Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

 Bịt mắt bắt dê

 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: bịt mắt bắt dê

 Để bắt đầu trò này, cho trẻ chơi trò “tay trắng tay đen” trước để loại ra 2 người. Và 2 trẻ bị loại sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.

 Những trẻ còn lại sẽ đứng thành vòng tròn, trẻ làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê nhưng không được chạy ra khỏi vòng tròn. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người.

 Cách chơi thứ hai: Cho trẻ oẳn tù tì để tìm ra trẻ bị bịt mắt đi tìm dê. Trẻ còn lại sẽ làm dê, luôn miệng kêu “be, be” và chạy xung quanh người bịt mắt, chạm vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy trước khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên của người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt sẽ bị bịt mắt, còn nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Nhờ vậy, trẻ rèn luyện thính giác, óc phán đoán.

 Rồng rắn lên mây

 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Rồng rắn lên mây

 Trò chơi này được chơi như sau, bạn sẽ cho 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ. Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân và vừa đi vừa đọc:

 “Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?”

 Khi đọc đến câu “Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?” thì trẻ dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.

 Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

 Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm sẽ giang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thì trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.

 Chim bay cò bay

 Chim bay cò bay là trò chơi giúp hình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt, tập thể dục nhẹ nhàng cho trẻ.

 Để bắt đầu, mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn và sẽ có một người điều khiển trò chơi đứng ở ngay giữa. Người điều khiển nói “chim bay” đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay. Lúc đó, các trẻ phải làm động tác và hô theo người điều khiển.

 Nếu người điều khiển hô những vật không bay được, chẳng hạn như “nhà bay” hay “bàn bay” mà trẻ nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn. Trong lúc bị phạt lò cò, các trẻ còn lại có thể vừa vỗ tay vừa hát các câu đồng dao có ý chọc bạn như:

 “Xấu hổ
Lấy rổ mà che
Lấy nong mà đậy
Lấy chày đập bóng”.

 Có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn, vịt lặn”… để xen kẽ với trò “Chim bay, cò bay”.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: dân gian vẽ tranh đề tài thuyết minh về mầm non việt nam trường học lớp 7 ngày tết lớn trời nhật bản kéo co thả diều tiếng anh ảnh trốn bài giới thiệu ô ăn quan ném tuổi thơ đố dàn trung thu kế hoạch tổ chức mèo chuột nu na nống chi chành giáo án đẹp lễ hội số dành sinh thcs lộn cầu vồng dung dăng dẻ bức tô màu nghĩa thiếu nhi 100 dây em đánh đu tầm vông don dịch sang trại trồng nụ hoa văn chữ xỉa cá mè o an cưa lừa xẻ dệt vải dẫn chương trình vui nhộn mẫu dễ khái niệm thái lan 8 đỉa ba sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật vector tiểu giao thông đua thuyền vựng bé thi thổi cơm chồng nhất bit mat bat de úp lá khoai bao bố thích đấu xưa đơn giản soạn thưởng 101 biện pháp kể 25 đêm mam khăng nghề nghiệp cắp cua phát biểu khai mạc chợ bắn bi viết đoạn đối lợi ích cạn cà kheo 3 sấu bờ cảm nghĩ nhạc nền hàn quốc dụng caác