Tổng hợp kiến thức về sàn nhà

Cấu tạo sàn nhà

 Sàn nhà là bộ phận nằm ngang được cấu tạo để phân chia không gian của nhà thành các tầng lầu nhằm tăng diện tích sử dụng ở những công trình khác nhau trên cùng 1 diện tích sàn xây dựng. Sàn nhà đươc cấu tạo từ 3 bộ phận chính: kết cấu sàn chịu lực, mặt sàn nhà , trần sàn nhà .

 a.Kết cấu chịu lực của cấu tạo sàn nhà

 – Gồm dầm hoặc sàn chịu lực bằng gỗ, thép hoặc bê tông cốt thép và cấu kiện trám. Khoảng cách giữa các dầm bằng các tấm gỗ, tấm panel thép hoặc tấm bê tong cốt thép đúc sẵn. Toàn bộ sàn được gác lên tường chịu lực hoặc khung chịu lực.Khẩu độ và giải pháp cấu tạo sẽ quy định đến vật liệu của sàn nhà.

 b.Mặt sàn nhà :

 – Mặt sàn (lớp phủ) : là lớp cấu tạo đặt trên tầng kết cấu chịu lực hoặc trên tầng cách âm hay trên lớp chống thấm. Vật liệu lớp mặt sàn nhà có thể là gạch đá, chất dẻo, vữa, granite.

 c.Trần nhà: là lớp cấu tạo đặt dưới lớp kết cấu chịu lực của sàn nhằm tăng cường khả năng cho bề mặt dưới của sàn.

 – Ngoài các lớp cấu tạo đã nêu, tùy vào công năng sử dụng mà kết cấu sàn còn có thể cấu tạo theo các lớp:

 + Lớp chống thấm

 + Lớp cách nhiệt

 + Lớp cách âm

 + Lớp cách hơi

 – Cấu tạo sàn trệt lát gạch:

 + Gạch lát nền

 + Vữa ximăng mac 50

 + Bê tông gạch vỡ hay đá dăm vữa trường hợp mac 25 dày 100

 + Đất pha cát đổ từng lớp 200, tưới nước, đầm kỹ.

 + Đất thiên nhiên

 + Mặt nền nhà

Chiều dày sàn nhà dân dụng

 Cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng

Công thức tính cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng
Tư vấn cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng

 Theo thống kê thì khối lượng bê tông dùng cho sản xuất chiếm 30% khối lượng bê tông công trình. Vì vậy việc chọn chiều dày sàn nhà dân dụng hợp lý là yếu tố quan trọng để quyết định tính kinh tế của công trình.

 Tuy nhiên nhiều công trình chưa thực sự quan tâm đến con số này. Một số công trình chọn chiều dày sàn nhà dân dụng quá bé sẽ không đảm bảo được độ cứng, còn một số công trình lại chọn chiều dày sàn nhà quá lớn vừa tăng tải trọng vừa làm tăng lượng bê tông và thép. Dưới đây Architec Việt sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp chọn chiều dày sàn nhà dân dụng.

 Yếu tố phụ thuộc chiều dày sàn nhà

 Chiều dày sàn nhà dân dụng phụ thuộc vào các yếu tố đó là: Độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng, mác bê tông, loại thép, hàm lượng thép. Các phương pháp chọn chiều dày sàn nhà dân dụng thường chỉ xét thông số cơ bản nhất là nhịp.

  • Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng theo sách:
    Sàn bê tông cốt thép toàn khối công thức là: h =(D/m)Lng (1)
    Trong đó:
    Trị số hmin quy định đối với từng loại sàn: 5cm đối với mái; 6cm đối với sàn nhà dân dụng.
    Lng là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn. Trị số D = 0,8 – 1,4 phụ thuộc vào tải trọng.
    Trị số m chọn trong khoảng 30 -35 với bản loại dầm
    Trị số m chọn trong khoảng 40-45 với bản kê bốn cạnh, chọn m bé với bản kê tự do, m lớn với bản liên tục.
  • Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng tối thiểu theo AIC:
    Đối với bản kê bốn cạnh hay loại bản dầm, AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép

    • Khi 0,2 < α < 2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn:

     h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. (2)

    • Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:

     h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)

     Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ

     Với 2 công thức chọn chiều dày sàn nhà dân dụng thì chắc quý vị và các bạn đã tìm được cho mình cách tính số liệu phù hợp trong việc xây dựng bê tông cốt thép.

1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt

 Để tính được khối lượng sắt cho 1m2 sàn bê tông đa phần người ta đều quy đổi đơn vị đo thể tích (m³) ra kg và rất ít khi sử dụng đơn vị đo diện tích (m²) để quy đổi. Trong trường hợp của bạn, sàn nhà bao giờ cũng phải có độ dày nhất định của nó.

 Để tính được chính xác nhất số lượng sắt thép tốn trong quá trình xây dựng, cần phải dựa vào từng đặc điểm riêng biệt của công trình như độ lún, độ chịu lực,… Bên dưới là bảng giá trị tính toán cơ bản, các bạn có thể tham khảo thêm cho mình :

  • Móng : 100 -120 kg sắt/m3.
  • Sàn : 120kg – 150kg sắt/m3
  • Cột : 170k -190kg sắt/m3 với nhịp <5m và 200kg – 250kg sắt/m3 với nhịp >5m.
  • Dầm : 150kg – 220kg sắt/m3.
  • Vách : 180kg – 200kg sắt/m3.
  • Cầu thang : 120 – 140kg/m3.
  • Lanh tô, sênô : 90kg – 120kg/m3.

Cách tẩy vết nước chè trên sàn nhà

 Dùng giấm ăn

 Giấm ăn là một loại nguyên liệu có trong mặt trong gian bếp của mọi gia đình. Giấm ăn được xem như là một chất tẩy rửa an toàn, có hiệu quả thật sự trong việc làm sạch các vết bẩn lâu ngày ở nhiều chất liệu.

 Với các vết bẩn ố vàng lâu ngày trên nền nhà như vết nước chè thì bạn có thể làm sạch với dung dịch  giấm ăn. Giấm ăn có nồng độ axit khá nhẹ và an toàn nên bạn chỉ cần dùng khăn khô nhúng vào và lau lên vết nước chè. Sau đó là  sạch nền nhà lại với nước lau nhà là đã sáng bóng rồi.

 Sử dụng muối hoặc vôi ăn trầu 

 Muối cũng là một nguyên liệu dễ tìm có tác dụng làm sạch vết ố vàng do nước chè trên sàn nhà. Bạn có thể pha một chút muối vào nước lau sàn để làm sạch hiệu quả. Muối pha cùng nước lau sàn, bạn lưu lại trên nền nhà khoảng 15 phút rồi lau sạch.

 Sử dụng muối có thể làm sạch vết ố bẩn trên sàn nhà
Muối, chanh hoặc vôi ăn trầu đều là những “công cụ” đánh bay vết bẩn trên sàn nhà

 Dùng kem đánh răng làm sạch nền nhà

 Một nguyên liệu cũng khá hiệu quả trong việc làm sạch các vết ố, kể cả trên quần áo lẫn trên nền nhà, đó là kem đánh răng.

 Bạn có thể thoa trực tiếp kem đánh răng lên các vết ố trên nền nhà rồi đợi khoảng 10 phút. Sau đó dùng khăn ướt để lau sạch. Chất Flo có trong kem đánh răng giúp tẩy rửa những vết bẩn cứng đầu hiệu quả.

Tấm lót sàn nhà

 Ván ép làm sàn, lót sàn được làm từ gỗ có ứng dụng phổ biến trong mọi công trình dân dụng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, cơ quan và trụ sở.

 Ưu và nhược điểm của gỗ ván ép làm sàn, lót sàn

 Gỗ ván ép lót sàn có ưu điểm như dễ sử dụng, đa năng cho mọi công trình. Sản phẩm có khả năng chống ẩm, không công vênh hay co ngót như gỗ tự nhiên và có màu sắc đa dạng. Hơn nữa, giá thành sản phẩm lót sàn này tương đối rẻ, vì vậy mà sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trên mọi quy mô từ nhỏ đến lớn.

 Tuy nhiên, độ bền của các loại gỗ ván ép lót sàn này lại không bền như gỗ tự nhiên, hiệu năng sử dụng thấp. Khi có hư hỏng, sản phẩm không thể sửa chữa mà chỉ có thể thay thế gây mất tiền bạc, thời gian và công sức thay thế. Ngoài ra, bề mặt gỗ ván ép lót sàn dễ bị bong tróc mất tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

 Các loại tấm lót sàn nhà ván gỗ ép trên thị trường hiện nay

 Gỗ MFC: MFC là tên viết tắt của cụm Melamine Face Chipboard. Đây là loại gỗ công nghiệp lót sàn thường ứng dụng làm ván sàn văn phòng vì giá thành rẻ và có hiệu quả kinh tế. Cấu tạo của ván gỗ lót sàn bao gồm dăm gỗ và bề mặt được phủ một lớp Melamine bắt mắt. Tuy nhiên, loại ván sàn này lại có độ chịu lực và độ bền kém hơn hẳn các loại ván khác.

 Gỗ MDF: MDF là tên viết tắt của cụm Medium Density Fiberboard. Đât là loại gỗ lót sàn phổ biến chỉ sau gỗ MCF. Cấu tạo của MDF bao gồm gỗ ván sợi có mật độ trung bình (medium). Giá cả nằm ở tầm trung nên phù hợp với hộ gia đình.

 Gỗ HDF: HDF là tên viết tắt (High Density Fiberboard. Cấu tạo ván lót sàn này có sợi ván mật độ cao và có giá thành cao hơn so với các loại ván sàn công nghiệp khác.

Giấy dán sàn nhà

 Giấy dán nền nhà hay gọi là miếng dán sàn là một vật liệu dùng để trang trí nội thất được cấu tạo sẵn lớp keo phía dưới, khi thi công bạn chỉ cần dán trực tiếp lên bề mặt sàn mà không cần bôi thêm một loại keo gì cả.

 Miếng dán sàn nhà thực chất được làm từ nhựa nguyên sinh, bề mặt được phủ UV chống chịu cực tốt. Tuy nhiên, có những dòng sản phẩm khá mỏng manh như một tờ giấy nên người ta gọi chung là giấy dán sàn nhà.

 Giấy dán sàn thường có 4 lớp chính:

 Lớp UV: Là lớp trên cùng của giấy dán, lớp UV có chức năng giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm tránh các tác nhân vật lí cũng như hóa học tiếp xúc trực tiếp vào sản phẩm

 Lớp vân: Đây là lớp quan trọng quyết định độ thẩm mỹ của sản phẩm. Vân tạo hình gỗ, thảm, đá có chân thực, có đẹp mắt hay không đều từ lớp vân này tạo nên.

 Lớp lõi: Nằm bên dưới lớp vân giúp bảo vệ giấy dán sàn bởi các tác nhân tác động từ bên dưới lên. Lớp lõi sẽ giúp sàn chống ẩm, làm cho bề mặt không bị mốc.

 Lớp keo: Là lớp bên dưới cùng nơi được phủ lớp keo chuyên dụng . Lớp keo này được phủ với công nghệ khá hiện đại nên bề mặt keo luôn đều.

 Ngoài ra, còn lớp giấy draft bảo vệ keo khi thi công thường bị lột bỏ đi.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: viêm xoang sàng tại decal trải cắt ghép 3d xốp chà ron tiếng anh máy hệ sưởi ấm gạt hút xi măng giao dịch lào cai su cụ ốp map chi tiết mẫu hoạt đề can tre bạt ký ức mua