Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ

 Trước thời điểm nhập học khoảng 2 tuần, mẹ nên cho bé tới trường để làm quen trước. Việc làm này sẽ giúp bé khỏi bỡ ngỡ và không cảm thấy sợ hãi khi đi học. Vì bé đã có khoảng thời gian để quen với bạn bè và thầy cô.

kinh-nghiem-cho-be-di-hoc-nha-tre

 Bạn nên cho con làm quen trước với trường học và thầy cô

 Trong những ngày đầu, mẹ có thể cho bé chơi đùa xung quanh sân trường. Hoặc dẫn bé vào lớp học để giới thiệu với các bạn. Mẹ kể cho bé những điều thú vị khi đi học, bé sẽ được chơi vui với bạn ra sao,… Mẹ nên dành thời gian để con thích nghi với môi trường mới. Đừng cố ép khi trẻ không thích. Thay vì thế, hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng thuyết phục con.

Mang những món đồ chơi bé yêu thích tới lớp

 Dù đã được làm quen trước, song với một số trẻ nhút nhát trường học vẫn rất lạ lẫm và đáng sợ. Với những trẻ này, mẹ nên cho bé mang theo đồ chơi bé thích đến lớp. Mục đích của việc làm này là gì?

kinh-nghiem-cho-be-di-hoc-nha-tre

 Bé có thể được phép mang theo những món đồ chơi yêu thích tới lớp

 Cực kỳ đơn giản! Khi mang theo đồ vật quen thuộc bên mình, bé sẽ không có cảm giác bị bỏ rơi. Mẹ cũng có thể dùng phương pháp động viên bé kiểu như: “Mẹ đi làm nhé, con ở lại chơi với búp bê. Lát chiều mẹ làm xong sẽ ghé đón con!”. Chỉ với một câu nói như vậy, bé sẽ cảm thấy an tâm giảm bớt cảm giác lo sợ. Ngoài ra, mẹ cũng nên khuyến khích trẻ chia sẻ đồ chơi cùng các bạn. Như vậy, giúp bé sớm hòa nhập và kết thân với các bạn.

Kinh nghiệm cho bé đi học nhà trẻ sớm thích nghi với thời gian học

 Tại Việt Nam, thời gian biểu của các bé theo học tại các trường mẫu giáo sẽ diễn ra như sau:

 – 6h30 đến 7h sáng: Trẻ được cô giáo đón vào lớp.

 – 7h đến 7h20 sáng: Bé tham gia hoạt động tập thể dục buổi sáng.

 – 7h30 đến 10h: Bé tham gia các tiết học và hoạt động tại lớp.

 – 10h đến 10h30: Ăn bữa trưa.

 – 11h: Các bé ngủ trưa.

 – 14h đến 14h30: Ăn bữa nhẹ buổi chiều.

 – 14h30 đến 16h30: Giờ học của bé.

 – 16h30 đến 17h: Bố mẹ đón bé về.

kinh-nghiem-cho-be-di-hoc-nha-tre

 Bé cần được rèn thói quen dậy sớm và đi ngủ đúng giờ

 Các mẹ nên tham khảo trước thời gian biểu tại trường của bé. Từ đó lên kế hoạch rèn cho con dậy sớm và đi ngủ đúng giờ. Nhờ vậy, khi bé đi học sẽ nhanh chóng thích nghi với giờ giấc quy định. Đồng thời, cha mẹ cũng sẽ đỡ vất vả hơn mỗi khi đưa con tới trường.

Trò chuyện và tâm sự cùng con trước khi tới trường

 Dành thời gian trò chuyện với con về trường học là việc đầu tiên các mẹ nên làm. Giai đoạn trước khi nhập học, chắc hẳn bé sẽ thường cảm thấy hồi hộp, e sợ. Tâm sự cùng bé lúc này hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi bé đã có sự chuẩn bị tâm lý từ trước, không còn bị sốc trước những gì diễn ra.

 Mẹ cũng đừng nghĩ rằng các bé còn nhỏ nên chưa hiểu chuyện. Nhưng, trẻ con thông minh hơn chúng ta tưởng. Dù chưa biết nói, não bộ của bé vẫn xử lý và tiếp thu những thông tin chia sẻ. Trẻ cũng có thể cảm nhận được tâm trạng cũng như cảm xúc của cha mẹ. Nếu bạn thấy lo lắng, hồi hộp khi con đi học thì bé cũng sẽ nhận biết được điều đó. Có thể nó sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trong cảm xúc của chúng.

 Thay vì như vậy, hãy thủ thỉ vào tai bé những điều tích cực về trường học. Như vậy, đối với bé, việc tới trường không còn đáng sợ nữa.

Không nên cho trẻ nghỉ học giữa chừng

 Có những bậc cha mẹ vì thấy bé thường xuyên quấy khóc khi đi học đã quyết định cho con nghỉ học. Tuy nhiên, đây là việc làm không nên một chút nào. Vì như vậy, có thể dần tạo nên một thói quen xấu ở trẻ. Chúng sẽ nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục khóc và làm như vậy thì sẽ không phải đi học. Lần một lần hai và cứ tiếp diễn mãi về sau.

Kinh nghiệm cho bé đi học nhà trẻ ngoan, ít khóc nhè mẹ cần phải biết

 Mẹ cần trò chuyện để biết nguyên nhân việc bé không muốn đi học

 Thay vì cho con nghỉ học, kinh nghiệm cho bé đi học nhà trẻ bạn nên nhớ đó là phải tìm hiểu nguyên nhân. Tại sao bé lại luôn khóc mỗi lần đi học? Do bé cảm thấy sợ, không quen với môi trường mới? Bé khó kết thân với bạn bè? Nếu vậy, mẹ nên trò chuyện và động viên bé.

 Trong trường hợp, nguyên nhân từ phía trường học thì nên góp ý, trao đổi để đưa ra những phương án tốt nhất cho trẻ.

Lợi ích và hạn chế của việc cho bé đi nhà trẻ

1. Lợi ích khi bé đi nhà trẻ

 Tương tác xã hội là kỹ năng lớn nhất bé yêu có thể học ở giai đoạn này. Khi được gửi đến nhà trẻ, bé phải học cách để tương tác với người xung quanh. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ:

 ♦ Nhà trẻ giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng: Chẳng hạn như sự luân phiên, kĩ năng lắng nghe người khác hay giúp đỡ lẫn nhau. Tương tác với các bạn cùng trang lứa tạo cơ hội giúp bé rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

 ♦ Kỹ năng đọc viết: Chương trình giáo dục mầm non cung cấp cho bé yêu của bạn tất cả các kỹ năng đọc viết cần thiết. Bé được học những kiến thức cơ bản của bảng chữ cái, các kỹ năng toán học, và những kiến thức cơ bản khác.

 ♦ Làm quen với việc đi học: Đi nhà trẻ là bước đệm giúp bé làm quen với việc đến trường, hình thành ý niệm về “đi học”. Các bé đi nhà trẻ sẽ dễ dàng bước vào môi trường tiểu học hơn.

 ♦ Giúp bé phát triển theo đúng lứa tuổi: Nhà trẻ cung cấp không gian nơi mà bé có thể học tập những hành vi phù hợp với lứa tuổi, giúp bé phát triển ý thức về bản thân và tính độc lập. Bé sẽ không phải mất thời thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với các bạn cùng trang lứa, về môi trường lớp học hay những bài học bé sẽ được học khi đến trường.

 ♦ Bé được làm quen với nhiều hoạt động: Môi trường đi học sẽ cho bé rất nhiều niềm vui, vì bé yêu sẽ luôn “bận rộn” ở trường. Và khi đó mẹ cũng có chút thời gian cho riêng mình. Ắt hẳn đó là những giây phút thảnh thơi đáng quý của bất kỳ người mẹ nào.

Bé đi nhà trẻ

 bé đi nhà trẻ sẽ học được nhiều điều hơn, mạnh dạn hơn, ăn ngủ đúng giờ và điều độ hơn

2. Những hạn chế bé có thể gặp phải khi đi nhà trẻ

 Mẹ cần lưu ý một số vấn đề trước khi quyết định cho bé đi nhà trẻ. Việc lựa chọn trường học chưa đạt yêu cầu có thể cản trở sự phát triển của bé yêu.

 Chương trình giảng dạy hay trình độ của giáo viên không được đảm bảo có thể gây tác động xấu đến quá trình học hỏi, khả năng tập trung cũng như thái độ học tập của bé.

 Khi bé không được giám sát chặt chẽ có thể mắc những thói quen tiêu cực. Đây là giai đoạn các bé bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh, việc tiếp xúc với sự bắt nạt hay bạo lực có thể ảnh hưởng đến tương lai của bé.

 Môi trường học tập không đạt chuẩn có thể gây hại khả năng giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hoặc với thầy cô giáo thậm chí nó  tiêu diệt sự tò mò của bé đối với việc học. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kĩ đến khi mẹ hoàn toàn chắc chắn rằng con yêu sẽ được đi học tại nơi có những giáo viên tận tâm với nghề và có chương trình giảng dạy đảm bảo.

3. Khi nào mới nên cho bé đi nhà trẻ

 Cuộc sống bận rộn khiến các bà mẹ có con nhỏ không thể ở nhà suốt ngày để chăm sóc bé. Những ai may mắn có hai bên nội ngoại trông giúp thì vấn đề này sẽ bớt nan giải hơn. Nhưng nếu cứ để bé ở nhà quanh quẩn bên người thân cũng không tốt cho sự phát triển của bé. Còn việc gửi bé ở nhà trẻ có những mặt tích cực như: môi trường hoạt động vui chơi có nhiều bạn bè, bé được học các kỹ năng giao tiếp, nhận thức và những trò chơi sáng tạo kích thích trí não. Vậy cha mẹ nên gửi bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào là thích hợp?

 Từ 1-3 tuổi là giai đoạn bé thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu chảy. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về giác quan và nhận thức, vì vậy, từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ, lúc này bé đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn.

Bé đi nhà trẻ

 bé có thể đi nhà trẻ bắt đầu từ độ tuổi 1-3

Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ nhà trẻ

 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo được thể hiện ở các mốc phát triển sau đây:

 1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 3-4 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan- hành động):

  Thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan.

  Có thể nắm các thông tin thông qua giao tiếp và các sách đơn giản, dễ hiểu
 Hay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời.

  Bắt đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dưới dạng các câu hỏi đơn giản: tại sao? để làm gì? như thế nào?

  Có thể móc nối các sự kiện khi thảo luận nhưng có thể gặp khó khăn trong phát âm, diễn đạt bằng lời nói. Trẻ cần được người lớn chú ý nghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói.

  Học tốt nhất trong những tình huống cụ thể có ý nghĩa với bản thân chúng và khi có sự tin tưởng, khích lệ của người lớn.

 2. Đặc điểm phát triển nhận thức trẻ của 4-5 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan- hình tượng):

  Trẻ hay sử dụng các trò chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lý thông tin mới và để hiểu các khái niệm phức tạp.

  Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá.

  Thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm do người lớn hướng dẫn.

  Bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế này.

  Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự việc.

  Thích nói chuyện với những trẻ khác khi chơi và thử nghiệm.

  Bắt đầu sử dụng các hình vẽ để trình bày và diễn đạt ý kiến. Thích nói để người lớn ghi lại và thử tự viết.

 3. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi (giai đoạn tư duy lôgic):

  Có nhiều thông tin về một số sự vật, hiện tượng nào đó nhưng chưa có hiểu biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó.

  Có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc gì sẽ xảy ra và nghĩ ra lời giải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sử dụng suy luận lô-gic và trừu tượng.

  Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau.

  Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích. Thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ.

  Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có thực để giải thích các khái niệm đó.

  Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc. 2

Chuẩn bị tâm lý cho bé đi nhà trẻ

 Các bé sẽ cần một thời gian làm quen với môi trường mới. Vào những buổi học đầu tiên, mẹ nên đi cùng bé và chỉ để con ở trường 1-2 giờ rồi sau đó mới tăng lên 1 buổi. Sau khoảng 1-2 tuần, bé sẽ bắt đầu quen với việc đi học, mẹ có thể vắng mặt một lúc, sau đó, mẹ đã có thể để con tự do hoạt động ở trường mà không cần phải đón sớm hay có mặt tại lớp nữa.

Bé đi nhà trẻ

 Mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho bé trước khi đưa con đến trường

  

  

  

  

  

  

 Tag: ba lô thơ nệm peregrine hữu nghị farming kindergarten đêm võ góc tiếng anh truyện thị hoàng địu út cưng đẹp đôi mở thục bao nhiêu tiền ơi thỏ ngoan ốm ngôi sinh chào hoa nở trái khối trúc mai hồng điu trứng chịu dùng rửa xe đạp múa giường doanh nề nếp quốc tranh tường mp3 xuân phối cảnh sang nhượng tổ chức nuôi dưỡng vệ quận 7 sơ đánh giá mùa hè màu xanh đỏ ánh dương đình chung