Câu trần thuật là gì
 Trần thuật là thuật lại một sự việc hay một sự kiện đang diễn ra. Vậy câu trần thuật là dạng câu sử dụng để kể, miêu tả…. về những hiện tượng , tính chất của sự vật, sự việc gì đó hay một đối tượng nào đó.
 Trong giao tiếp hàng ngày, câu trần thuật được nói với giọng bình thường và có thể xen một số từ ngữ biểu cảm nhưng ý nghĩa của câu trần thuật không thay đổi. mục đích thường sử dụng của câu là dùng để kể. Cho nên, câu trần thuật còn gọi là câu kể.
 Câu trần thuật tiếng anh là Reported Speech
Câu trần thuật đơn là gì?
 Câu trần thuật đơn là loại câu chỉ do một cụm chủ ngữ vị ngữ kết cấu thành câu. Và mục đích của câu là dùng làm giới thiệu, miêu tả hoặc kể lại một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến về việc vật, sự việc, hiện tượng lạ.
Ví dụ về câu trần thuật ở lớp 8
- Trên bàn, có một lọ hoa.
- Bên ngoài khung cửa, cánh đồng lúa chín vàng tỏa hương thơm ngát.
- Đường phố đông nghịt vào giờ cao điểm.
Cấu trúc câu trần thuật
 Đặc điểm hình thức của câu trần thuật tương đối bình thường, không có dấu ấn về hình thức như các kiểu câu nghi vấn (dấu chấm hỏi), câu cảm thán (dấu chấm than),… Đây là kiểu câu cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến thông dụng nhất trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
 Câu trần thuật được mở đầu bằng chữ cái in hoa và kết thúc bằng dấu chấm. Nhưng trong một số trường hợp câu trần thuật có thể kết thúc bằng dấu chấm than (để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm), dấu chấm lửng (để nhấn mạnh sự suy ngẫm).
 Ví dụ:
- Mẹ mua một bó hoa hồng.
- Bông hồng rất đẹp!.
- Những dòng suy tư cứ dội về….
Soạn bài câu trần thuật đơn có từ là
 Câu 1: Phân tích thành phần chủ ngữ, vị ngữ:
Chủ ngữ | Vị ngữ |
---|---|
Bà đỡ Trần | Là người huyện Đông Triều |
Truyền thuyết | là loại truyện dân gian … tưởng tượng kì ảo. |
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô | là một ngày trong trẻo, sáng sủa |
Dế Mèn trêu chị Cốc | là dại |
 Câu 2: Các vị ngữ đều có từ là kết hợp với cụm danh từ
  Vị ngữ ở các câu trên do cụm:
  a, Từ là + cụm danh từ (người huyện Đông Triều)
  b, Từ là + cụm danh từ (loại truyện dân gian)
  c, Từ là + cụm danh từ (một ngày trong trẻo, sáng sủa)
  d, Từ là + tính từ (dại)
 Câu 3:
  a, Bà đỡ Trần (không) là người huyện Đông Triều.
  b, Truyền thuyết (không phải) là loại truyện dân gian kể về nhân vật… kì ảo.
  c, Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (không phải )là ngày trong trẻo, sáng sủa.
  d, Dế Mèn trêu chị Cốc (chưa phải) là dại.
 II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ LÀ
  1. Câu (2) vị ngữ trình bày cách hiểu về sự vật hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
  2. Câu (1) giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
 3. Câu (3) miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, khái niệm nói ở chủ ngữ.
  4. Câu ( 4) vị ngữ thể hiện sự đánh giá đối tượng, sự vật, hiện tượng.
Soạn bài câu trần thuật đơn không có từ là
 I. Đặc điểm
 Câu 1: Tìm chủ ngữ, vị ngữ:
  a.
  CN: Phú ông
  VN: mừng lắm
  b.
  CN: Chúng tôi
  VN: tụ hội ở góc sân
 Câu 2:
  – Vị ngữ câu ( a) và (b) đều do cụm động từ tạo thành.
 Câu 3: Chỉ có thể nói:
  a, Phú ông (chưa) mừng lắm.
  b, Chúng tôi (không) tụ hội ở góc sân.
 II. Câu miêu tả và câu tồn tại
 Câu 1:
  a.
  TN: Đằng cuối bãi
  CN: hai cậu bé con
  VN: tiến lại.
 → Câu miêu tả
  b.(Cấu trúc đảo ngữ)
  TN: Đằng cuối bãi
  VN: tiến lại
  CN: hai cậu bé con.
 → Câu tồn tại
 Câu 2:
  Chọn câu “đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con” sẽ hợp lý hơn vì câu này nhấn mạnh hoạt động tiến lại gần, tạo sự bất ngờ, gay cấn.
 Câu 3:
  Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,… của sự vật nêu được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
  Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách để tạo câu tồn tại là đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ.
Nguồn: Vietjack
 Tag: violet văn la thế giáo án 6 tập đặt 5 giảng ko 1 đoạn cầu khiến thư viện điện tử công ngắn ghép gián tuthienbao chức năng việt thuât caâu (reported speech) bài: vd 2 (ngắn nhất) đuôi hàn co tu english 26 nhận xét nghệ trích bảng lùi thì