Nhà thầu là gì
 Nhà thầu (hay nhà thầu xây dựng) là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.
Nhà thầu tiếng anh là gì
 Contractor
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
 + Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
 – Được hiểu là hoạt động mở thầu được tiến hành trong một lần duy nhất trọn vẹn với hồ sơ dự thầu hay hồ sơ đề xuất đó.
 – Cáctrường hợp áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu này:
 Hình thức đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn hay các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
 Hình thức chào hàng cạnh tranh với các gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp hoặc mua sắm hàng hóa;
 Hình thức mua sắm trực tiếp với các gói thầu mua sắm hàng hóa
 Chỉ định thầu đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, hay cung cấp dịch phụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư.
 + Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
 – Được hiểu là khi thực hiện theo phương thức này thì việc mở thầu sẽ được tiến hành thành hai lần. Hai lần ở đây đó là nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ về kỹ thuật sau đó nếu đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ tiếp tục việc nộp hồ sơ tài chính theo yêu cầu đã được nêu trong hồ sơ mời thầu trước đó.
 – Các trường hợp áp dụng:
 Đấu thầu rộng rãi trong các gói thầu cung cấp gói dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn hay gói mua sắm hàng hóa, hỗn hợp, xây lắp; hay lựa chọn nhà đầu tư;
 Đấu thầu hạn chế trong các gói thầu cung cấp gói dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn hay gói mua sắm hàng hóa, hỗn hợp, xây lắp.
 + Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
 – Là phương thức mà ở đó trong giai đoạn một, nhà thầu sẽ nộp hồ sơ về kỹ thuật, tài chính nhưng chưa đặt ra vấn đề về giá dự thầu. Giai đoạn hai sẽ là giai đoạn mà những nhà thầu đã nộp hồ sơ ở giai đoạn một được nhà đầu tư mời nộp hồ sơ dự thầu, trong hồ sơ này sẽ gồm có những yêu cầu theo hồ sơ mời thầu của giai đoạn hai về kỹ thuật và tài chính kèm thêm đó là có giá dự thầu, xác nhận việc đảm bảo dự thầu.
 + Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
 – Có thể áp dụng với hình thức đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi trong các gói thầu mua sắm hàng hóa, hay xây lắp, hỗn hợp mà phải sử dụng các công nghệ phức tạp, tính đặc thù cao, hay công nghệ mới.
 – Phương thức này được hiểu là ở giai đoạn một, nhà thầu sẽ nộp đồng thời hai hồ sơ đó là hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ tài chính, trong giai đoạn này đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được mở luôn, còn hồ sơ tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai. Trong giai đoạn hai, những nhà thầu đủ điều kiện sẽ được gửi hồ sơ mời thầu, các nhà thầu sẽ nộp hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính, trong giai đoạn này hồ sơ tài chính đã nộp ở giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ nộp ở giai đoạn hai để đối chiếu.
 Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu mới nhất. Mọi thắc mắc về pháp luật đấu thầu hãy liên hệ với công ty Luật Dương gia để được giải đáp.
Tư cách hợp lệ của nhà thầu
 1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
 a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
 b) Hạch toán tài chính độc lập;
 c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
 d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
 đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
 e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
 g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
 h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
 2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
 a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
 b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
 c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
 d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
 đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
 3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
 Theo phần 1,chương 1,mục 4 thông tư 05/2015/TT-BKHĐT
4. Tư cách hợp lệ của nhà thầu | 4.1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp
 4.2. Hạch toán tài chính độc lập.  4.3. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.  4.4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại BDL.  4.5. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.  4.6. Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại BDL. |
Quy trình lựa chọn nhà thầu
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết về lựa chọn nhà thầu. Theo đó, để lựa chọn nhà đầu, cần phải tiến hành 6 bước, cùng xem cụ thể từng bước nhé.
 Bước 1: Nghiên cứu, khảo sát thị trường
 Trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nghiên cứu, khảo sát thị trường để bảo đảm dự án, dự toán mua sắm được phân chia thành các gói thầu hợp lý, tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều nhà thầu; giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu và phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu.
 Việc nghiên cứu, khảo sát thị trường có thể bao gồm các nội dung:
 – Thống kê kinh nghiệm đấu thầu từ các dự án trước hoặc các dự án liên quan.
 – Theo dõi chỉ số giá được cơ quan có thẩm quyền công bố.
 – Điều tra thị trường nhà cung cấp tiềm năng.
 – Tổng hợp thông tin và cập nhật giá cả tại thời điểm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
 Bước 2: Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
 Xem chi tiết tại hướng dẫn đính kèm.
 Bước 3: Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
 Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
 Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, nếu xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.
 Mẫu tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (file đính kèm)
 Bước 4: Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
 Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt.
 Cơ quan, tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể là đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu hoặc đơn vị chức năng trực thuộc người có thẩm quyền, trực thuộc chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án nếu chưa phê duyệt dự án.
 Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì việc lựa chọn tư vấn phải tuân thủ quy định pháp luật.
 Đơn vị thẩm định tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các Điều 33, 34, 35 và 36 của Luật đấu thầu, bao gồm:
 – Tuân thủ nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
 – Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
 – Nội dung và giá trị các phần công việc nêu trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nội dung từng gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
 Thời gian thẩm định và hoàn thành báo cáo thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày tổ chức thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ trình.
 Bước 5: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
 Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; đối với gói thầu cần phê duyệt trước khi có quyết định phê duyệt dự án, thẩm quyền phê duyệt là người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.
 Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm các nội dung : phần công việc đã và đang thực hiện; phần công việc chưa thực hiện nhưng không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu; phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
 Tổng giá trị các phần công việc không vượt tổng mức đầu tư.
 Trong quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ đối với phần công việc đã và đang thực hiện thì triển khai theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt trước đây. Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo Mẫu quy định.
 Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của tổ chức thẩm định.
 Bước 6: Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu
 Bên mời thầu có trách nhiệm tự đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
Quy định về sử dụng nhà thầu phụ
 Trên thực tế hiện nay, trong quan hệ đấu thầu, người ta thường nhắc đến “nhà thầu phụ” và “nhà thầu chính”. Nếu “nhà thầu chính” là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu trực tiếp tham việc đấu thầu, được đứng tên dự thầu (đứng tên trên hồ sơ dự thầu) và là người trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (bên mời thầu) khi được lựa chọn trúng thầu sau khi thực hiện quá trình đấu thầu (theo khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013) thì khái niệm “nhà thầu phụ” lại được hiểu theo nghĩa khác. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 36 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, “nhà thầu phụ” là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu, tham gia dự thầu nhưng lại tham gia thực hiện gói thầu trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký giữa họ với nhà thầu chính.
 Trong quy định về nhà thầu phụ, còn có quy định về “nhà thầu phụ đặc biệt”. Đây là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu phụ được nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất với nội dung sẽ thực hiện những công việc mang tính đặc biệt, quan trọng trong gói thầu.
 Quy định về việc sử dụng “nhà thầu phụ” trong hoạt động đấu thầu: Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT thì nội dung về nhà thầu phụ được quy định như sau:
 – Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.
 – Việc có sử dụng nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.
 – Dù việc thực hiện công việc có hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ cũng như các quyền và nghĩa vụ khác đối với phạm vi công việc mà nhà thầu phụ thực hiện.
 – Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không, nhà thầu không được phép thay thế, hay bổ sung nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các nhà thầu phụ được nêu tại Điều kiện cụ thể của Hợp đồng.
 – Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % (phần trăm) theo giá hợp đồng được nêu tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
 – Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác.
 – Những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng trong Hồ sơ dự thầu.
 Trên đây là những quy định chung về việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ trong đấu thầu còn được thể hiện rõ hơn thông qua nội dung về Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Cách kiểm tra thông tin nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia
 Bước 1: Truy cập vào trang web có địa chỉ: http://muasamcong.mpi.gov.vn – Trang hệ thống mạng đấu thầu quốc gia – Quản lý & vận hành bởi Cục quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch & đầu tư.
 Bước 2: Tra cứu cơ sở dữ liệu để tim thông tin nhà thầu đã được phê duyệt.
 Chọn mục Cơ sở dữ liệu -> Danh sách nhà thầu đã được phê duyệt.
 Bước 3: Điền thông tin tìm kiếm. Ở đây chỉ cần điền mã số đăng ký kinh doanh như hình là được.
 Bước 4. Hiện thị kết quả & thông tin nhà thầu muốn tra cứu
 Tag: điện chỉnh m&e hòa bình đồ thi an phong uy tín cam dành vệ sinh hcm hiệp hội tphcm lớn thất epc hà tác xếp hạng nguồn nhôm kính delta lạnh top 10 2019 thư minh thanh vàng đà nẵng phòng posco trung ròng jgcs soát central nhiêu coteccons tiêu chí biên thu obayashi bảng vừa thiết rút gọn cảm ơn 2018 ecoba đinh la thăng chửi hiểm 5356/bkhđt-qlđt trăm bắt ưu đãi vacc ricons nhẹ trụ