5 điều nên làm khi sửa nhà nâng thêm tầng
 1 – Kiểm tra cột của nhà cũ: Bạn phải xem xét kĩ càng cột chống của nhà cũ. Nguyên nhân là do ngôi nhà không có những cây cột chống xuyên suốt tầng 1 và tầng 2. Nếu nối tiếp thêm cột vào cột cũ của nhà một tầng cũ, khả năng chịu lực tại chỗ tiếp giáp giữa hai cột chắc chắn sẽ rất yếu. Hãy chắc chắn rằng cột chống nhà bạn đủ to và chắc chắn. Hoặc nhờ các kĩ sư để có lời khuyên tốt nhất.
 2 – Tính toán chiều cao tầng nhà: Khi sửa nhà nâng thêm tầng thì bạn cần tính toán tới chiều cao tầng nhà. Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp. Người thì thích chiều cao phòng thấp, một số lại thích chiều cao phòng lớn. Tuy nhiên, theo các kĩ sư xây dựng tùy thuộc vào điều kiện mà bạn cần tính toán chiều cao tầng cho hợp lý để tạo cảm giác thoải mái nhất cho không gian tầng.
 3 – Giải pháp về tường và vách ngăn nhẹ: Ngoài tác dụng che chắn, trần và tường nhẹ còn có thể đảm nhiệm thêm các trách nhiệm quan trọng khác như cách nhiệt, chống cháy, cách âm, tiêu âm, chống thấm. Hơn nữa, thay vì tốn kém chi phí gia cố móng khi sửa nhà, chủ nhà có thể sự dụng các hệ tường bằng thạch cao hoặc tấm Duraflex vì mỗi mét vuông vật liệu này chỉ bằng khoảng 1/8 so với tường gạch.
 Tường nhẹ, trái với suy nghĩ của nhiều người là không bền chắc, dễ đổ vỡ lại có tuổi thọ rất cao, chịu được sức nặng của các loại vật liệu nặng như tivi LCD treo tường hoặc bồn rửa mặt. Hơn nữa, tường nhẹ có thể tạo dáng khác nhau theo nhu cầu như tạo cách uốn cong, tạo các khung trang trí với nhiều kiểu dáng mà chắc chắn không thể thực hiện được với tường gạch.
 4 – Lưu ý khi làm mái nhà: Bạn cũng nên chú ý tới mái nhà khi sửa nhà nâng thêm tầng. Hãy làm mái nhà dốc để thoát không khí tốt, tạo cảm giác thoáng đãng từ đó giảm áp lực cho nền móng.
 5 – Lựa chọn vật liệu có chất lượng tốt: Việc lên tầng sẽ khiến nền móng gánh thêm một trọng lượng rất lớn. Do đó, bạn hãy ưu tiên sử dụng các vật liệu nhẹ, có chất lượng tốt để không làm giảm tuổi thọ của ngôi nhà. Và điều này cần được tính toán thật kĩ.
 4 điểu không nên làm khi sửa nhà nâng thêm tầng
 1 – Cơi nới quá cao so với sức chịu lực của kết cấu cũ; Chiều cao khi sửa nhà nâng tầng có ảnh hưởng rất lớn đến nền móng cũ. Tùy vào độ chịu lực mà bạn cần tính toán chiều cao hợp lý. Nếu nền móng yếu mà xây tầng với độ cao lớn sẽ gia tăng rất nhiều áp lực, dễ gây nghiêng nhà hoặc sụt lún.
 2 – Bỏ qua các hiện tượng nghiêng, lún, nứt thường xuyên; Nền móng cũ lại kết hợp cùng với những vật liệu mới khó tránh tình trạng xuống cấp hoặc không tương thích với nhau. Vì vậy, trong quá trình sửa nhà nâng tầng hãy luôn chú ý đến những hiện tượng nghiêng, sụt lún để có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho căn nhà của bạn.
 3 – Không kiểm tra khả năng chịu lực; Cho dù nhà thầu có thể đưa ra những nhận định về khả năng chịu lực của trụ cột và nền móng cũ, bạn vẫn nên song hành kiểm tra khả năng này trên thực tế nếu không muốn xảy ra tình trạng sụt lún, nghiêng nứt sau này.
 4 – Vi phạm quy định độ cao và khoảng lùi trong bản vẽ cấp phép; Vi phạm bất kỳ quy định nào trong xây dựng đều không được phép và khiến cho việc cải tạo nâng tầng bị trì trệ. Tốt hơn hết bạn nên tính toán thật kỹ trong bản vẽ xin cấp phép để quá trình xây dựng được suôn sẻ thuận lợi.