Trần thạch cao là gì
 Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, các tấm này được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm…) của tầng trên. Trần thạch cao còn được gọi là trần giả, là một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ.
Trần thạch cao tiếng anh là gì
 Trần thạch cao có tên tiếng anh là Plaster Ceiling còn thạch cao tên tiếng anh là gypsum nhưng trong từ điển Bách khoa Encarta Encyclopedia thì nó được định nghĩa là một loại chất khoáng phổ thông có tên khoa học là calcium sulfat (CaSO4.2H2O)
Trần thạch cao thả là gì
 – Trần nổi hay trần thả dùng để nói về đặc tính của loại trần này, nổi ở đây được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy 1 phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.
 – Trần thả để nói đến 1 thao tác điển hình của loại trần này là thả tấm: tức là khi thi công xong phần khung xương, lúc này đã được định hình thành các ô 600x600mm hoặc 600x1200mm lúc này người thợ cầm tấm thạch cao và thả cho tấm nằm ngay ngắn lên trên toàn bộ khung xương và rồi quen gọi là trần thả.
 Ưu điểm của trần nổi – trần thả:
 – Trần thả, trần nổi chất liệu thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, … đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.
 – Khi có sự biến đổi thời tiết , trần nhà không bị co võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp. trần nổi hoặc trần thả thạch cao rất tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió lên trần. Thêm vào đó, chi phí trọn gói cho một trần là khá rẻ, xem bảng báo giá trần thạch cao.
 – Thi công nhanh, gon và đơn giản
 – Làm Trần thả, trần nổi có chi phí rẻ là sự ưu tiên lựa chọn của đa số khách hàng hiện nay.
Trần thạch cao chìm là gì
 Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.
 Trần chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.
 Trần phẳng
 Trần thạch cao phẳng có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.
 Ưu điểm:
 – Quá trình thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức
 – Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.
 – Thích hợp để thiết kế nội thất căn hộ, chung cư.
 Nhược điểm:
 – Các loại trần thạch cao phẳng bị hạn chế về các mẫu mã.
 – Dễ bị lộ các lỗi khi thuê phải đội thợ thi công không chuyên nghiệp. Ví dụ, trong quá trình thi công, nếu xử lý mối nối không cẩn thận có thể khiến trần bị gồ lên hoặc lăn sơn không đều sẽ dễ dàng bị phát hiện nếu đứng quay mặt về phía ánh sáng.
 Trần thạch cao giật cấp
 Tầng thạch cao giật cấp được hiểu đơn giản là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau. Theo các kiến trúc sư, đây là kiểu trần hàm chứa giá trị nghệ thuật cao nhất.
 Ưu điểm:
 Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về thiết kế giúp tăng tính quyến rũ, sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà.
 Phù hợp với tất cả các không giant hi công có lối kiến trúc khác nhau.
 Nhược điểm:
 Quá trình thi công phức tạp nên tốn nhiều công sức hơn so với thi công trần nổi
 Khi trần bị hỏng hóc bạn phải sửa lại toàn bộ chứ không thể gỡ ra từng tấm và thay mới những tấm bị hư
 Ngoài phân chia theo cấu tạo, người ta thường chia các loại trần thạch cao theo chức năng và phong cách. Ví dụ như theo chức năng sẽ có loại trần chống cháy, trần chống ẩm, trần cách âm…Theo phong cách sẽ có loại trần cổ điển, loại trần tân cổ điển, loại trần hiện đại…
Kích thước trần thạch cao – Độ dày trần thạch cao
 Nhiều người hay thắc mắc không biết trần thạch cao dày bao nhiêu, tuy nhiên độ dày của trần thạch cao còn tùy thuộc vào kích thước của tấm thạch cao và hệ khung xương thạch cao đi kèm. Đối với tấm thạch cao tiêu chuẩn thì thường có độ dày là 9mm đến 12mm, nếu tấm thạch cao có chức năng cách âm hay chống cháy thì có thể lên đến 16mm. Đối với những tấm thạch cao loại chịu được va đập mạnh thì độ dày thường là 13mm. Kích thước trung bình của một tấm thạch cao là chiều rộng 1200 – 1220mm và chiều dài 2400 – 2440mm.
Mẫu trần thạch cao đẹp
 Trần thạch cao phòng khách
 Các mẫu trần giật cấp phòng khách hiện đại và đẹp cũng được nhiều gia chủ ưa chuộng, đặc biệt giật 3 cấp.
 Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp và hiện đại
 Trần thạch cao phòng ngủ
 Trần thạch cao cho phòng ngủ nhỏ, la phong phòng ngủ đơn giản phối hợp tông màu tím nhẹ nhàng, lãng mạn.
 Mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng ngủ nhỏ, đẹp, đơn giản và cổ điển.
 Trang trí trần thạch cao phòng ngủ đơn giản hiện đại và đẹp dạng giật 3 cấp nhẹ nhàng.
 Mẫu trần phòng ngủ đẹp lãng mạn
Tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao
 Các chỉ tiêu đánh giá chung cho các loại tấm thạch cao gồm:
 – Sai lệch so với kích thước danh nghĩa về chiều dài; chiều rộng; chiều dày tính bằng mm
 – Độ sâu của gờ vuốt thon tính bằng mm
 – Độ vuông góc của cạnh tính bằng mm
 – Độ cứng của cạnh, gờ và lõi tính theo đơn vị Niutơn (N)
 – Cường độ chịu uốn tính theo đơn vị Niutơn (N)
 – Độ biến dạng ẩm
 – Độ kháng nhổ đinh
 Tất cả các loại tấm trần thạch cao (gồm: tấm thạch cao tường và tấm thạch cao trang trí; tấm nền thạch cao; tấm nền thạch cao chịu ẩm; tấm thạch cao trang trí vòm ngoài trời; tấm thạch cao ốp ngoài) đều phải được đánh giá theo những chỉ tiêu chung này. Chỉ số và sai số trong mức cho phép sẽ khác nhau với mỗi loại tấm trần.
 Các chỉ tiêu đánh giá riêng cho các loại tấm thạch cao gồm:
 Ngoài những chỉ tiêu đánh giá chung kể trân, các loại tấm trần thạch cao khác nhau cũng có những tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao khác nhau như:
 Yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao tường và tấm thạch cao trang trí
 – Độ thẩm thấu hơi nước theo phương pháp khô. Chỉ tiêu độ thẩm thấu hơi nước này chỉ áp dụng cho tấm thạch cao có mặt sau tráng lớp kim loại với độ ẩm ở mặt không tráng là 50% và ở mặt tráng kim loại là 0%. Chỉ tiêu này chỉ thực hiện khi có yêu cầu của khách hàng.
 Yêu cầu kỹ thuật của tấm nền thạch cao
 – Độ thẩm thấu hơi nước theo phương pháp khô. Chỉ tiêu độ thẩm thấu hơi nước chỉ áp dụng cho tấm thạch cao có mặt sau tráng lớp kim loại với độ ẩm ở mặt không tráng là 50% và ở mặt tráng kim loại là 0%. Chỉ tiêu này chỉ thực hiện khi có yêu cầu của khách hàn
 Yêu cầu kỹ thuật của tấm nền thạch cao chịu ẩm
 – Độ hút nước sau 2 giờ ngâm
 – Độ hấp thụ nước bề mặt
 Yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao ốp ngoài
 – Độ hút nước sau 2 giờ ngâm
 – Độ hấp thụ nước bề mặt
Báo giá trần thạch cao – Giá thi công trần thạch cao (THAM KHẢO)
 Giá trần thạch cao tính theo m2: sẽ vào khoảng từ 140.000 – 200.000 / m2
Sơn trần thạch cao
 Trong quá trình thi công sơn trần thạch cao thì bước sơn bả trần thạch cao khá quan trọng. Để giúp cho trần thạch cao đạt được chất lượng hoàn thiện, mang lại diện mạo hoàn hảo, xuất sắc nhất cho bề mặt trần bằng thạch cao thì người dùng phải tiến hành thực hiện thêm một công đoạn vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định là sơn bả trần thạch cao. Vậy sơn bả trần thạch cao là gì?
 Sơn bả trần thạch cao chính là sử dụng hệ sơn nước để sơn lên những tấm thạch cao, khi những tấm thạch cao này đã được đóng thành trần thạch cao nhằm mang đến vẻ đẹp hoàn thiện nhất cho trần thạch cao. Trong đó, sơn được sử dụng nhiều nhất để sơn lên trần thạch cao là sơn màu trắng hay còn gọi là sơn trắng trần.