Cơ quan nhà nước là gì
 Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước có những đặc điểm sau
- Mang tính quyền lực Nhà nước;
- Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước;
- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;
- Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành
- Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.
- Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.
- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.
 Phân loại cơ quan Nhà nước:
- Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;
- Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;
- Căn cứ vào trình tự thành lập:
- Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;
- Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.
- Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
- Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:
- Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;
- Cơ quan Nhà nước ở địa phương
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước VN
 1. Chính phủ
Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp đóng vai trò quyết định trong việc thành lập các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Chính phủ và cơ cấu tổ chức của Chính phủ do Quốc hội quyết định thông qua kỳ họp đầu tiên của từng nhiệm kỳ.[1]
Bên cạnh việc kế thừa Hiến pháp 1992 (tiếp tục khẳng định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước CHXHCN Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội), Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một quy định mới, quan trọng nhất, đó là Chính phủ thực hiện quyền hành pháp.[2] Quy định Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bao hàm cả vị trí của Chính phủ trong phân công thực hiện quyền lực nhà nước và chức năng của Chính phủ.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.[3] Trong đó, Điều 71 Hiến pháp năm 2013 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm. Nhiệm kỳ Chính phủ đương nhiệm tại Việt Nam hiện nay là 2016-2021.
Theo quy định tại Điều 96 Hiến pháp 2013 và Chương II Luật tổ chức Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ thể hiện qua 20 nhóm, cụ thể:
– Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
– Hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh;
– Quản lý và phát triển kinh tế;
– Quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
– Quản lý khoa học và công nghệ;
– Giáo dục và đào tạo;
– Quản lý văn hóa, thể thao và du lịch;
– Quản lý thông tin và truyền thông;
– Quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số;
– Thực hiện các chính sách xã hội Quyết định chính sách cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực;
– Công tác dân tộc;
– Công tác tín ngưỡng, tôn giáo;
– Quản lý về quốc phòng;
– Quản lý về cơ yếu;
– Quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
– Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân;
– Đối ngoại và hội nhập quốc tế;
– Quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng;
– Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;
– Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương;
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ được quy định tại Điều 95 Hiến pháp năm 2013 và Điều 2 của Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, cụ thể: Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Hiện nay, Chính phủ nước Việt Nam gồm có 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ. Bên cạnh các bộ, cơ quan ngang bộ, Chính phủ có thể thành lập các cơ quan thuộc Chính phủ không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
1.1. Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.[4]
Theo quy định tại Điều 98 Hiến pháp 2013 và Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ thể hiện qua 11 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật. Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
1.2. Phó Thủ tướng Chính phủ
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.[5]
1.3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.[6]
Theo quy định tại Điều 99 Hiến pháp 2013 và Chương IV Luật tổ chức Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thể hiện qua 4 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn, cụ thể:
– Tư cách là thành viên Chính phủ;
– Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ;
– Trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Trong mối quan hệ với chính quyền địa phương.
1.4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định cụ thể tại Chương V Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của mỗi bộ ngành đều được quy định tại các nghị định cụ thể của Chính phủ.
Hiện nay, Chính phủ nước ta gồm có 18 bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Y tế và 04 cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm: Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục, Đơn vị sự nghiệp công lập.
Ví dụ: Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp gồm:[7]
– Vụ: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự – hành chính; Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế; Vụ pháp luật quốc tế; Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ thi đua – Khen thưởng;
– Văn phòng: Văn phòng Bộ Tư pháp
– Thanh tra: Thanh tra Bộ Tư pháp
– Cục: Cục Kế hoạch – Tài chính; Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Cục con nuôi; Cục trợ giúp pháp lý; Cục đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo; Cục Bồi thường nhà nước; Cục Bổ trợ tư pháp; Cục Công nghệ thông tin; Cục công tác phía Nam; Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
– Tổng cục: Tổng cục Thi hành án dân sự.
– Đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; Viện Khoa học pháp lý; Học viện Tư pháp; Tạp chí Dân chủ Pháp luật; Báo Pháp luật Việt Nam; Nhà xuất bản Tư pháp; Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột; Trường Trung cấp Luật Vị Thanh; Trường Trung cấp Luật Đồng Hới; Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên; Trường Trung cấp Luật Tây Bắc.
Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu. Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập không quá 03; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04.
Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập. Cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay tại Việt Nam là: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.[8]
Theo Điều 110, Hiến pháp 2013 phân chia địa giới hành chính ở Việt Nam được quy định thành 3 cấp:
– Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
– Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Uỷ ban nhân dân – Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có hai tư cách:
Một là, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và báo cáo công việc trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên. Hội đồng nhân dân có quyền bãi miễn các thành viên của Uỷ ban nhân dân, giám sát các hoạt động và bãi bỏ những quyết định không thích. Uỷ ban nhân dân chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân và đôn đốc của Thường trực Hội đồng nhân dân. Hai là, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân) chịu trách nhiệm không chỉ chấp hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp mà các quyết định của các cơ quan chính quyền cấp trên, thi hành luật thống nhất trên cả nước. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất. Để tăng cường tính hệ thống thứ bậc của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương xuống địa phương, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc bầu cử, miễm nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương.
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Uỷ ban nhân dân được quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
2.1. UBND là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Thực hiện quản lý hành chính trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội tại địa phương;
– Chấp hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp bầu ra. UBND phải chịu sự giám sát và báo cáo thường xuyên hoạt động của mình với HĐND cùng cấp.
– Đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên tại địa phương;
– Bảo đảm sự thống nhất sự lãnh đạo của nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
2.2. Cơ cấu, tổ chức của Ủy ban nhân dân bao gồm:
+ Các cơ quan chuyên môn của UBND: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp khi được yêu cầu.
Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Các ban là tổ chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã.
Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định. Không phải UBND các cấp đều giống nhau về số lượng thành viên. UBND cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên); UBND cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên; UBND cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.
Cách thức thành lập:
– Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND.
– Phó chủ tịch và các ủy viên do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của Chủ tịch UBND. Phó chủ tịch và các ủy viên không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Số lượng thành viên và số Phó chủ tịch UBND của mỗi cấp do Chính phủ quy định.
– Kết quả bầu các thành viên của UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh phải được Thủ tướng phê chuẩn).
– Chủ tịch UBND cấp trên có quyền điều động, cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp.
II. HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NƯỚC CHDCND LÀO
Lào là một nước có diện tích không lớn, dân số chỉ xấp xỉ 6,5 triệu người mật độ dân cư khá thưa. Đó cũng là một trong những lý do Đảng nhân dân cách mạng Lào quyết định tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc nhất thể hóa. Cụ thể, theo Luật Hành chính địa phương 2016 của Lào, tổ chức bộ máy các cấp ở Lào hiện nay là nhất thể hóa giữa người đứng đầu đảng và chính quyền. Ví dụ như: Bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng, một số Phó bí thư Tỉnh cũng kiêm Phó Tỉnh trưởng và các chức danh cơ quan khác ở huyện cũng tương tự như vậy. Quy định như vậy nhằm đảm bảo bộ máy tinh gọn, không cồng kềnh, tốn kém. Một số chức danh và cơ quan đảng hợp nhất với chức danh nhà nước, trong đó có ban kiểm tra đảng – nhà nước thực hiện công tác kiểm tra cả về mặt đảng và chính quyền.
1. Chính phủ
Chính phủ Lào là cơ quan hành pháp của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, quản lý thống nhất thi hành trong lĩnh vực thuộc Nhà nước bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh và ngoại giao. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chủ tịch nước.[9]
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ. Theo đó, Điều 54 Hiến pháp Lào năm 2015 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm. Chính phủ hiện tại của Lào là Chính phủ Quốc hội khóa VIII có nhiệm kỳ 2016-2021.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ Lào thể hiện qua 14 nhóm,[10] cụ thể:
– Thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Sắc lệnh của Chủ tịch nước;
– Trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án Nghị quyết trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Sắc lệnh của Chủ tịch nước;
– Ban hành Nghị định, Nghị quyết về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ, tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại;
– Xây dựng Chiến lược quốc gia và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự án ngân sách nhà nước sau khi Quốc hội thông qua;
– Trình Quốc hội quyết định thành lập, hợp nhất, chia, giải thể các bộ, cơ quan ngang bộ, địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan thuộc Bộ;
– Quyết định thành lập, bãi bỏ huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và xác định ranh giới thành phố, thành phố thuộc tỉnh sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt;
– Thành lập, bãi bỏ các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;
– Giám sát, theo dõi hoạt động của các ngành, chính quyền địa phương, lực lượng quốc phòng, an ninh;
– Quyết định trao thu hồi quốc tịch cho công dân Lào;
– Quyết định công nhận quốc tịch người nước ngoài tại Lào;
– Tổ chức đàm phán, ký, thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước mà CHDCND Lào là một bên và thoả thuận quốc tế ở cấp chính phủ;
– Huỷ bỏ lệnh, quyết định, chỉ thị của Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương trái với Hiến pháp, luật, trừ quyết định thi hành bản án của Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân;
– Định kỳ báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
Chính phủ Lào bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ.[11] Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ do Chủ tịch nước đề nghị và Quốc hội thông qua.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Hiện nay, Chính phủ nước Lào gồm có 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ.
1.1. Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.[12]
Theo quy định tại Điều 72 Hiến pháp Lào 2015 và Điều 6 Luật tổ chức Chính phủ Lào 2016 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ thể hiện qua 18 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn.
1.2. Phó Thủ tướng Chính phủ
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Thủ tướng Chính phủ có thể chỉ định một Phó Thủ tướng đặc biệt để thực hiện công việc của Thủ tướng trong thời gian vắng mặt.[13]. Quyền hạn và nghĩa vụ của Phó thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 7 Luật tổ chức Chính phủ Lào năm 2016.
1.3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; giám sát, theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.[14]
Theo quy định tại Điều 19 Luật tổ chức Chính phủ Lào năm 2016 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ thể hiện qua 14 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn.
1.4. Bộ, cơ quan ngang bộ
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Hiện nay, Chính phủ nước Lào gồm có 18 bộ: Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng; Bộ An ninh; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và môi trường; Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp; Bộ Tư pháp; Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; Bộ Năng lượng và khai khoáng; Bộ Công thương; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Thể thao; Bộ Bưu chính Viễn thông; Bộ Công trình công cộng và giao thông; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế công cộng và 04 cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước; Tổng thanh tra Chính phủ; Ban Thi hành phòng chống Tham nhũng.
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm: Vụ, cơ quan ngang Vụ; Tổng Cục, cơ quan ngang Tổng cục; Văn phòng, cơ quan ngang văn phòng; Các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ví dụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp Lào bao gồm:[15]
– Vụ: Vụ tổ chức và cán bộ; Vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp luật; Vụ Phổ biến pháp luật; Vụ Khuyến khích chế độ tư pháp;
– Cục: Cục Thi hành án dân sự; Cục Thanh tra và đánh giá kết quả thi hành pháp luật; Cục Thi hành án; Cục trợ giúp pháp lý
– Văn phòng: Văn phòng Bộ Tư pháp
– Các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm giải quyết tranh chấp về kinh tế; Học viên tư pháp quốc gia; Học viện Tư pháp Miền Bắc; Học viện Tư pháp Miền Trung; Học viện Tư pháp Miền Nam.
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
1.5. Văn phòng Chính phủ
Văn phòng Chính phủ là cơ quan thuộc Chính phủ được quy định tại Mục IV, Luật tổ chức Chính phủ Lào năm 2016. Quyền hạn và nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ được quy định tại Điều 12 bao gồm 19 nhóm quyền hạn, nghĩa vụ. Đứng đầu Văn phòng Chính phủ là Chủ nhiệm văn phòng. Quyền và nghĩa vụ của Chủ nhiệm văn phòng quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Chính phủ Lào năm 2016.
2. Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Hội đồng nhân dân cùng cấp.[16]
Chính quyền địa phương tại Lào được chia thành 3 cấp: Tỉnh, Huyện và Bản.[17]
– Cấp tỉnh bao gồm: Tỉnh và Thủ đô.
– Cấp huyện bao gồm: Huyện, Thị trấn, Thành phố
– Cấp bản gồm: Bản[18]
Đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp tỉnh là Tỉnh trưởng, Đô trưởng; cấp huyện là Huyện trưởng, Thành trưởng, Thị trưởng; cấp bản là Trưởng bản. Tỉnh trưởng, Đô trưởng, Huyện trưởng, Thành trưởng, Thị trưởng không thể giữ chức vụ trong hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp.[19]
UBND các cấp ở Lào có nghĩa vụ quản lý hành chính nhà nước về chính tri, kinh tế, văn hóa – xã hội, xây dựng và sử dùng nguồn lực con người; sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các tài nguyên khác; bảo vệ tổ quốc – bảo vệ trật tự an ninh ở địa phương và hoạt động đối ngoại theo sự phân cấp quản lý.
2.1. Cơ cấu, tổ chức của Ủy ban nhân dân bao gồm:
Các cơ quan chuyên môn của UBND: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp khi được yêu cầu.
Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Các ban là tổ chức chuyên môn thuộc UBND cấp bản (Bao gồm 4 đơn vi: Đơn vị quản lý hành chính, đơn vị kinh tế, đơn vị văn hóa – xã hội và đơn vị an ninh – quốc phòng)
Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên,
Tại Lào, quá trình cải cách đã làm cho bộ máy từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản có sự thay đổi. Số lượng cấp tỉnh có sự tăng lên từ 16 tỉnh một thủ đô, hiện nay đã thành lập thêm tỉnh Xay Sổm Bun cho nên Bộ máy cấp tỉnh gồm 17 tỉnh và một thủ đô. Đối với cơ cấu bộ máy hành chính cấp tỉnh cũng có sự thay đổi theo sự thay đổi của các cơ quan ngành dọc ở trung ương. Đối với cơ quan hành chính cấp huyện cũng có số lượng tăng. Nếu năm 2010 số huyện trên cả nước 143 huyện, đến nay số huyện đã tăng lên đến 148 huyện. Còn đối với cơ quan ngành dọc là tổ chức theo hình thức có bao nhiêu sở ngành dọc là có bấy nhiêu phòng ở cấp huyện. Đối với cơ quan hành chính cấp bản có xu hướng giảm xuống khá nhiều. Nếu năm 2006 cả nước có: 10.292 bản, đến nay số bản đã giảm xuống chỉ còn 8.753 bản.
Thời gian làm việc của cơ quan nhà nước
 Hiện nay, không có một quy định chung nào về giờ làm việc của các cơ quan Nhà nước. Mỗi cơ quan, địa phương sẽ áp dụng khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.
 Tại TP. Hồ Chí Minh nơi bạn đang sinh sống, khung giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 67/2017/QĐ-UBND. Cụ thể:
 – Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
 – Buổi chiều từ 13h giờ đến 17 giờ.
 Tuy nhiên, khung giờ nêu trên có thể được điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của UBND Thành phố. Do đó, để biết chính xác giờ hành chính của UBND quận/huyện, bạn có thể liên hệ với UBND quận mà bạn đang muốn đến giải quyết công việc.
Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước tham khảo
 https://ldld.quangbinh.gov.vn/3cms/quy-che-van-hoa-cong-so-tai-cac-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc.htm
Nội quy cơ quan nhà nước tham khảo
 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-249-QD-VPUB-2017-Noi-quy-co-quan-Van-phong-Uy-ban-nhan-dan-tinh-Ha-Tinh-367226.aspx
 Tag: sơ đồ tiết kiệm phí toán dấu tuyển chạy so sánh đoàn khái niệm quỹ mã thuế lương thạc sĩ tập nào? mẫu giấy xin thế bạ