4 nhà máy đạm nổi tiếng tại VN

Nhà máy đạm phú mỹ

 Công đoàn Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Công đoàn PVFCCo) tiền thân là Công đoàn Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập ngày 26/4/2004 theo Quyết định số 184/QĐ-CĐDK của Ban Thường vụ Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

 Chặng đường từ ngày đầu thành lập cho đến nay, Công đoàn PVFCCo luôn là người đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia cùng chính quyền phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục người lao động chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy chế, chế độ, chính sách của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và của Tổng công ty. Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia quản lý, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. Phát động, tổ chức hoạt động và các phong trào thi đua để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty.

Nhà máy đạm cà mau

Nhà máy Đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn urê/năm được xây dựng trên diện tích 52 ha tại địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, với tổng mức đầu tư 900,2 triệu USD. Công nghệ được áp dụng cho nhà máy đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm: Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA (Đan Mạch); công nghệ sản xuất urê của SAIPEM (Italy); công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. (Nhật Bản). Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho nhà máy là các tiêu chuẩn quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, phòng chống cháy nổ của Việt Nam, tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Với công nghệ tổng hợp Amoniac, nhà máy chọn công nghệ của Haldor Topsoe A/S do đã được khẳng định qua tính ưu việt của các cụm thiết bị công nghệ. Cụm tách CO2 sử dụng công nghệ của BASF với hiệu suất phân tách cao, tiêu hao năng lượng thấp và ít gây tác hại đến môi trường.

Nhà máy phân đạm hà bắc

 Tiền thân của Công ty TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc là nhà máy phân đạm (sau này đổi tên thành Nhà máy cơ khí Hóa chất) được thành lập đầu năm 1960. Ngày 01/05/1975 Chính phủ hợp nhất Nhà máy Điện Hà Bắc, Nhà máy Cơ khí Hoá chất Hà Bắc và các phân xưởng Hoá thành lập Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Sau nhiều lần đổi tên, ngày 20/10/2006 công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc (Hanichemco).@ Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tự hào là con chim đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất phân đạm và hóa chất của cả nước. Các sản phẩm mang thương hiệu Hà Bắc do Công ty sản xuất có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập và được đánh giá là những sản phẩm có chất lượng hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Công ty hiện tại là một trong những doanh nghiệp sản xuất urê lớn nhất cả nước với sản lượng gần 200.000 tấn/năm và công suất sẽ được nâng lên 500.000 tấn/năm khi dự án cải tạo mở rộng xây dựng dây chuyền mới đi vào hoạt động cuối năm 2014. Ngoài sản phẩm urê, Hanichemco còn sản xuất một số sản phẩm như Amoniac (NH3) lỏng, dung dịch Amoniac nồng độ các loại, CO2 lỏng, rắn…

Nhà máy đạm ninh bình

Ngày 10/5/2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã phát lệnh khởi công xây dựng nhà máy Đạm Ninh Bình tại KCN Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 667 triệu USD (trên 13.000 tỷ đồng), công suất thiết kế của nhà máy là 560.000 tấn urê/năm (1.760 tấn/ngày), là dự án lớn nhất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từ trước tới nay.

 

 Đến ngày 18/11/2011, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình được thành lập với vốn điều lệ là 2.500 tỷ đồng với tổng số cán bộ, công nhân viên ~ 1.000 người.

 Nhà máy Đạm Ninh Bình được thiết kế và thi công với dây chuyền công nghệ hiện đại của các nước châu Âu – G7 bao gồm: công nghệ phân ly không khí Air Liquide (Pháp); công nghệ khí hóa than Shell (Hà Lan); công nghệ tinh chế khí Linde (Đức); công nghệ tổng hợp Amoniac Haldor Topsoe (Đan Mạch); công nghệ tổng hợp Urê Snamprogetti (Italy).

  

  

  

  

  

 Tag: tuyển báo cáo