Tìm hiểu về công tác phục vụ trong nhà hàng ăn uống

Quy trình phục vụ nhà hàng

Quy trình phục vụ ăn uống là gì?

 Quy trình phục vụ ăn uống là tổng hợp các thao tác nghiệp vụ được nhân viên tiến hành theo các giai đoạn liên tiếp, có liên quan mật thiết với nhau nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất về chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ và chất lượng món ăn trong nhà hàng, quán ăn đó.

 Bất kể là nhà hàng, quán ăn quy mô lớn hay tiệm ăn bình dân, để hoạt động phục vụ khách được trơn tru, hiệu quả và làm hài lòng khách thì cần phải tuân thủ đúng theo quy trình phục vụ ăn uống chuẩn. Tùy vào mức độ quy mô và chiến lược kinh doanh của mỗi cơ sở mà yêu cầu thực hiện quy trình phục vụ ăn uống có tăng (giảm) một số bước cho phù hợp.

Khái quát quy trình phục vụ ăn uống trong nhà hàng, quán ăn

 Quy trình phục vụ ăn uống do nhân viên phục vụ bàn thực hiện, gồm 4 giai đoạn được diễn ra theo thời điểm tương ứng như sau:

 

Chi tiết quy trình phục vụ ăn uống trong nhà hàng, quán ăn

♦ Giai đoạn 1: Đặt bàn, chuẩn bị

 *Nhận yêu cầu đặt bàn trước của khách

 – Nhân viên phụ trách tiếp nhận yêu cầu đặt bàn trước của khách

 – Kiểm tra khả năng đáp ứng của nhà hàng và thông báo lại khách có xác nhận đặt bàn hay không

 – Trường hợp có, lưu ý nắm các thông tin của khách như tên, số điện thoại liên hệ, giờ đến, số lượng bàn ăn/ người ăn, số lượng món ăn, các yêu cầu đặc biệt (nếu có)…

 – Lưu vào sổ hoặc trên phần mềm, đồng thời thông báo đến quản lý và các bộ phận có liên quan được biết

 *Chuẩn bị trước giờ phục vụ khách

 – Làm vệ sinh khu vực phục vụ sạch sẽ

 – Setup bàn ăn theo đúng tiêu chuẩn nhà hàng

 – Chuẩn bị thêm các công cụ dụng cụ phục vụ ăn uống trong ca để bổ sung khi cần

 – Kiểm tra lại một lần nữa công việc chuẩn bị để sẵn sàng đón và phục vụ khách, như toàn bộ khu vực đã sạch chưa, bàn đã setup đúng chưa, các dãy bàn ghế đã ngay hàng thẳng lối chưa, công cụ dụng cụ đã sạch và đủ chưa…

 – Kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị phục vụ khách

 – Liên hệ với bếp và bar để nắm các món mới, món đặc biệt, món ngưng phục vụ để phục vụ khách tốt hơn

 – Kiểm tra danh sách khách đặt bàn và toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng trước giờ khách đến

 

 Nhân viên phục vụ cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước giờ phục vụ khách đến

♦ Giai đoạn 2: Đón tiếp khách

 *Chào khách và xác nhận việc đặt bàn trước

 – Nhân viên chủ động chào hỏi khi khách đến nhà hàng; đảm bảo lịch sự, niềm nở và theo đúng tiêu chuẩn phục vụ quy định

 – Xác nhận xem khách có đặt bàn trước hay không.

 + Trường hợp có: hỏi tên khách và xác nhận lại các thông tin liên quan – kiểm tra danh sách đặt bàn trước để xác nhận tính chính xác – xác nhận khả năng đáp ứng của nhà hàng và dẫn khách vào bàn đã đặt

 + Trường hợp chưa: hỏi tên khách và những yêu cầu như cần đặt bàn cho bao nhiêu người, thích ngồi ở vị trí nào, có yêu cầu gì đặc biệt không… – kiểm tra khả năng đáp ứng của nhà hàng và dẫn khách vào bàn phù hợp

 + Trường hợp bàn khách đặt hoặc bàn khách muốn chưa đủ điều kiện phục vụ, nhân viên cần linh hoạt và khéo léo sắp xếp cho khách một bàn khác tương tự; nếu khách chưa đặt bàn trước thì có thể đề nghị khách đợi trong giây lát hoặc có thể quay lại sau và đưa khách vào danh sách chờ (nếu khách đồng ý)

 – Lưu ý khi dẫn khách vào bàn: nhân viên cần lịch sự hướng dẫn khách bằng tay phải, các ngón tay khép vào nhau, lòng bàn tay hơi chếch để chỉ hướng đi cho khách – đi trước khách khoảng 1m, điều chỉnh khoảng cách phù hợp bằng cách thường xuyên quay lại phía sau để quan sát tốc độ của khách – khi dẫn khách đến bàn, nhân viên cần thông báo “Đây là bàn của quý khách ạ!”

♦ Giai đoạn 3: Phục vụ khách ăn uống

 *Kéo ghế mời khách ngồi, trải khăn ăn cho khách

 – Ngay sau khi thông báo bàn ăn cho khách, nhân viên lịch sự và khéo léo kéo ghế mời khách ngồi. Ưu tiên kéo ghế cho phụ nữ và người lớn tuổi trước

 – Sau khi khách đã ngồi thuận lợi, nhân viên thực hiện trải khăn ăn vào lòng khách (nếu phục vụ Alacarte) hoặc gấp khăn ăn thành hình tam giác và đặt bên tay trái khách (nếu phục vụ buffet). Lưu ý phải xin phép khách trước khi thực hiện

 *Giới thiệu thực đơn cho khách

 – Nhân viên mở sẵn menu và đưa cho khách. Lưu ý đứng về phía tay phải khách

 – Đứng lùi ra khoảng 1 bước chân và để khách có thời gian xem qua thực đơn trước khi gọi món

 *Mời, giới thiệu, tư vấn và bán hàng

 – Nhân viên giới thiệu những món đặc sản của nhà hàng, món mới hay món phù hợp với sở thích và nhu cầu, khả năng chi trả của thực khách

 – Lưu ý những món ăn ngưng phục vụ, khách dị ứng để điều chỉnh tư vấn cho phù hợp

 

 Nhân viên phục vụ cần có kỹ năng offer (giới thiệu) và upselling (bán hàng)

 *Ghi order và nhắc lại order

 – Nhân viên cần chuẩn bị sẵn phiếu order và bút để tiếp nhận order của thực khách

 – Ghi đầy đủ và chính xác yêu cầu của thực khách như số lượng món, yêu cầu đặc biệt (nếu có); lưu ý ghi đúng số bàn và ghi cả tên mình vào để tiện kiểm tra và theo dõi khi có phát sinh

 – Sau khi ghi order xong, nhân viên cần nhắc lại để xác nhận một lần nữa với khách; tránh việc ghi sai/ thiếu/ thừa

 – Cảm ơn khách đã gọi món và xin phép được lấy lại thực đơn

 *Chuyển các liên order cho cashier, bếp, bar

 Phiếu order thường có 3 liên

 – Liên trắng (liên chính): đưa đến quầy thu ngân để cashier nhập vào hệ thống, in hóa đơn

 – Liên hồng: mang đến bếp để chế biến món ăn, mang đến bar để làm thức uống

 – Liên xanh: được nhân viên phục vụ giữ lại để kiểm tra khi cần

 *Mang món ra phục vụ khách

 – Nhân viên tiếp thực/ busboy hoặc nhân viên phục vụ sẽ dùng khay mang món ăn, thức uống đã hoàn thành ra phục vụ khách

 – Đảm bảo phục vụ đúng món, đúng bàn; trước khi đặt thức ăn lên bàn cho khách, nhân viên cần nói lớn “Dạ, đây là món… ạ!” để thông báo cho khách biết món được phục vụ đồng thời giúp kiểm tra xem món này có đúng là khách đã gọi không, giúp kịp thời phát hiện sai sót nếu có

 

 Nhân viên cần đảm bảo món ăn phục vụ đúng yêu cầu, đúng bàn khách

 *Chăm sóc khách trong suốt bữa ăn

 – Nhân viên cần chọn vị trí đứng thích hợp để có thể đảm bảo vừa quan sát sự xuất hiện của khách mới, vừa nhận biết khách đang dùng bữa có thêm yêu cầu để kịp thời phục vụ và đáp ứng

 – Cần bảo đảm dáng đứng thẳng, nét mặt tươi cười, tự nhiên và lịch sự; tuyệt đối không được làm việc riêng, không bỏ vị trí hay nói chuyện khi đang phục vụ khách

♦ Giai đoạn 4: Thanh toán, tiễn khách và dọn dẹp

 *Thanh toán

 – Nhân viên cần nhận biết thời điểm khách sắp gọi thanh toán để báo với thu ngân chuẩn bị hóa đơn tính tiền

 – Khi khách đề nghị thanh toán, nhân viên ngay lập tức mang hóa đơn ra cho khách

 – Nhận tiền từ khách – kiểm tiền trước mặt khách kèm thông báo số tiền đã nhận rồi mang tiền cùng hóa đơn đến giao cho thu ngân

 – Nhận lại tiền thừa từ thu ngân, kiểm tra tiền thừa và mang ra trả lại khách cùng với hóa đơn cho khách

 *Cảm ơn và tiễn khách

 – Nhân viên nhắc nhở khách kiểm tra xem có quên đồ gì không; cảm ơn khách đã dùng bữa tại nhà hàng

 – Tiễn khách ra về trong sự hài lòng ở mức cao nhất và hẹn gặp lại khách ở những lần sau

 *Thu dọn và setup lại bàn ăn

 – Nhân viên tiến hành thu dọn bàn ăn của khách, phân loại rác và công cụ dụng cụ đúng nơi quy định

 – Setup lại bàn ăn mới theo đúng tiêu chuẩn nhà hàng, sẵn sàng đón lượt khách mới

Kỹ năng phục vụ nhà hàng

Kỹ năng giao tiếp

 5 kỹ năng phục vụ bàn cơ bản nhân viên nhà hàng cần có

 Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản mà nhân viên phục vụ nhà hàng cần phải có. Khi khách bước vào nhà hàng, bạn phải mỉm cười, niềm nở đón khách; biết cách giới thiệu, tư vấn để khách chọn món ăn, thức uống… với một thái độ lịch sự, giọng điệu dễ nghe, phát âm rõ ràng. Và bạn cũng phải biết cách “giao tiếp bằng ánh mắt” để tạo được sự kết nối với khách hàng.

Kỹ năng quan sát

 5 kỹ năng phục vụ bàn cơ bản nhân viên nhà hàng cần có

 Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng. Bạn phải quan sát để biết được nên tiếp món ăn thời điểm nào là hợp lý, châm rượu kịp thời khi khách đã uống cạn, khách cần hỗ trợ gì trong bữa ăn hay không, khách đã thanh toán chi phí bữa ăn hay chưa, khách có lấy nhầm áo khoác của người khác treo ở giá treo đồ hay không… để từ đó có những bước ứng xử phù hợp.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng

 5 kỹ năng phục vụ bàn cơ bản nhân viên nhà hàng cần có

 Làm sao để chăm sóc khách hàng thật “ân cần, chu đáo” là điều mà nhân viên phục nào cũng cần phải lưu tâm. Kỹ năng chăm sóc khách hàng thể hiện ở việc giúp khách kéo ghế ngồi vào bàn; giúp khách treo áo khoác lên vị trí thích hợp; hỏi han khách có cần hài lòng về bữa ăn và có yêu cầu thêm gì không… Và khi bạn đã “làm vui lòng khách đến, đẹp lòng khách đi” sẽ tạo cho khách hàng cảm giác họ luôn được chào đón, được quan tâm và chắc chắn khách sẽ muốn trở lại nhiều lần.

Kỹ năng xử lý sự cố phát sinh

 5 kỹ năng phục vụ bàn cơ bản nhân viên nhà hàng cần có

 Bất cứ một môi trường làm việc nào cũng khó tránh khỏi những sự cố phát sinh. Môi trường làm việc trong nhà hàng cũng vậy. Đó có thể là do chính bạn hoặc khách hàng gây ra. Những điều quan trọng là bạn phải xử lý sao cho thật khôn khéo để không làm ảnh hưởng đến khách, đến uy tín của nhà hàng. Nếu vượt quá khả năng giải quyết của bản thân, bạn phải báo cáo và nhờ sự trợ giúp từ quản lý nhà hàng.

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

 5 kỹ năng phục vụ bàn cơ bản nhân viên nhà hàng cần có

 Làm sao để nắm bắt được tâm lý khách hàng là một việc khó nhưng bạn sẽ sở hữu được kỹ năng này nếu bạn làm một người nhanh nhạy, thấu hiểu tâm lý khách hàng sau một thời gian làm việc đủ dài. Khách đến nhà hàng gồm rất nhiều độ tuổi, sở thích, yêu cầu khách nhau,… do đó, nếu nắm bắt được tâm lý khách hàng tốt bạn sẽ giúp nâng cao được chất lượng dịch vụ, uy tín của nhà hàng.

Tiếng anh phục vụ trong nhà hàng

    • Hi, I’m Sue, I’ll be your server for tonight.
      Xin chào, tôi là Sue. Tôi sẽ là người phục vụ của quý khách trong tối nay.
      (Ghi chú về văn hóa: Ở các nước nói tiếng Anh như Anh và Mỹ, trong nhà hàng, thông thường sẽ chỉ có một người phục vụ sẽ phục vụ bạn trong suốt bữa ăn, chứ không phải như ở Việt Nam là ai cũng phục vụ bạn)
    • What can I do for you?
      Tôi có thể giúp gì cho quý khách?
    • Can I take your coat?
      Tôi có thể giúp quý khách cất áo khoác chứ ạ?
    • Would you like me to take your jackets for you?
      Quý khách có muốn tôi giúp cất áo khoác chứ?
    • Have you booked a table?
      Mình đặt bàn chưa nhỉ?
    • Do you have a reservation?
      Quý khách đặt bàn chưa ạ?
    • Can I get your name?
      Cho tôi xin tên của quý khách.
    • How many are you?
      Mình đi tổng cộng bao nhiêu người nhỉ?
    • How many are in your party?
      Quý khách đi mấy người ạ?
    • Your table is ready.
      Bàn của quý khách đã sẵn sàng.
    • Right this way.
      Lối này ạ.
    • Would you follow me, please?
      Quý khách đi theo tôi ạ.
  • Follow me, please.
    Vui lòng theo tôi.

 Những câu tiếng Anh trong nhà hàng mà thực khách thường nói khi mới vào

  • A table for two, please.
    Cho một bàn 2 người.
  • May we sit at this table?
    Chúng tôi ngồi ở bàn này được không?
  • I booked a table for two at 8pm. It’s under the name of …
    Tôi đã đặt một bàn 2 người lúc 8h tối với tên đặt chỗ là…
  • Do you have any free tables?
    Mình có bàn trống nào không?
  • We haven’t booked a table. Can you fit us in?
    Chúng tôi vẫn chưa đặt bàn? Anh / Chị sắp xếp cho chúng tôi chỗ ngồi được không?
  • Could I see the menu, please?
    Cho tôi xem qua thực đơn.
  • Do you have a high chair for young children, please?
    Mình có ghế cao cho con nít không?
  • Could we have a table over there, please?
    Cho chúng tôi bàn ở đằng đó được không?
  • Could we have an extra chair, please?
    Cho mình xin thêm một cái ghế nữa nhé.

 Những câu tiếng Anh mà nhân viên phục vụ nói khi thực khách gọi món

    • Can I take your order, sir/madam?
      Quý khách gọi món chưa ạ?
    • Are you ready to order?
      Mình đã sẵn sàng gọi món chưa ạ?
    • What would you like to start with?
      Quý khách muốn bắt đầu bằng món nào ạ?
    • What would you like to drink?
      Quý khách muốn uống gì ạ?
    • What would you like for dessert?
      Quý khách muốn dùng món gì cho tráng miệng ạ?
    • Can I get you something to drink?
      Quý khách có muốn gọi đồ uống gì không ạ?
    • Anything to drink?
      Mình có uống gì không?
    • Do you want a dessert?
      Mình có muốn gọi tráng miệng không?
    • How would you like your steak? (rare, medium, well done)
      Quý khách muốn món bít tết như thế nào ạ? (tái, tái vừa, chín)
    • Do you want a salad with it?
      Quý khách có muốn ăn kèm món xà lách không?
    • Sorry, the hamburgers are off.
      Xin lỗi ạ, món hamburger đã hết rồi.
    • Oh, I’m sorry. We’re all out of the salmon.
      Ôi, tôi xin lỗi. Chúng tôi hết món cá hồi rồi.
    • Can I get you anything else?
      Mình gọi món khác được không ạ?
    • Do you need a little time to decide?
      Mình có cần thêm thời gian để chọn món không?
    • I’ll be right back with your drinks.
      Tôi sẽ đi lấy nước uống lại ngay.

 Nguồn: https://grabviec.vn/bai-viet/quy-trinh-phuc-vu-an-uong-trong-nha-hang-quan-an-nhan-vien-can-biet-1556941818

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: đông hồ tuyển tìm tphcm sơ tiệc cưới tp hcm hà nội tả nghiệm dương tập thơ quận 7 đức cung cấp biên hòa lương hàn mẫu đánh kiểu tai ha noi trung quốc nghề phong