Gỗ veneer là gì – Gỗ veneer có tốt không

Gỗ veneer là gì

 Veneer (hay còn gọi là ván lạng) là tấm ván mỏng, được lạng ra từ cây gỗ tròn tự nhiên, với độ dày thông thường vào khoảng 0.3mm-0.6 mm và thường không vượt quá 3mm (1/8 inch).

 Tấm veneer có thể dùng để phục vụ cho nhu cầu trang trí cao cấp như nội thất xe hơi, nhạc cụ âm nhạc: violin, guitar…

Gỗ veneer có tốt không

 Ưu điểm của gỗ Veneer: Giá thành rẻ hợp lý, một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ veneer có thể sản xuất ra rất nhiều bàn ghế..gỗ veneer chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt sáng ( do được chọn gỗ), có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại… mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger ( tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ.

 

 Nhược điểm gỗ veneer:

 Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt, chính vì vậy gỗ veneer là được nhiều người dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi quanh năm không bị nước tràn vào, và ít phải di chuyển. Ở các nước hiện đại như Châu Âu, châu Mỹ, hoặc một vài nước hiện đại ở châu Á, việc dùng gỗ veneer vào chế tạo các sản phẩm nội thất đã có từ cách đây 30-40 năm, khi họ ý thức được rừng ngày cạn kiệt, họ thấy rằng gỗ veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà lại cứu được môi trường sống của họ, cứu được sạt lở đất và sự nóng lên của trái đất nên họ chuyển sang dùng nhiều, vậy tại sao chúng ta lại không làm theo họ, chúng ta đừng nên hủy hoại chính môi trường sống của chúng ta. Nắm bắt được thị hiếu vô cùng lớn của thị trường trong thế kỷ 21.

Giá gỗ ghép phủ veneer

 (Bạn xem trên thiết bị di động, vui lòng vuốt sang để xem đầy đủ báo giá)

STT Tên Phân Loại – Kích Thước Đơn vị Veneer AC sơn O7 Veneer AC sơn Inchem Veneer TQ sơn O7 Veneer TQ sơn Inchem
I. Phòng khách
1 Kệ để tivi Kệ treo (1000x300x300) md 3,820,000 4,320,000 2,150,000 2,650,000
Kệ treo(1000x400x400) md 4,410,000 5,020,000 2,390,000 3,000,000
Kệ đứng 1000x400x550 md 6,190,000 7,040,000 3,350,000 4,200,000
2 Tủ sách, giá sách Tủ có cánh sâu 300-400 m2 4,820,000 5,490,000 2,520,000 3,190,000
Tủ không cánh sâu <300 m2 4,250,000 4,840,000 2,250,000 2,840,000
2 Tủ giầy Tủ sâu 350-400 m2 6,100,000 6,990,000 3,140,000 4,020,000
4 Vách gỗ ốp tường m2 1,500,000 1,700,000 1,100,000 1,300,000
5 Nan gỗ ốp tường:
– Vách dán laminate là vách gỗ mdf chống ẩm dán laminate mặt ngoài
m2 2,220,000 2,400,000 1,460,000 1,650,000
II.Phòng bếp
1 Tủ bếp Tủ bếp trên  ( sâu 350, cao <=800) md 5,040,000 5,670,000 2,980,000 3,610,000
Tủ bếp trên  ( sâu 350, cao từ 800-1200) md 6,940,000 7,820,000 4,050,000 4,930,000
Tủ bếp dưới ( chiều cao 800-850 -tủ sâu 600) md 5,380,000 6,070,000 3,130,000 3,820,000
Tủ bếp dưới thùng gỗ nhựa, cánh veneer md 3,200,000 3,400,000 2,880,000 3,070,000
Tủ bếp dưới gỗ nhựa dán veneer md 7,160,000 7,850,000 4,750,000 5,440,000
2 Tủ đề đồ  – Tủ sâu 350-400 tính như tủ giầy.
– Tủ sâu hơn 400 đến dưới 600 tính như tủ quần áo
m2
3 Bàn đảo bếp Kích thước 1000x800x800-850 md 11,700,000 13,500,000 6,100,000 7,750,000
4 Tủ che tủ lạnh. Tủ sâu 600. Nếu tủ sâu 350 tính vào tủ bếp trên Tủ trên tủ lạnh, không tính hồi che m2 8,960,000 10,150,000 5,000,000 6,190,000
Hồi che tủ lạnh, hồi dày 34-36mm, kt: 600x2000x2 hồi bộ 5,000,000 5,610,000 3,030,000 3,690,000
Hồi che tủ lạnh, hồi dày 17-18mm, kt: 600x2000x2 hồi bộ 4,410,000 5,060,000 2,350,000 3,000,000
Loại có hồi dạng tủ che tủ lạnh. Tính m2 tổng trừ đi khoang tủ lạnh m2 9,570,000 10,920,000 5,000,000 6,360,000
5 Tủ rượu Tủ sâu 350-400 6,710,000 7,690,000 3,500,000 4,430,000
III.Phòng ngủ
1 Giường ngủ
2 Giường ngủ cao dưới 300.
– Nếu thêm ngăn kéo thì giá 500k/ngăn kéo
– Dùng thanh bo góc giường giá tăng thêm 300k
Giường ngủ 1200×1900 Chiếc 10,950,000 11,810,000 5,450,000 6,310,000
Giường ngủ 1200×1900 – dát min, thành trong min Chiếc 5,980,000 6,300,000 3,920,000 4,240,000
Giường ngủ 1400-1600×2000 Chiếc 13,400,000 14,400,000 6,180,000 7,170,000
Giường ngủ 1400-1600×2000 – dát min,  thành trong min Chiếc 8,070,000 8,460,000 4,980,000 5,360,000
Giường ngủ 1800×2000 Chiếc 14,070,000 15,430,000 6,510,000 7,870,000
Giường ngủ 1800×2000 – dát min, thành trong min Chiếc 8,400,000 8,810,000 8,300,000 5,720,000
Giường ngủ 2000×2200 Chiếc 15,400,000 16,600,000 96,930,000 8,100,000
Giường ngủ 2000×2200 – dát min, thành trong min Chiếc 8,730,000 9,200,000 5,640,000 6,100,000
3 Bàn phấn (bàn làm việc, bàn học) Bàn phấn có chân, sâu 500 , một ngăn kéo md 1,280,000 1,420,000 1,280,000 1,420,000
Bàn phấn treo tường sâu 400 cao 150 cả tấm ốp hậu md 1,480,000 1,650,000 1,480,000 1,650,000
4 Tủ quần áo:
– Đối với tủ quần áo cánh trượt thì khi tính giá sẽ phải thêm ray trượt và 2 thanh tăng cứng cho mỗi cánh tủ áo
Tủ quần áo ít đợt, cánh đủ khổ 300, 400, 600. hậu veneer
– Nếu có ngăn kéo thì giá cộng thêm 250k/ngăn kéo
m2 7,600,000 8,720,000 4,030,000 5,200,000
Tủ hậu min 2 mặt m2 6,500,000 7,440,000 3,600,000 4,530,000
5 Ghế ngồi đọc sách(đã bao gồm đệm) Sâu 500, cao 450 cả đệm md 6,500,000 7,200,000 3,900,000 4,630,000
IV. Phụ kiện + Vật liệu khác Đơn Giá Đơn Giá
1 Tay nắm tủ Trung Quốc Chiếc 30,000 30,000
2 Tay nắm nhôm dài tủ quần áo Chiếc 88,000 88,000
3 Ray trượt 2 cánh tủ quần áo Trung Quốc bộ 500,000 500,000
4 Ray trượt 2 cánh tủ quần áo Hafele bộ 1,100,000 1,100,000
5 Tay nâng 2 cánh khoang để bát Blum nhập khẩu bộ 3,200,000 3,200,000
6 Bản lề inox giảm chấn Hafele Chiếc 60,000 60,000
7 Ray bi 3 tầng Hafele không giảm chấn bộ 200,000 200,000
8 Ray bi 3 tầng giảm chấn Hafele bộ 250,000 250,000
9 Pittong đẩy cánh tủ Chiếc 80,000 80,000
10 Giá để bát hai tầng bộ 1,045,000 1,045,000

Quy trình dán veneer gỗ

 Như chúng ta đã biết, để có thể dán veneer lên bề mặt ván gỗ, chúng ta cần lạng veneer sau đó dán trực tiếp đối với veneer 0.3mm hoặc may veneer đối với veneer có độ dày 0.45 mm trở lên. Vậy để đi sâu hơn chúng ta sẽ cùng nhau hiểu sơ về quy trình dán veneer nhé.

 A. Quy trình dán đối với loại mỏng, lạng miếng hoặc lạng tròn:

 * Veneer sau khi cắt vuông vắn được tráng keo bằng thủ công hoặc máy tráng keo sau đó dán ghép từng miếng vào bề mặt ván MDF

 (Có một số loại veneer được lạng tròn cho ra nguyên tấm 1220 x 2440 như veneer okoume, veneer xoan, veneer mahogany, veneer sapele, veneer poplar…)

 * Đưa ván MDF đã dán veneer vào máy ép nhiệt (nhiệt độ, thời gian ép và lực nén thay đổi tùy theo từng loại ván và loại veneer khác nhau)

 * Chỉnh lý (trong quá trình ép sẽ có những phần veneer bị lỗi sẽ được chỉnh lý cho bề mặt phẳng đẹp)

 * Chà bóng: bước này giúp bề mặt veneer láng mịn có thể sơn trực tiếp luôn.

 B. Quy trình dán đối với veneer dày (0.45mm trở lên)

 * Veneer được may lại thành tấm theo quy cách mong muốn, sau đó tráng keo và đưa lên bề mặt ván MDF

 (Loại này thường được thị trường ưa chuộng đối với veneer sồi, veneer ash, veneer cao su, veneer walnut, veneer thông, veneer còng)

 * Đưa ván vào ép nhiệt

 * Chỉnh lý (thường đối với các loại veneer dày thì quá trình này gần như tốn rất ít thời gian bởi veneer dày khó bị rách hay xộc xệch do dán tay như ở phương pháp A)

 * Chà nhám: Mục đích là làm mờ những phần chỉ may veneer ở bước đầu chúng ta đã làm và giúp cho bề mặt veneer nhẵn, đẹp.

 Như vậy chúng ta có thể thấy đối với những dạng veneer lạng tròn thì vân của veneer là hoàn toàn không thể thay đổi do đã định hình sẵn thành quy cách 1 tấm ván 1220 x 2440mm.

 Còn đối với veneer lạng cắt từng miếng chúng ta có thể ghép nối để tạo thành các loại vân khác nhau.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: bán bảng