Gỗ hdf là gì
 Gỗ HDF tên đầy đủ là High Density Fiberboard – một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại.
 Gỗ HDF cấu tạo từ 80 – 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên.
 Thân gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch sẽ được đem đi luộc và sấy khô tại nhiệt độ cao để loại bỏ nhựa và nước đọng. Tiếp theo, thân gỗ được nghiền nhỏ thành bột mịn và kết hợp với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng và tính kết dính cho gỗ. Cuối cùng, chúng được nén ép với chất kết dính ở áp suất và nhiệt độ cao tạo thành các tấm gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn.
 Trên thị trường hiện nay ghi nhận một lượng tương đối các loại gỗ công nghiệp, tuy nhiên gỗ HDF vẫn luôn có chỗ đứng vững chãi nhờ những ưu điểm nổi bật của mình:
- Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho công trình ngoài trời.
- Ván HDF có khả năng chống mối, mọt, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
- Bề mặt ván HDF nhẵn và phẳng, có màu vàng nâu của gỗ như ván MDF. Khi được phủ lên lớp bề mặt trang trí thì tấm ván mang vẻ ngoài như một tấm gỗ tự nhiên.
- Bề mặt nhẵn bóng, thuận tiện cho việc ép các bề mặt trang trí như veneer, acrylic, melamine, laminate,…
- Khả năng chống ẩm tốt. Do tỷ trọng của ván HDF cao hơn so với ván MDF nên chống chịu nước hiệu quả, giảm thiểu khả năng ngấm nước gây biến dạng tấm ván.
Ưu – nhược điểm cùng ứng dụng của loại gỗ công nghiệp HDF
 Ưu điểm
- Chống ẩm, chống trầy xước tốt dẫn đến việc khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên
- Có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên thường được ứng dụng rộng rãi trong các không gian phòng học, văn phòng, khách sạn, nhà ở.
- Độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn
- HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao
- Bề mặt rất mịn, nhẵn bóng và đồng nhất nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như melamine, laminate, veneer,…
- Thân thiện với sức khỏe và môi trường (trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên)
- Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng và cửa ra vào.
 Nhược điểm
 Nội thất gỗ công nghiệp HDF trẻ trung và hiện đại
- Giá của HDF cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp
- Khá khó để có thể phân biệt MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường
- Chỉ thi công được nội thất ở dạng phẳng lì hoặc kết hợp các các nẹp chỉ để làm điểm nhấn, không làm được dạng panel.
Giá gỗ hdf
STT | Kích thước (mm) | Giá bán (VNĐ) |
1 | 8mm | 225.000 |
2 | 12mm | 320.000 |
3 | 15mm | 405.000 |
4 | 15mm | 435.000 |
Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF
 Gỗ công nghiệp HDF thường được sử dụng để đóng đồ nội thất trong nhà và ngoài trời. Chẳng hạn như: Tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, cửa ra vào,… Ngoài ra, chúng còn được sử dụng làm sàn gỗ bởi tính ổn định và mật độ cao.
 HDF là sản phẩm mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng để lát sàn và cửa. Cửa làm bằng chất liệu HDF đã trở thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp hay dân dụng ở các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… Và ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.