Là phim Việt duy nhất ra rạp đúng dịp Lễ Tình nhân thế nhưng “Ngôi nhà trong hẻm” lại chưa đủ chất kinh dị, đáng sợ. Hơn thế, với những tình tiết lặp lại thì phần hài lại nổi trội, át hẳn sự đáng sợ lẽ ra phải có của phim.
 Khó chê khả năng diễn viên
Ngôi nhà trong hẻm do hai diễn viên Ngô Thanh Vân và Trần Bảo Sơn thủ vai chính. Họ hóa thân thành cặp vợ chồng trẻ Thành – Thảo sống hạnh phúc trong một căn nhà nhỏ.
 Mọi việc bắt đầu căng thẳng khi người vợ – Thảo (Ngô Thanh Vân) bị hư thai, lẩn quẩn gần như phát điên vì nỗi ám ảnh, chiếc quan tài của hài nhi xấu số vẫn để nguyên trong phòng ngủ của hai vợ chồng.
|
 Thành từ một người chồng hạnh phúc trở thành một kẻ bất lực, không lo nổi công việc bên ngoài cũng không thể xoa dịu nỗi đau cho vợ. Cộng thêm những ẩn uất tâm lý và bị ám ảnh bởi những tiếng cười ma quái trong ngôi nhà khiến nhân vật luôn sống trong tâm trạng phòng thủ, lo sợ, cáu gắt và mệt mỏi.
 Vẻ lịch lãm của Trần Bảo Sơn biến mất, thay vào đó là hình ảnh tiều tụy của một người đàn ông phải chịu đứng mọi áp lực trước nỗi đau. Gương mặt điện ảnh tay ngang này đã đảm đương khá tốt những trường đoạn cảm xúc dồn nén, giữa sợ hãi và bản lĩnh, giữa thương yêu và muốn buông xuôi, giữa khao khát và bị chối bỏ.
 Không phải Ngô Thanh Vân, mà Trần Bảo Sơn mới là người lãnh trách nhiệm nặng nhất cho vai diễn trong phim. Cùng với câu chuyện phần lớn chỉ diễn ra trong cảnh tranh tối tranh sáng của ngôi nhà, thì nhân vật Thành suốt bộ phim cũng chỉ có thời gian sống đầy thử thách với những u uẩn. Sự cộng hưởng của hai yếu tố này đã khiến cho chuyện phim nhiều lúc bi kịch vấn đề đi hơi xa.
|
 … khiến cho Trần Bảo Sơn khá “nặng gánh” với vai diễn trong phim |
 Người chồng thương vợ mà để cho thi hài đứa bé ở trong phòng suốt 3 tháng liền – chiếc quan tài “để dành” làm yếu tố giải tỏa cho đỉnh điểm ở đoạn cuối phim nhưng không dễ chấp nhận khi thực tế khó mà để đứa bé đã mất tồn tại lâu đến vậy.
 Người chồng muốn khám phá những tiếng động lạ quanh nhà mà leo lên gờ tường và cứ thế té ngã đến … 3 lần – trong phim ảnh tối kỵ việc cứ để một tình huống lặp đi lặp lại. Chưa kể mâu thuẫn ở chỗ hiểu rằng vợ cần được đi chơi xa để khuây khỏa thì lại hết lần này đến lần khác bác bỏ ý định muốn về thăm mẹ của vợ. Hẳn nhiên, mọi lý do đều là để… tiếp tục những điều kỳ lạ ở “ngôi nhà trong hẻm”, nhưng mọi thứ chưa được sắp xếp một cách logic hơn, khiến khán giả sẽ phải hoặc là đặt câu hỏi vì sao; hoặc chấp nhận chia sẻ ở góc độ “đành phải vậy”.
 Xem phim, khó có thể chê được khả năng diễn xuất của hai diễn viên chính vì họ đã cố gắng thể hiện tốt phần vai của mình. Tuy nhiên, với kịch bản phim chưa thuyết phục, đường dây kịch tính giản đơn thì hai diễn viên khó có thể chuyển tải hết nỗi ám ảnh, sợ hãi đến khán giả.
 Hài trội hơn kinh dị!
Bối cảnh ngôi nhà luôn trong tình trạng tranh tối tranh sáng, đến mức có khán giả phải thốt lên “sao không bật cái đèn?” khi không thể kiên nhẫn nhìn nhân vật cứ hết lần này đến lần khác mò mẫm trong những góc nhà, cầu thang. Các nhà làm phim nước ngoài có nhiều cách để “bán nỗi sợ hãi” rất đủ liều lượng, ngay cả khi bối cảnh “sáng trưng” thì vẫn có nhiều cách xử lý gây ám ảnhkhác. Không nhất thiết bối cảnh lúc nào cũng mờ ảo nhập nhoạng mới là phim kinh dị.
 Hình ảnh thường trực của Ngô Thanh Vân trong phim |
 …với Trần Bảo Sơn |
 Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề chính, điều đáng nói là có vẻ như phim đã đi sai trọng tâm khi vốn dĩ nỗi ám ảnh cần thiết nghiêng về nhân vật người vợ hơn thì trong phim, Ngô Thanh Vân có vẻ … thảnh thơi hơn Trần Bảo Sơn rất nhiều. Thay vì để cho những tiếng cười, bóng ma tồn tại trong nỗi ám ảnh của người vợ đang rối loạn tinh thần vì nỗi đau – sẽ hợp lý hơn – thì đạo diễn đã để cho “ma” tồn tại thật trước mắt của nhân vật người chồng. Đó không phải là cách xử lý tốt nhất.
 Dù nhân vật Thảo cũng có được một tạo hình rất ám ảnh và ít tình huống “phát điên” vì không kiểm soát được mình. Mọi thứ gần như đã đổ dồn lên vai người chồng, khám phá ngôi nhà, làm chủ bản thân, tìm hiểu bí mật về lịch sử ngôi nhà trong hẻm… Hành trình đó không có sự tham gia của người vợ, điều này vô tình khiến cho vai diễn của Ngô Thanh Vân trong bộ phim này còn khá nhạt nhòa, bi kịch tâm lý mà cô phải chịu đựng cũng kém phần dữ dội hơn.
 Trong khi đó, tuyến nhân vật phụ lại trở nên nổi bật hẳn chỉ trong đôi lần xuất hiện với những câu thoại ấn tượng, hài hước một cách… hồn nhiên trên nên bi kịch của cặp đôi nhân vật chính. Đó cũng là lý do vì sao tại buổi chiếu ra mắt báo giới, bộ phim kinh dị chưa đủ làm nên nỗi sợ hãi cao trao nhưng liên tục khiến người xem phải bật cười. Tất nhiên, nhân vật phụ chỉ xuất hiện góp thêm gia vị vào câu chuyện, nhưng một khi họ khiến người xem nhớ nhiều hơn cả nhân vật chính thì cũng là một thất bại trong cách kể của đạo diễn phim. Chưa kể, không phải lúc nào sự có mặt của nhân vật phụ cũng thật sự là điều cần thiết.
 Điểm cộng cho Ngôi nhà trong hẻm là phim đã được thể hiện mang dấu ấn đặc trưng của thể loại. Dù chưa phải là một tác phẩm điện ảnh kinh dị xuất sắc hoàn hảo, cũng sẽ không đến nỗi là một bộ phim bị “chê tơi tả”, ít nhiều có thể để lại những dấu ấn riêng trong cảm nhận của người xem.
 Theo Người Lao Động
 Tag: bán quận 1 181 âu dương lân xe phú nhuận 5 full 373 kiệt giá rẻ tân bình lê văn sỹ 154 8 281 480 quới 163 tô hiến 285 mạng tạ quang bửu 10 hd vĩnh viễn 88 nguyễn quỳ tấn mua cụt đẹp tri phương 43 hồ huê thắng 441 biên phủ 212b trãi 193 nam khởi nghĩa 502 huỳnh 778 kiệm 25 bỉnh khiêm 220 350 64 học 243 1979 158 hoàng hoa thám sư vạn ngõ 339 440 movie online 254 cơ 104 thái 766 phường 4 tập 160 thiện thuật 506 3/2 bến 16 đọc bằng anh 48 biểu chánh