Tìm hiểu về tiểu cảnh – thú vui tao nhã

Tiểu cảnh giếng trời trong nhà

 Thật ra tiểu cảnh giếng trời chính là mô hình tiểu cảnh được thiết kế dưới chân hay trên các bức tường nơi đặt vị trí giếng trời. Chúng mang tác dụng làm đẹp, trang trí cho không gian giếng trời.

 Khu tiểu cảnh này được thiết kế trên một mảng tường được ghép bằng những phiến đã nhỏ tạo nên các thế núi uốn lượn. Kết hợp với cây xanh, đèn chiều sáng, vòi phun nước tạo nên một khu cảnh vật lung linh phong thủy hữu tình, có cây, có nước rất mát mẻ lan tỏa đến tòa bộ không gian của ngôi nhà. Khi đặt chân vào ngôi nhà ta cảm giác được thiên nhiên hòa quện với con người rất dễ chịu.

Mẫu tiểu cảnh giếng trời - 1

 Mẫu tiểu cảnh giếng trời – 1

 Hay hòn non bộ với hồ nước nhỏ cùng với những chú cá vàng uốn lượn quanh khu vực tiểu cảnh trông rất bắt mắt. Trông thiết kế sân vườn vừa đơn giản mà lại vừa gần gũi với thiên nhiên. Đó là điều mà nhiều hộ gia đình hướng tới bởi một nét đẹp rất nhẹ nhàng và bình dị.

Mẫu tiểu cảnh giếng trời - 2

 Mẫu tiểu cảnh giếng trời – 2

 Khác với những mẫu ở trên thì khu tiểu cảnh này lại là không gian tiểu cảnh khô, kết hợp với giếng trời thông gió và ánh sáng tạo nên một ngôi nhà có tính thẩm mỹ cao vì vừa tạo ra được không gian vừa tạo ra cảnh quan cho ngôi nhà đồng thời là môi trường rất tốt cho cây xanh phát triển.

Mẫu tiểu cảnh giếng trời - 3

 Mẫu tiểu cảnh giếng trời – 3

 Chỉ cần một giếng trời nhỏ xíu thôi nhưng bằng bàn tay khéo léo của các kiến trúc sư đã tạo ra một không gian đẹp với tiểu cảnh vô cùng độc đáo và ấn tượng. Mảng tường lớn ốp dài từ dưới lên trên cùng với những chậu cây leo thả từ trên xuống dưới buông xuống bên dưới có thể là vườn cây xanh hay hồ nước tùy vào sở thích của gia chủ tạo nên một mảng xanh đầy tính thẩm mỹ.

Mẫu tiểu cảnh giếng trời - 4

 Mẫu tiểu cảnh giếng trời – 4

 Tùy thuộc vào diện tích của từng ngôi nhà cũng như diện tích của giếng trời mà ta có những không gian thiết kế tiểu cảnh khác nhau. Nếu rộng thì ta có thể là những khu vườn thu nhỏ, hẹp thì ta thiết kế những tiểu cảnh khô mà nhỏ nữa thì chỉ đơn giản vài chậu cây và đá với thiết kế của các kiến trúc sư cũng tạo ra được một tiểu cảnh đầy tính thẩm mỹ cho không gian nhà đẹp của bạn.

Mẫu tiểu cảnh giếng trời - 5

 Mẫu tiểu cảnh giếng trời – 5

Tiểu cảnh khô trong nhà

 Tiểu cảnh khô trong nhà thường được dùng để thiết kế trong nhà, đặt dưới gầm cầu thang hoặc ở khu vực giếng trời. Loại tiểu cảnh này khá phù hợp với những cầu thang có độ đốc vừa, có thể kết hợp với những cây cỏ, hoa lá, đá sỏi để tạo nên một tiểu cảnh vừa đẹp lại lấp được khoảng trống của những khoảng không gian.

 Tiểu cảnh gầm cầu thang

 Đơn giản hơn, bạn chỉ cần 1 tiểu cảnh khô cũng làm bạn thích mắt hơn, lấp khoảng trống mà lâu nay bạn vẫn bỏ trống. Sử dụng thêm các nền cỏ xanh mướt, giả hoặc trồng cỏ thật, kết hợp con đường nhỏ bằng sỏi trắng tạo sự đan xen giữa Thổ và Mộc.

 Bạn có thế trang trí tiểu cảnh khô kết hợp là những đồ bằng sứ, đồ giả như hươu, vài chú vịt tạo điểm nhấn. Đèn thì nên sử dụng ánh chiếu từ góc sâu cầu thang ra. Ánh đèn chiếu lên những cây hoa, lá nhỏ xinh xinh tạo cảm giác sinh động hơn.

 THIẾT KẾ TIỂU CẢNH

 THIẾT KẾ TIỂU CẢNH

Tiểu cảnh mini trong nhà

 Tiểu cảnh mini hay còn gọi là vườn thu nhỏ đây là sự mô phỏng thiên nhiên nhờ kết hợp các yếu tố cây, nước, núi để tạo nên không gian vườn gần gũi với thiên nhiên. …Tuy nhiên tiểu cảnh mini hiện nay chủ yếu gồm cây và nước. Khác với tiểu cảnh sân vườn thông thường thì tiểu cảnh sân vườn mini có kích thước khá nhỏ và phù hợp với những không gian có diện tích nhỏ, hẹp.

tieu-canh-san-vuon-mini_18
Mẫu tiểu cảnh sân vườn nhỏ kết hợp hài hòa giữa nước và cây cỏ

 Tiểu cảnh sân vườn mini nhỏ có nhiều cách để phân loại, có thể phân loại theo vị trí đặt của tiểu cảnh sân vườn mini nhỏ trong gia đình, hoặc phân loại theo yếu tố nước cụ thể:

  • Theo vị trí đặt tiểu cảnh có: tiểu cảnh ban công, tiểu cảnh gầm cầu thang, tiểu cảnh sân vườn, tiểu cảnh giếng trời, tiểu cảnh bàn làm việc…
  • Theo đặc điểm của tiểu cảnh có 2 loại là tiểu cảnh sân vườn mini ướt và tiểu cảnh sân vườn mini khô. Trong đó tiểu cảnh ướt lại được phân thành loại tĩnh và động. Tiểu cảnh động có sử dụng các hồ nước hoặc suối thác có dòng chảy tự nhiên. Trong khi đó tiểu cảnh tĩnh bao gồm mặt nước phẳng lặng thể hiện cuộc sống bình yên, êm đềm.
cac-mau-tieu-canh-san-vuon-mini-dep-mat-nhat_013
Tận dụng khoảng không dưới giếng trời làm tiểu cảnh sân vườn mini
tieu-canh-san-vuon-mini_14
Tiểu cảnh nhỏ chân cầu thang

Các vật dụng giúp trang trí tiểu cảnh trong nhà

  • Hòn non bộ, hồ cá: Đây là tiểu cảnh đưa nước vào không gian sống như một dòng sông thu nhỏ mang lại vẻ yên bình cho không gian nhà ở. Nếu bạn lựa chọn trang trí tiểu cảnh này trong nhà thì nên đặt chúng dưới gầm cầu thang hay khu vực giếng trời đều rất hợp lý. Tuy nhiên, phải chú ý tình trạng chống ẩm, chống thấm tại các bức tường vây quanh để tránh những trường hợp hư hại đáng tiếc.
  • Cây xanh, chậu hoa: Là vật dụng thiết yếu nhất trong thiết kế tiểu cảnh trong nhà hay bất kỳ khu vực nào. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại hoa, cây xanh bạn có thể tùy chọn theo sở thích của mình trang trí cho cảnh quang thêm sinh động và thể hiện được phong cách, cá tính của bạn.
  • Suối nhân tạo: Trong phong thủy có câu “sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”, ý nói một ngôi nhà có đầy đủ núi non và hồ nước, được bày trí đúng cách, sẽ mang đến tài lộc cho gia chủ. Dòng nước từ suối nhân tạo chảy nhẹ nhàng mang cảm giác tươi tắn, dịu mát, tiếng nước chảy cũng khiến tâm hồn yên tĩnh, thanh tịnh.

 Một lưu ý khi làm suối nhân tạo trong nhà đó là nên ốp đá có độ cao vừa phải, đừng làm quá cao đụng trần nhà sẽ không tốt cho phong thủy, độ dốc quá cao cũng khiến nước chảy nhanh hơn. Hướng nước chảy nên được bố trí hướng vào trong nhà, thể hiện thịnh vượng và sự giàu có, tuyệt đối không bố trí nước chảy từ trong ra ngoài.

 Tuy vậy, có 1 lưu ý nhỏ khi chọn tiểu cảnh sân vườn là các loại hoa có nhiều phấn (như phù dung, lily…) bởi chúng thể gây ra dị ứng với người nhạy cảm phấn hoa, đường hô hấp của trẻ em. Một số loại cây xanh thích hợp là trúc Nhật, dương xỉ, phong lan, trầu bà, kim phát tài, ổ rồng, sen đá. Một số loại như rong, rêu, sen, cây thủy sinh… cũng rất thích hợp.

 thiet ke tieu canh ban cong

 Thiết kế chậu sen đá dùng để trang trí tiểu cảnh trong nhà cũng là một lựa chọn thú vị

 Đá, sỏi: một số khách hàng yêu thích tiểu cảnh khô thì đá và sỏi là vật dụng cần thiết nhất. Tùy mục đích trang trí khác nhau, tùy khu vực thiết kế mà bạn có thể chọn loại đá có kích cỡ, hình dáng và màu sắc phù hợp. Đá, sỏi được rải phù hợp sẽ giúp không gian trở nên tao nhã hơn. Tuy vậy gia chủ chú ý không nên dùng sỏi, đá có hình dáng kỳ quái sẽ khiến cảnh quang trở nên tĩnh mịch suy vi, đầy âm khí gây bất lợi cho gia chủ.

 

 Một số loại cây thích hợp trồng trên sỏi khi thiết kế tiểu cảnh trong nhà, dễ chăm sóc, ít rụng lá như: cây lưỡi hổ, cây kim tiền (kim phát tài), cây lan ý trắng, lan chi, vạn niên thanh, nha đam kiểng…

 Tượng trang trí: là vật dụng hiếm khi được sử dụng để thiết kế, tuy nhiên một số mẫu tiểu cảnh khô trong nhà có sự xuất hiện của một bức tượng lại là điểm nhấn nổi bật cho cả khuôn viên. Tượng được sử dụng trang trí trong nhà cũng giúp xóa bỏ sự đơn điệu và nhàm chán trong không gian sống.

 Tượng Phật cũng có thể được sử dụng để trang trí tiểu cảnh giúp mang lại cảm giác hòa bình, yên tĩnh, năng lượng dương trong phong thủy giúp cuộc sống trở nên dễ chịu hơn.

 Một số kiểu tượng Phật thích hợp:

  • Tượng Phật cười (Phật Di Lặc): Mang năng lượng tích cực, niềm vui, hạnh phúc, năng lượng, tài khí, may mắn. Tượng Phật cười thường được đặt ở phía Đông Nam, gần cửa chính, nơi nguồn năng lượng lan tỏa cho cả ngôi nhà.
  • Tượng Phật thiền trên đài sen: mang  nghĩa thiền tại, tĩnh tâm. Tượng Phật ngồi trên đài sen trên cao thích hợp cho tiểu cảnh nước như hòn non bộ, suối nhân tạo, thích hợp đặt ở phía Nam ngôi nhà.
  • Tượng Phật bằng đá: mang ý nghĩa yên bình. Thích hợp được thiết kế song song với giếng trời trong nhà, đón ánh nắng từ giếng trời, mang đến nguồn năng lượng dương cho gia chủ thịnh vượng, tài lộc.

 Bình gốm, bình sứ: cũng giống như tượng trang trí, bình gốm hoặc bình sứ có tác dụng trang trí thêm cho tiểu cảnh, bên cạnh đó còn tăng thêm giá trị thẩm mỹ mà hiếm khi được các chủ nhà quan tâm và bố trí trong nhà.

 

 Tiểu cảnh khô loại tiểu cảnh được thiết kế trong nhà dựa trên phong cách đơn giản thường sử dụng bằng các loại đá sỏi, cây cảnh.

 Tuy nhiên, nếu chọn bình gốm sứ cho tiểu cảnh vườn tược, bạn nên chọn bình to, thon, cổ cao, làm điểm nhấn và tăng thêm nét thanh lịch cho khu vườn. Nếu chọn bình gốm sứ cho tiểu cảnh nước, bạn nên chọn bình cổ thấp, phình to, mang ý nghĩa đủ đầy, tài lộc.

 Những vật dụng này đều rất cần thiết cho việc thiết kế tiểu cảnh trong nhà, tuy nhiên để được không gian hoàn hảo và chỉn chu nhất, bạn cần chú ý thêm về cách bố trí các cảnh quang sao cho đúng vị trí.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: sau trước