Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – Nhà Hạ

 Nhà Hạ là triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ 21 đến thế kỷ 16 trước công nguyên, trải qua 14 đời với 17 nhà vua, cả thảy ngót 500 năm. Khu vực trung tâm thuộc phạm vi thống trị của nhà Hà ở vùng miền nam tỉnh Sơn Tây và vùng miền tây tỉnh Hà Nam ngày nay ở Trung Quốc.

        Người sáng lập nhà Hạ là Đại Vũ-vị anh hùng lịch sử trị thụy yêu dân. Truyền thuyết kể rằng do ông trị thủy thành công nạn lũ lụt triền miên của sông Hoàng Hà nên được nhân dân bộ tộc ủng hộ và cuối cùng thiết lập lên triều đại Nhà Hạ. Nhà Hạ được thành lập đánh dấu xã hội nguyên thủy kéo dài được thay thế bằng xã hội tư hữu, Trung Quốc từ đó bước vào xã hội nô lệ.

       Cuối đời nhà Hà, tình hình chính trị trong triều đình hỗn loạn, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Đặc biết sau khi nhà vua cuối cùng Hạ Kiệt kế vị không chịu cải cách, ăn chơi xa đoạ. Ông suốt ngày chỉ uống rượu làm tình với người phi Muội Hỷ được sủng ái, bất chấp sự khổ cực của nhân dân. Có đại thần nào khuyên ông, ông đều giết họ. Bởi vậy các nước chư hầu lần lượt dựng cờ tạo phản. Lúc đó một trong các nước chư hầu là Thương đã thừa cơ diệt Hạ, cuối cùng đánh thắng quân Hạ, nhà vua Hạ Kiệt lẩn trốn và sau chết ở Nam Tào, đời nhà Hạ bị diệt vong từ đây.

        Do những sử liệu về nhà Hạ được lưu truyền đến nay rất ít, bởi vậy có đời nhà Hạ trong lịch sử hay không đến nay vẫn có sự tranh luận trong giới khoa học. Thế nhưng trong “Sử ký.Hạ bản Ký”-một cuốn sách lịch sử nổi tiếng ở Trung Quốc có ghi rõ về hệ thế của nhà Hạ. Các nhà khảo cổ cũng mong thông qua khảo cổ tìm được di chỉ văn hóa của nhà Hạ, qua đó phôi phục lịch sử của triều đại nhà Hạ. Từ năm 1959, giới khảo cổ học Trung Quốc bắt đầu điều rra “Hạ Hư”, mở màn cho việc nghiên cứu tìm tòi văn hoá nhà Hạ. Hiện nay phần lớn các học giả cho rằng: “văn hóa Nhị Lí Đầu” được đặt tên theo di chỉ Nhị Lý Đầu Nam Uyển Sư Hà Nam là đối tượng chính để tìm tòi nghiên cứu văn hoá Hạ. Thời gian di tồn của di chỉ văn hoá này theo dự đoán vào khoảng năm 1900 trước công nguyên, thuộc phạm vi niên kỷ của nhà Hạ. Hiện nay tuy vẫn chưa có đủ bằng chứng trực tiếp để xác định nó là văn hóa đời nhà Hạ, nhưng những tư liệu khảo cổ phong phú đã thúc đẩy mạnh mẽ công tác tìm tòi văn hóa nhà Hạ.

         Những công cụ sản xuất được khai quật tại di chỉ Nhị Lý Đầu vẫn là đồ đá là chính, đồ sừng và đồ vỏ nghêu vẫn được sử dụng, trên một số bức vách nền nhà, bếp đun và mộ vẫn có dấu vết của chiếc bừa làm bằng gỗ. Lúc đó nhân dân lao động sử dụng những công cụ còn khá nguyên thủy này để phát huy sự cần cù và trí tuệ của họ, lấp đất dẫn nước, phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy đến nay vẫn chưa phát hiện đồ đồng xanh lớn trong các di chỉ đời nhà Hạ, nhưng trong di chỉ văn hóa Nhị Lý Đầu có các dụng cụ bằng đồng xanh như dao, dùi, đục…cũng như vũ khí và đồ đựng, bên cạnh đó còn phát hiện di chỉ đúc đồng, tìm được những khuôn gốm, xỉ đồng và mảnh vụn của nồi đun. Ngoài ra còn tìm thấy khá nhiều đồ làm bằng ngọc với công nghệ chế tác khá tinh xảo, có đồ trang sức được khảm ngọc xanh, nhạc cụ như Thạch Thanh, kỹ thuật chế tác thủ công và sự phân công nội bộ đều có sự phát triển một bước.

         Về các văn hiến cổ, điều đáng chú ý nhất là Pháp lịch về đời nhà Hạ. “Hạ Tiểu Chính” được bảo tồn trong “ Đại Tải Lễ Ký” là một văn hiến quan trọng về “Lịch Hạ”, trong đó nói rõ mọi người lúc đó đã có thể dựa theo sự di chuyển của sao Bắc Đẩu để xác định tháng, đây là Pháp lịch sớm nhất ở Trung Quốc. Nó dựa theo tuần tự 12 tháng của Lịch Hạ, lần lượt ghi lại Tinh tượng, Khí tượng và vật tượng của mỗi tháng cũng như những việc nhà nông và chính sự cần làm. Điều này phản ánh lên trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp nhất định của đời nhà Hạ, bảo tồn những kiến thức khoa học qúi hiếm cổ xưa nhất của Trung Quốc.

 

 

 

 

 

 

 Tag: nhà hạ ngôi hạnh ngoôi phúc bán long ngoi thái lan quốc đình mua phuc nhaà đón xuân vừa sang ty tnhh hạt