Nhà trần được thành lập trong bối cảnh nào – Tìm hiểu về nhà trần

Nhà trần được thành lập trong bối cảnh nào?

 Triều đình nhà Lý suy yếu, xã hội rối loạn. Nhà Lý dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại, đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập.

Nhà trần có bao nhiêu đời vua

  1. TRẦN THÁI TÔNG (1225-1258)

 Tên thật là Trần Cảnh, nguyên quán Làng Tức Mặc, Phủ Thiên Trường, nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trần cảnh sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218), con thứ của ông Trần Thừa, thân mẫu người họ Lê. Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Trần Cảnh chính thức lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung, phong Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu, phong Trần Thủ Độ là Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sự.

 Trong thời gian ở ngôi, vua đã đích thân dẫn quân đánh thắng quân Mông – Nguyên lần thứ nhất khi chúng sang xâm lược nước ta.

 Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258), vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, triều đình tôn Thái Tông lên làm Thái Thượng Hoàng để cùng coi việc nước. Ngày mùng một tháng 4 năm Đinh Sửu (1277), Thái Thượng hoàng mất, thọ 59 tuổi, ở ngôi được 33 năm, làm Thái thượng hoàng 19 năm. Trong thời gian ở ngôi, vua đã đặt ba niên hiệu Kiến Trung (1225-1232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1251), Nguyên Phong (1251-1258).

  1. TRẦN THÁNH TÔNG (1258-1278)

 Tên thật là Trần Hoảng, là con trưởng của vua Thái Tông, mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu Lý Thị. Vua sinh ngày 25 tháng 9 năm Canh tý (1240), ngay sau khi sinh đã được lập làm thái tử. Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258) được vua Trần Thái Tông truyền ngôi. Vua lên ngôi hoàng đế đổi niên hiệu là Thiệu Long năm thứ 1. Ngày 22 tháng 10 năm Mậu Dần, vua nhường ngôi cho con là Thái tử Khâm để lên làm Thượng hoàng 12 năm.

 Trần Thánh Tông là một vị vua nhân từ độ lượng, hết lòng chăm lo việc nước. Về đối nội, nhà vua khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang điền trang thái ấp bằng cách chiêu tập những người nghèo đói lưu lạc, giúp họ an cư lạc nghiệp. Nhà vua khuyến khích việc học hành bằng cách mở các khoa thi để lựa chọn người tài mà trọng dụng, thời Trần đã xuất hiện “Lưỡng quốc trạng nguyên” Mạc Đĩnh Chi, nhà sử học Lê Văn Hưu đã viết bộ quốc sử đầu tiên của nước ta là Đại Việt Sử Ký. Về đối ngoại, Vua Trần Thánh Tông đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự và nền độc lập của tổ quốc. Mặt khác, quan tâm đến việc luyện tập quân sĩ, tích trữ lương thực, vũ khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai. Ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần – 1290 Thái thượng hoàng mất ở cung Nhâm Thọ, hưởng thọ 51 tuổi. Trong thời gian 20 năm ở ngôi, vua đã đặt 2 niên hiệu: Thiệu Long (1258-1272), Bảo Phù (1273-1278).

  1. TRẦN NHÂN TÔNG (1279-1293)

 Vua tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258) tại kinh thành Thăng Long, là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông, thân mẫu nguyên là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu. Trần Khâm được lập làm Thái tử tháng 12 năm Giáp Tuất. Ngày 22 tháng 10 năm Mậu Dần (1278), thái tử Khâm kế vị ngôi vua lấy hiệu là Nhân Tông.

 Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử ca ngợi là vị anh hùng cứu nước qua cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông là người cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông tổ chức Hội nghị Bình Than, Hội Nghị Diên Hồng, bàn kế đánh quân Mông – Nguyên.

 Sau 15 năm làm vua, năm 1293, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông và  lui về làm Thái Thượng Hoàng 6 năm, cho đến năm 1299 thì đi tu, trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.  Trần Nhân Tông qua đời ngày 3 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) tại am Ngọa Vân núi Yên Tử, thọ 50 tuổi. Trong thời gian ở ngôi, vua đã đặt hai niên hiệu: Thiệu Bảo (1279-1285), Trùng Hưng (1285-1293).

  1. TRẦN ANH TÔNG (1293-1314)

 Vua tên thật là Trần Thuyên, sinh ngày 17 tháng 9 năm Bính Tí (1276) tại Thăng Long, là con trưởng của vua Trần Nhân Tông và mẹ là Khâm Từ Bảo Khánh Hoàng Thái hậu, có hai em là Huệ Võ Vương Quốc Chuẩn và em gái là Huyền Trân Công chúa. Trần Thuyên được phong làm Thái tử vào tháng 2 năm Nhâm Thìn (1292), lên ngôi vào tháng 3 năm Quý Tị (1293). Ngày 18 tháng 3 năm Giáp Dần (1314) nhường ngôi cho thái tử Mạnh để làm Thái thượng hoàng 6 năm. Vua mất ngày 16 tháng 3 năm Canh Thân (1320), ở ngôi được 21 năm, thọ 44 tuổi.

 Vua Trần Anh Tông khéo biết kế thừa sự nghiệp của tổ tiên, cho nên thời cuộc đi đến thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, đất nước ngày càng thịnh vượng, cũng là một vua tốt của triều Trần. Trong 21 năm ở ngôi, vua chỉ đặt một niên hiệu duy nhất là Hưng Long.

  1. TRẦN MINH TÔNG (1314-1329)

 Tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của vua Trần Anh Tông, mẹ là Chiêu Hiến Hoàng Thái hậu Trần Thị (con gái của Bảo Nghĩa đại vương Trần Bình Trọng). Trần Mạnh sinh năm Canh Tý (1300), được lập làm Thái tử năm Ất Tị (1305). Ngày 18 tháng 3 năm Giáp Dần (1314) lên ngôi vua, năm Ất Tị (1329) nhường ngôi cho Thái tử Vượng để làm Thượng hoàng 28 năm, mất ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu (1357), thọ 57 tuổi.

 Vua Trần Minh Tông có lòng nhân hậu, biết tôn trọng nhân tài nên có nhiều hiền thần dưới trướng như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài, nhưng đã quá tin bọn nịnh thần giết oan chú ruột, đồng thời là bố vợ là Huệ Võ Vương Trần Quốc Chẩn.

 Trong 15 năm ở ngôi, vua Trần Minh Tông đã đặt 2 niên hiệu: Đại Khánh (1314-1323), Khai Thái (1324-1329).

  1. TRẦN HIẾN TÔNG (1329-1341)

 Tên thật là Trần Vượng, con thứ của Trần Minh Tông, thân mẫu là bà Minh Từ hoàng thái phi Lê Thị. Trần Vượng sinh ngày 17 tháng 5 năm Kỷ Mùi (1319), được lập làm Thái tử ngày 7 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1329). Ngày 15 tháng 2 năm Kỷ Tị (1329) lên ngôi vua khi mới 10 tuổi, ở ngôi 12 năm, mất ngày 11 tháng 6 năm Tân Tị (1341), thọ 22 tuổi. Tuy Trần Hiến Tông làm vua nhưng việc điều khiển triều chính đều do Thái Thượng Hoàng Minh Tông đảm nhận.

 Trong 12 năm ở ngôi, Trần Hiến Tông chỉ đặt một niên hiệu là Khai Hựu (1329-1341).

  1. TRẦN DỤ TÔNG (1341 – 1369)

 Tên thật là Trần Hạo, con thứ 10 của vua Trần Minh Tông, thân mẫu là Hiến Từ hoàng hậu. Trần Hạo sinh ngày 19 tháng 10 năm Bính Tý (1336), lên ngôi ngày 21 tháng 8 năm Tân Tỵ (1341). Khi Thái thượng hoàng Trần Minh Tông mất, các trung thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng mất, Chu Văn An treo ấn từ quan, vua thì rượu chè ăn chơi quá độ, nên giặc giã nổi lên khắp nơi, dân khổ trăm bề.

 Năm Kỷ Dậu (1369) vua Trần Dụ Tông mất, ở ngôi được 28 năm, thọ 34 tuổi. Trong thời gian ở ngôi, vua đã đặt hai niên hiệu Thiệu Phong (1341-1357), Đại Trị (1358-1369).

 Khi vua Trần Dụ Tông mất thì bão táp ở cung đình nhà Trần nổi lên vì Hoàng thái hậu nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc Vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Mẹ Nhật Lễ là một đào hát đã lấy kép hát là Dương Khương có thai rồi mới bỏ chồng mà lấy Cung Túc Vương sinh ra Nhật Lễ. Nhật Lễ lên làm vua muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần, nên cho giết bà Hoàng thái hậu và nhiều quý tộc họ Trần. Các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh giết chết Nhật Lễ (ngày 21 tháng 11 năm Canh Tuất – 1370) rồi lên Đà Giang rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức là Trần Nghệ Tông. Trong thời gian soán ngôi, Dương Nhật Lễ có đặt một niên hiệu là Đại Định (1369-1370).

  1. TRẦN NGHỆ TÔNG (1370-1372).

 Vua tên thật là Trần Phủ, con thứ ba của Vua Trần Minh Tông, mẹ đẻ họ Lê là Minh Từ hoàng thái phi. Trần Phủ sinh vào tháng 2 năm Tân Dậu (1321), lên ngôi ngày 15 tháng 11 năm Canh Tuất (1370), ở ngôi được 2 năm, nhường ngôi làm Thái thượng hoàng 22 năm, mất ngày 15 tháng 12 năm Giáp Tuất (1394), thọ 73 tuổi.

 Vua dẹp yên được loạn bên trong, khôi phục cơ đồ nhà Trần, nhưng thiếu cương nghị, quyết đoán. Bên ngoài, vua Chiêm thành là Chế Bồng Nga đem quân đánh kinh đô Thăng Long, vua Nghệ Tông phải bỏ kinh thành chạy sang Đình Bảng lánh nạn. Ngày 9 tháng 11 năm Nhâm Tý (1372), Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính, lui về Thiên Trường làm Thái thượng hoàng. Trong thời gian 2 năm ở ngôi, vua đặt một niên hiệu là Thiệu Khánh.

  1. TRẦN DUỆ TÔNG (1372-1377)

 Tên thật là Trần Kính, con thứ 11 của Vua Trần Minh Tông, em vua Nghệ Tông, mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi. Trần Kính sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337). Khi Nghệ Tông lánh nạn, Trần Kính chiêu mộ quân lính, vũ khí, lương thực để đánh Nhật Lễ, đón Nghệ Tông về. Nghệ Tông lên ngôi 2 năm thì nhường ngôi cho Trần Kính tức Trần Duệ Tông vào ngày 9 tháng 11 năm Nhâm Tí (1972).

 Trong một trận đánh với Chiêm Thành, vua Trần Duệ Tông không nghe lời can, khinh thường quân giặc nên tử trận ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tị (1377). Nghệ Tông làm vua được 5 năm, thọ 40 tuổi. Trong thời gian ở ngôi, vua Trần Duệ Tông chỉ đặt một niên hiệu là Long Khánh.

  1. TRẦN PHẾ ĐẾ (1377-1388)

 Tên thật là Trần Hiện, con trưởng của vua Trần Duệ Tông, mẹ là bà Gia Từ hoàng hậu Lê Thị. Vua sinh ngày 6 tháng 3 năm Tân Sửu (1361). Khi vua Trần Duệ Tông chết ở mặt trận phương Nam, Thượng hoàng Nghệ Tông lập Trần Hiện lên ngôi vua ngày 13 tháng 5 năm Đinh Tỵ (1377). Vua nhu nhược nên quyền lực ngày càng rơi vào tay Hồ Quý Ly. Thượng hoàng Nghệ Tông giáng Phế Đế xuống làm Linh Đức Đại Vương, sau đó bức tử vào ngày 6 tháng 12 năm Mậu Thìn (1388) thọ 27 tuổi. Trong thời gian 11 năm ở ngôi, vua chỉ đặt một niên hiệu là Xương Phù.

  1. TRẦN THUẬN TÔNG (1388-1398)

 Tên thật là Trần Ngung, con út của vua Trần Nghệ Tông, thân mẫu là Lê Thái hậu. Vua sinh năm Mậu Ngọ (1378), lên ngôi năm Mậu Thìn, ở ngôi được 10 năm, đến tháng 3 năm 1398 bị Hồ Quý Ly ép nhường ngôi cho con trai là Trần Án (Trần Án là cháu ngoại Hồ Quý Ly) để đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thanh Hóa). Xuất gia hơn 1 năm thì bị Hồ Quý Ly bức tử chết vào tháng 4 năm Kỷ Mão (1399), thọ 21 tuổi, Vua thật ra chỉ giữ ngôi trên hình thức, mọi quyền lực điều hành đã vào tay bố vợ là Hồ Quý Ly. Trong thời gian ở ngôi, vua Trần Thuận Tông đặt niên hiệu duy nhất là Quang Thái.

  1. TRẦN THIẾU ĐẾ (1398-1400)

 Tên thật là Trần Án, con trưởng của Trần Thuận Tông, thân mẫu là con gái của Hồ Quý Ly, tước hiệu Khâm Thánh hoàng thái hậu. Vua sinh năm Bính Tý (1396), lên ngôi ngày 15 tháng 3 năm Mậu Dần (1398). Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400) bị Hồ Quý Ly buộc nhường ngôi, giáng làm Bảo Ninh Đại Vương. Vua vốn là cháu ngoại của Hồ Quý Ly nên không bị giết, nhưng không rõ mất vào năm nào. Trong thời gian ở ngôi, vua có niên hiệu là Kiến Tân.

Sơ đồ phả hệ nhà trần

Nhà trần tồn tại bao nhiêu năm

 kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Nhà trần đã lập ra hà đê sứ để làm gì – Nhà trần đã lập cơ quan nào để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê

 Nhà Trần lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều ; Khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất ; Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang.

Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà trần

 – Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

 – Đặc biệt quan tâm đến vấn đề trị thủy:

 + Nhà nước cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

 + Hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến của biển đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ.

 Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

 * Nhận xét:

 – Nhờ những chủ trương, biện pháp trên mà nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

 – Chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần là phù hợp, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Cách đánh giặc độc đáo của nhà trần

 1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.

 2. Tấn công quyết liệt.

 3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.

 4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.

 5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Trình bày những việc làm của nhà trần để phục hồi và phát triển kinh tế

 * Về nông nghiệp:

 – Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

 – Đặc biệt quan tâm đến vấn đề trị thủy:

 + Nhà nước cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

 + Hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến của biển đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ.

 Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

 * Về thủ công nghiệp:

 – Những nghề thủ công truyền thống như: làm gốm, dệt, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,… tiếp tục được duy trì và phát triển.

 – Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.

 * Về thương nghiệp:

 – Vua Trần cho lập nhiều chợ làng, chợ xã để nhân dân có nơi tụ họp buôn bán.

 – Các hoạt động buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng phát triển, nhiều của biển trở thành nơi buôn bán tấp nập: Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh),…

  

  

  

  

  

  

  

 Tag:  sụp kỉ xiv đội theo gì? đê? thấy sao hãy luật vong