia sẽ được ép thành từng tấm gỗ. Quá trình ép gỗ phải đảm bảo nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo kết cấu vững chắc của gỗ.

 Bước 4: Xử lý bề mặt, tạo vân và phủ bóng bề mặt

 Sau khi ép, gỗ công nghiệp trải qua công đoạn xử lý bề mặt, tạo vân và phủ bóng bề mặt để tạo tính thẩm mỹ. Gỗ công nghiệp thường được phủ bóng Melamine Resin trong suốt để chống xước cũng như giữ màu sắc và những đường vân gỗ đẹp mắt.

 Bước 5: Cắt và soi mộng cạnh gỗ công nghiệp

 Gỗ sau khi được xử lý bề mặt, tạo vân và phủ bóng sẽ được cắt với kích thước theo quy định. Đồng thời, các tấm gỗ sẽ được soi mộng các cạnh.

 Bước 6: Kiểm tra thành phẩm

 Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: nhật bãi đã cũ đài loan quốc đình nghệ hà tân vương rẻ mini minh thượng việt nam ctcp an tiếng triển lãm báo cty cp cung cấp hội chợ 2018 dntn thái cụ châu âu tnhh huy xí vinafor đà nẵng