Sổ tay kinh nghiệm sơn nhà và chọn sơn nhà

Quy trình sơn nhà

 Các bước để sơn nhà gồm: Vệ sinh bề mặt > Thi công sơn chống thấm > Bả mastic > Lăn sơn lót kháng kiềm > Lăn lớp sơn màu thứ nhất > Lăn lớp sơn màu thứ hai.

 Quy luật sơn nhà là sơn từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, nên sơn ở khu vực khó rồi mới đến các khu vực dễ.

 Chuẩn bị bề mặt sơn

 Để lớp sơn phủ mịn, bám dính tốt, công tác chuẩn bị bề mặt thi công cần được tiến hành kỹ lưỡng.

 Với công trình mới (nhà mới xây xong), bề mặt tường cần đạt đủ độ khô cần thiết thì mới có thể thực hiện các bước sơn nhà. Độ ẩm tường không nên vượt quá 15%, độ ẩm quá cao khiến màng sơn nhanh xuống cấp, gây hiện tượng bong tróc, phồng rộp hoặc loang lổ màu sắc. Trong điều kiện thời tiết lý tưởng, khô ráo thì khoảng 3 tuần sau khi tô trát có thể thi công phần sơn. Thực tế, tùy thuộc vào yếu tố thời tiết mà thời gian chờ tường nhà khô có thể kéo dài tới 2 hoặc 3 tháng. Đây được gọi là giai đoạn bảo dưỡng tường, để các tạp chất nhiễm khuẩn có trong gạch, hồ vữa tự phân hủy, giúp bề mặt thi công luôn ổn định. Vệ sinh lại bề mặt bằng giấy ráp mịn nhằm loại bỏ hạt cát còn bám trên tường rồi tiến hành vệ sinh bụi bẩn. Bề mặt tường đạt chuẩn khi không còn đất cát, bụi bẩn, rong rêu hay bất cứ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của sơn.

 Bề mặt tường bong tróc được làm mịn trước khi thực hiện các bước sơn nhà

 Bề mặt tường cũ bị bong tróc cần được làm mịn trước khi thực hiện lớp sơn mới.

 Với tường cũ (nhà sơn lại), trước khi sơn cần loại bỏ hết rêu mốc, bụi bẩn, tạp chất và lớp sơn cũ đã bong tróc. Nếu bề mặt tường còn mới thì dùng thêm giấy ráp hoặc đá mài đánh qua toàn bộ tường để tạo chân bám cho lớp sơn mới. Sau khi vệ sinh xong phải xối rửa bằng nước sạch, chờ khô rồi mới thi công sơn.

 Lưu ý cách xử lý bề mặt tường:

  • Bề mặt tường chứa cát, bột, chất bẩn: Dùng vòi nước áp lực cao làm sạch bề mặt. Bạn cũng có thể kết hợp thêm chất tẩy nhẹ. Trong trường hợp bề mặt có nhiều bột, sau khi làm sạch bề mặt, hãy sơn thêm hai lớp lót chống kiềm.
  • Bề mặt tường chứa bột trét, vữa xi măng, màng sơn cũ: Cần đục, chà xát, cạo sạch màng sơn hay các bề mặt kém bằng phẳng, sau đó trét lại bằng loại bột phù hợp.
  • Bề mặt tường chứa nấm, mốc, rêu: Dùng vòi nước áp lực cao để tẩy sạch bề mặt. Có thể kết hợp với dụng cụ cạo, đục hay thuốc diệt rêu, nấm. Cuối cùng, rửa lại bề mặt tường với nước sạch và chờ cho khô.
  • Bề mặt tường chứa dầu mỡ: Sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ và một chút dung môi nếu cần. Sau đó, rửa kỹ lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn.

 Thi công chống thấm

 Thi công chống thấm nhằm bảo vệ công trình khỏi tác động của các yếu tố mưa, ẩm, khâu này đặc biệt cần thiết trước khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như ở nước ta. Kiểm tra và tiến hành chống thấm cho các bề mặt thi công phải tiếp xúc với nước như tường ngoài trời, bồn hoa. Nên chủ động chống thấm từ phía có nguồn nước để đạt hiệu quả cao nhất. Chống thấm từ phía sau nguồn nước hay chống thấm bị động chỉ được thực hiện khi không thể chống thấm từ phía có nguồn nước.

 Thi công bột bả

 Bột bả (matit) là vật liệu được sử dụng để tạo bề mặt bằng phẳng cho tường, che đi khe nứt, khuyết điểm trước khi thi công sơn lót, sơn phủ, đồng thời giúp tăng độ bám dính kết cấu. Khi bề mặt tường bằng phẳng thì chi phí sơn sẽ giảm bởi lượng sơn lót và sơn phủ cần dùng sẽ ít đi. Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng mà có thể có 1 đến 2 lớp bột bả hoặc không sử dụng bột bả. Đặc biệt, lớp trét không được dày quá 3mm để tránh dẫn đến hiện tượng bong tróc, nứt hay biến dạng màng sơn.

 Trộn bột bả với nước theo tỷ lệ 3:1, dùng máy khuấy đều cho tới khi hỗn hợp đạt trạng thái quánh dẻo đồng nhất. Tiếp theo, tiến hành trét 1-2 lớp, các lớp cách nhau khoảng 2-4 giờ đồng hồ. Chờ sau 4-6 giờ trước khi tiến hành xả nhám. Sau khi đã xả nhám, nên chờ khoảng 1-2 ngày để bề mặt bột cứng rồi mới quay lại vệ sinh và thi công lớp lót.

 Lưu ý, bột bả sau khi trộn nên dùng ngay trong khoảng 1-2 giờ. Quá thời hạn trên, bột sẽ khô, cứng không thể thi công được nữa.

 Thi công sơn lót kháng kiềm

 Nhiệm vụ của sơn lót là ngăn kiềm (có trong xi măng, vôi), ngăn ẩm, chống thẩm thấu, đồng thời tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Chủ nhà có thể lựa chọn sơn 1 hoặc 2 lớp lót tùy ý. Thông thường, việc bỏ qua bước sơn lót thường không ảnh hưởng đến quá trình thi công, tuy nhiên, về lâu về dài sẽ làm giảm chất lượng và tính thẩm mỹ của lớp sơn màu, khiến lớp phủ dễ bị kiềm hóa, loang lổ, không đều màu. Mặt khác, nếu không sử dụng sơn lót, bạn sẽ tốn nhiều sơn phủ hơn bởi bột bả sẽ hút sơn phủ. Trong khi đó, sơn lót có giá thành rẻ hơn sơn phủ khá nhiều, chính vì thế, sử dụng sơn lót luôn là lựa chọn kinh tế hơn.

 Lưu ý: Sơn phủ trắng bình thường không thể thay thế sơn lót vì không có đặc tính chống kiềm, ngăn ẩm, tạo bề mặt nhẵn mịn, độ bám dính cao.

 Sơn lớp phủ hoàn thiện

 Sơn phủ giống như chiếc áo của bức tường, ngoài nhiệm vụ bảo vệ tường còn làm cho ngôi nhà bắt mắt hơn. Thông thường, người ta sẽ chọn sơn 2 lớp thay vì chỉ 1 lớp bởi 1 lớp sơn không thể đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng. Việc lăn 2 lớp sơn phủ sẽ tạo lớp màng đồng màu, đẹp mà mịn hơn.

 – Lớp sơn phủ thứ nhất

 Sau khi sơn lớp lót chống kiềm, nên chờ tối thiểu 2 giờ cho lớp sơn khô rồi mới tiến hành sơn lớp phủ màu thứ nhất.

 Trước khi thi công, nên pha loãng sơn với 5-10% nước sạch theo thể tích giúp tăng độ phủ cho sơn và việc thi công cũng dễ dàng hơn. Với bề mặt tường sơn trực tiếp (không có bột bả matit) thì chỉ nên pha không quá 5% nước sạch.

 Công cụ thi công có thể là cọ, cọ lăn hoặc máy phun sơn. Tùy thuộc vào bề mặt tường cụ thể mà bạn lựa chọn dụng cụ thi công cho phù hợp. Cọ sơn là dụng cụ tốt nhất cho khu vực có bề mặt hẹp, gồ ghề, diện tích nhỏ, nhiều chi tiết, góc cạnh. Cọ lăn dù có ưu điểm là giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn nhưng cạnh ống lăn rất mềm nên không tạo nên đường sơn sắc sảo như cọ. Do vậy, nếu có thời gian, hãy dùng cọ sơn để chăm chút cho từng chi tiết. Trong khi đó, cọ lăn được thiết kế để sử dụng cho bề mặt có diện tích rộng, khi sơn phủ đều và mịn lên toàn bộ bề mặt mà không để lại vết hằn. Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại sơn nước thì cọ lăn là lựa chọn tối ưu vì sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể công sức và thời gian khi thi công.

 Sử dụng cọ và cọ lăn sơn tường

 Tùy thuộc vào bề mặt tường cụ thể để lựa chọn dụng cụ thi công sơn cho phù hợp.

 Sau khi sơn xong lớp thứ nhất, cần kiểm tra những khuyết điểm của các bước sơn nhà trước đó để sửa chữa kịp thời trước khi quét lớp sơn thứ 2.

 – Lớp sơn phủ thứ hai

 Sau khoảng 2 giờ tính từ thời điểm hoàn thiện lớp sơn phủ thứ nhất, bạn có thể tiến hành sơn lớp phủ cuối cùng. Dụng cụ và cách thức tiến hành vẫn như lần thứ nhất. Tuy nhiên, do đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng nên cần thi công thật cẩn thận. Sau khi sơn xong, hãy dùng đèn pin chiếu rọi vào tường để quan sát xem lớp phủ có đồng đều không, có để lại vệt chổi sơn trên mặt tường hay không.

 Lưu ý khi thi công:

  • Thùng sơn nên được đặt ở vị trí an toàn, quá trình vận chuyển phải hết sức cẩn thận. Nếu vô tình làm đổ sơn, cần sử dụng đất, cát để thu gom.
  • Luôn đeo khẩu trang và sử dụng quần áo, găng tay bảo hộ trong khi thực hiện các bước sơn nhà.
  • Luôn đảm bảo công trình thông thoáng trong quá trình thi công hoặc trong trường hợp điều kiện thi công không đảm bảo thì cần sử dụng quạt điện để tạo độ thoáng.
  • Sơn không dùng hết nếu cần tiêu hủy thì phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Tuyệt đối không đổ sơn thừa, sơn hết hạn ra môi trường.
  • Nếu bị sơn dính vào mắt cần sơ cứu bằng nước sạch và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Cách tính diện tích sơn nhà

Công thức tính diện tích sơn trong nhà

 Diện tích sơn trong nhà = diện tích bề mặt sàn * số tầng.

  • Đối với các thiết kế nhà ống, nhiều phòng thì là 4 mặt tường, và phần diện tích trần nhà => Hệ số 4,5;
  • Nếu nhà của bạn có nhiều phòng nhưng số lượng cửa số ở mức vừa phải => Hệ số 4;
  • Đối với nhà cấp 4, hệ thống cửa ít, có trần => Hệ số thích hợp là 3,5;
  • Còn nhà cấp 4 ít cửa mà không trần => Hệ số 3.

 Những trường hợp mà Hệ số sơn thay đổi bạn cần lưu ý

  •  Nếu nhà khung nhiều phòng và ít cửa sổ: Hệ số là 4,5;
  •  Nếu nhà khung nhiều phòng của trung bình: Hệ số là 4;
  •  Nếu nhà cấp 4 ít cửa: Hệ số là 3,5;
  •  Nếu nhà cấp 4 không có trần: Hệ số là 3.

 Chú ý: Hệ số trên chỉ đúng khi tính cho tổng thể của một ngôi nhà, nếu tính riêng lẻ cho từng phòng thì không còn chính xác nữa.

 tinh-dien-tich-sơn-nha (4)

 Diện tích sơn trong nhà = diện tích bề mặt sàn x số tầng.

Công thức tính diện tích sơn ngoài trời

 Đối với ngoài trời thì cách tính mét vuông sơn nhà có khác đi một chút như: Diện tích sơn ngoài trời = Diện tích mặt tiền * Hệ số sơn ngoài trời

 Trong đó:

  •  Hệ số sơn ngoài trời có thể dao động từ 1,2 đến 1,8, tùy theo mức độ phào chỉ nhiều hay ít để đưa ra hệ số cho phù hợp (phào chỉ là cách gọi tắt, chung cho những vật liệu trang trí;tường).
  •  Hệ số sơn ngoài trời bằng một với một số trường hợp đặc biệt (tuy nhiên rất ít xảy ra bởi vì mặt ngoài của công trình còn có ban công, con tiện và lan can… ).

 Hoặc bạn cũng có thể đo trực tiếp chiều rộng và chiều cao của bức tường để từ đó lấy diện tích vừa đo được trừ đi số diện tích của cửa (phần không cần sơn đến).

 Để tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất ngoài việc tính diện tích cần sơn gia chủ cũng cần tính số lượng sơn cho nhà mình. Sau đây sẽ là những gợi ý giúp bạn tính toán lượng sơn một cách hợp lý nhất.

 Khi sơn nhà để đảm bảo độ bền cũng như độ thẩm mỹ cao thì gia chủ cần sơn ít nhất 2 lớp.

 – Sau khi thực hiện cách tính mét vuông sơn nhà xong gia chủ lấy kết quả vừa tính được nhân với số m2/l thì sẽ ra được số lít sơn cần thiết để sơn cho ngôi nhà mình. Thông thường theo như kinh nghiệm sơn nhà thì 1 thùng sơn 18 lít sẽ sơn được khoảng 60-70 m2 (2 lớp).

 tinh-dien-tich-sơn-nha (2)

 Hệ số sơn ngoài trời có thể dao động từ 1,2 đến 1,8, tùy theo mức độ phào chỉ nhiều

Cách chọn màu sơn nhà theo mệnh

CHỌN MÀU SƠN HỢP VỚI NGƯỜI MỆNH THỔ

 Trước hết, mình cần phải biết người thuộc mệnh thổ sinh vào những năm sau đây:

  • Canh Ngọ: 1930, 1990
  • Tân Mùi: 1931, 1991
  • Mậu Dần: 1938, 1998
  • Kỷ Mão 1939, 1999
  • Bính Tuất 1946, 2006
  • Đinh Hợi 1947, 2007
  • Canh Tý 1960, 2020
  • Tân Sửu 1961
  • Mậu Thân 1968
  • Kỷ Dậu 1969
  • Bính Thìn 1976
  • Đinh Tỵ 1977

 Gia chủ Mệnh Thổ phù hợp với những màu sơn nhà là:

  • Màu vàng nhạt: Giúp cho tinh thần cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và thư giãn hơn.
  • Màu vàng nâu: Đây chính là màu đại diện cho mệnh Thổ, gắn liền với đất, giúp cho mình cảm thấy yên bình và an toàn.
  • Màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím: Đây là những màu thuộc mệnh Hỏa, Hỏa lại sinh thổ. Vì thế nó đều là những màu tương sinh, rất tốt với mệnh Thổ.

 Bảng màu sơn cho người mệnh Thổ

 Bảng màu sơn nhà hợp với mệnh Thổ

 Màu sơn nhà hợp mệnh Thổ

 Hình ảnh: Mẫu sơn nhà hợp với người mệnh Thổ

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Thổ

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người mệnh Thổ 1

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Thổ 2

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người mệnh Thổ 2

 Ngoài ra, người mệnh Thổ kỵ với những màu sắc sau đây

  • Xanh lục đậm, xanh da trời: Đây là những màu tương ứng với mệnh Mộc, mà mệnh Mộc lại khắc mệnh Thổ nên không tốt.
  • Xanh lá cây: Chính là màu đại diện của mệnh Mộc, Mộc khắc Thổ. Màu xanh lá cây sẽ ăn hết các chất dinh dưỡng của đất, khiến cho đất suy kiệt.

CHỌN MÀU SƠN HỢP VỚI NGƯỜI MỆNH KIM

 Người thuộc mệnh Kim sinh vào những năm sau đây:

  • Nhâm Thân: 1932, 1992
  • Ất Mùi: 1955, 2015
  • Giáp Tý: 1924, 1984
  • Quý Dậu: 1933, 1993
  • Nhâm Dần: 1962, 2022
  • Ất Sửu: 1925, 1985
  • Canh Thìn: 1940, 2000
  • Quý Mão: 1963, 2023
  • Tân Tỵ: 1941, 2001
  • Canh Tuất: 1970, 2030
  • Tân Hợi: 1971, 2031

 Gia chủ Mệnh Kim phù hợp với những màu sơn nhà là:

  • Màu vàng: Mang lại cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, tâm hồn cũng được thư thái.
  • Màu trắng: Là biểu tượng cho sự tinh khiết, trong sáng. Nó là nền tảng giúp cho cuộc sống của gia chủ trở nên hoàn thiện và đầy đủ.
  • Màu xám bạc: Giúp cho người mệnh Kim phát huy được tính cách của mình như sự sáng tạo, tinh tế.

 Bảng màu sơn cho người mệnh kim

 Bảng màu sơn nhà hợp với mệnh Kim

 Màu sơn nhà hợp mệnh Kim

 Hình ảnh: Mẫu sơn nhà hợp với người mệnh Kim

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Kim

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người mệnh Kim

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Kim 2

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người mệnh Kim 2

 Người mệnh Kim kỵ với những màu sắc sau đây

  • Màu đỏ, màu hồng: Đây chính là 2 màu đại diện cho mệnh Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim.

CHỌN MÀU SƠN HỢP VỚI NGƯỜI MỆNH THỦY

 Người thuộc mệnh Thủy sinh vào những năm sau đây:

  • Bính Tý: 1936, 1996
  • Quý Tỵ: 1953, 2013
  • Nhâm Tuất: 1922, 1982
  • Đinh Sửu: 1937, 1997
  • Bính Ngọ: 1966, 2026
  • Quý Hợi: 1923, 1983
  • Giáp Thân: 1944, 2004
  • Đinh Mùi: 1967, 2027
  • Ất Dậu: 1945, 2005
  • Giáp Dần: 1974, 2034
  • Nhâm Thìn: 1952, 2012
  • Ất Mão: 1975, 2035

 Gia chủ Mệnh Thủy phù hợp với những màu sơn nhà là:

  • Màu đen: Đây là màu hợp nhất với mệnh Thủy. Vì theo quy luật ngũ hành, màu đen chính là màu đại diện cho mệnh Thủy
  • Màu trắng: Thuộc mệnh Kim, mà Kim sinh Thủy nên những người mệnh Thủy cũng hợp với màu trắng.

 Bảng màu sơn cho người mệnh Thủy

 Bảng màu sơn nhà hợp với mệnh Thủy

 Màu sơn nhà hợp mệnh Thủy

 Hình ảnh: Mẫu sơn nhà hợp với người mệnh Thủy

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Thủy

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người mệnh Thủy

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Thủy 2

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người mệnh Thủy 2

 Người mệnh Thủy kỵ với những màu sắc sau đây

  • Màu vàng: Những người mệnh Thủy không nên chọn màu vàng như màu vàng cam, màu vàng đất vì màu vàng là màu thuộc mệnh Thổ, mà mệnh Thổ lại khắc mệnh Thủy.

CHỌN MÀU SƠN HỢP VỚI NGƯỜI MỆNH MỘC

 Người thuộc mệnh Mộc sinh vào những năm sau đây:

  • Nhâm Ngọ: 1942, 2002
  • Kỷ Hợi: 1959, 2019
  • Mậu Thìn: 1928, 1988
  • Quý Mùi: 1943, 2003
  • Nhâm Tý: 1972, 2032
  • Kỷ Tỵ: 1929, 1989
  • Canh Dần: 1950, 2010
  • Quý Sửu: 1973, 2033
  • Tân Mão: 1951, 2011
  • Canh Thân: 1980, 2040
  • Mậu Tuất: 1958, 2018
  • Tân Dậu: 1981, 2041

 Gia chủ Mệnh Mộc phù hợp với những màu sơn nhà là:

  • Màu đen
  • Màu xanh dương
  • Màu xanh dương nhạt
  • Màu xanh lá cây

 Bảng màu sơn cho người mệnh Mộc

 Bảng màu sơn nhà hợp với người mệnh Mộc

 Màu sơn nhà hợp mệnh Mộc

 Hình ảnh: Mẫu sơn nhà hợp với người mệnh Mộc

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Mộc

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người Mộc

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Mộc 2

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người Mộc 2

 Người mệnh Mộc kỵ với những màu sắc sau đây

  • Màu vàng sậm, màu nâu đất, màu trắng bạc, màu vàng nhạt.

CHỌN MÀU SƠN HỢP VỚI NGƯỜI MỆNH HỎA

 Người thuộc mệnh Hỏa sinh vào những năm sau đây:

  • Giáp Tuất: 1934, 1994
  • Ất Hợi: 1935, 1995
  • Mậu Tý: 1948, 2008
  • Kỷ Sửu: 1949, 2009
  • Bính Thân: 1956, 2016
  • Đinh Dậu: 1957, 2017
  • Giáp Thìn: 1964, 2024
  • Ất Tỵ: 1965, 2025
  • Mậu Ngọ: 1978, 2038
  • Kỷ Mùi: 1979, 2039
  • Bính Dần: 1986, 1926
  • Đinh Mão: 1987, 1927

 Gia chủ Mệnh Hỏa phù hợp với những màu sơn nhà là:

  • Màu đỏ: Chính là màu đại diện cho mệnh Hỏa, vì thế nó được cho là màu phù hợp với người mệnh Hỏa
  • Màu xanh lá cây: Đây là màu tương sinh với mệnh Hỏa
  • Màu tím, màu cam: Đây cũng là 2 màu tượng trưng cho mệnh Hỏa. Màu cam mang đến sự tươi vui, trẻ trung và sáng tạo. Trong khi đó màu tím tượng trưng cho sự trung thủy, lãng mạng.

 Bảng màu sơn cho người mệnh Hỏa

 Bảng màu sơn nhà hợp với mệnh Hỏa

 Màu sơn nhà cho người mệnh Hỏa

 Hình ảnh: Mẫu sơn nhà hợp với người mệnh Hỏa

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Hỏa

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người mệnh Hỏa

 Màu sơn ngoại thất cho người mệnh Hỏa 2

 Mẫu màu sơn ngoại thất hợp với người mệnh Hỏa 2

 Người mệnh Hỏa kỵ với những màu sắc sau đây

  • Màu đen, màu xám, màu xanh biển sẫm: Đây là những màu sắc thuộc mệnh Thủy, mà Thủy khắc Hỏa.
  • Màu vàng, màu nâu đất: 2 màu này thuộc hành Thổ, mà Hỏa sinh Thổ, nên dễ bị suy yếu.

Cách phối màu sơn nhà

 Việc phối màu nhà đẹp cho những bức tường không chỉ là công việc mang lại tính nghệ thuật mà nó còn là cả những yếu tố tính toán khoa học tỉ lệ các màu sắc, ở vị trí nào, loại nhà ở. Trong đó yếu tố quan trọng nhất khi phối màu sơn nội hay ngoại thất đó là lựa chọn màu sơn và kết hợp theo nguyên tắc nào.

 Dưới đây là những chia sẻ về nguyên tắc chọn sơn phối màu chuẩn để khoác áo mới cho tổ ấm:

Chọn sơn phối màu với độ tuổi, giới tính, cá tính

 Nguyên tắc kết hợp màu sơn nhà đẹp cần lưu ý với mỗi chủ nhân căn nhà, các phòng trong nhà sẽ có nhu cầu thẩm mỹ, yêu cầu theo từng nhóm tuổi, giới tính, cá tính đặc trưng khác nhau nên cần lựa chọn những tông màu sơn khác nhau phù hợp với sở thích mỗi người.

 Ví dụ: Người trẻ tuổi là nữ và có tính cách sôi nổi sẽ thường có xu hướng chọn các màu ấm, nóng như cam, hồng đào, đỏ. Nhưng những người có tuổi trung niên lại thích các màu xanh nước biển, vàng ấm…

 Phối màu sơn nhà đẹp phải tính toán đến yếu tố độ tuổi, giới tính, cá tính

 Phối màu sơn nhà đẹp phải tính toán đến yếu tố độ tuổi, giới tính, cá tính

Phối hợp màu sơn nhà đẹp theo phong cách kiến trúc

 Mỗi không gian kiến trúc nhà ở sẽ có đặc trưng về phong cách thiết kế và sẽ phù hợp với một số màu sắc sơn nhà khác nhau. Do vậy, cách phối sơn nhà đẹp sẽ cần quan tâm tới những loại hình nhà là gì?

 – Cách phối màu sơn cho nhà cấp 4 đẹp sẽ khác với phối màu sơn biệt thự

 – Những cách phối màu sơn nhà chữ l sẽ khác với nhà vuông, phối màu sơn nhà ống

 – Phong cách phối màu sơn nhà hiện đại có đặc trưng khác biệt với màu sơn nhà tân cổ điển, cổ điển hay cách phối màu sơn nhà mái thái.

 Do đó, phong cách kiến trúc nhà ở cũng quyết định đến lựa chọn màu sơn nhà phối hợp như thế nào cho đẹp.

Phối màu sơn nhà kết hợp hài hòa với màu nội thất

 Việc phối màu sơn nhà nhưng không tính đến màu sơn nội thất, tỉ lệ cân đối trong phối màu kiến trúc khiến cho không gian không đạt được sự tinh tế như mong muốn. Ví dụ màu sơn tường nhà là màu trung tính xám nhưng không gian nội thất nhà ở cũng là màu xám hoặc nâu gỗ làm giảm tính nổi bật, mờ nhạt.

Phối sơn nhà phải phù hợp với ánh sáng 

 Ánh sáng trong không gian nhà ở có ảnh hưởng tới chiều sâu, rộng, cảm nhận màu sắc. Bởi lẽ ánh sáng có thể ảnh hưởng đến màu sắc và cảm nhận màu sơn. Thông thường màu sơn nhà tối ánh sáng yếu thì không gian càng tốt và màu sơn càng sáng, ánh sáng mạnh thì không gian sẽ càng sáng. Vì vậy, trước khi chọn và phối màu sơn cho nhà ở nếu muốn đẹp sẽ cần tính toán đến ánh sáng yếu hay mạnh và diện tích không gian để chọn màu sơn sáng tối để điều chỉnh cảm giác không gian nhà ở tốt hơn.

Sơn nhà phải có điểm nhấn rõ nét

 Cách phối sơn nhà đẹp không chỉ quan tâm tới sơn chủ đạo mà cần tính toán đến màu nhấn để khiến không gian có những thu hút. Vì vậy việc chọn màu nhấn cũng cần phù hợp với màu chính để không làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian. Thông thường màu nhẫn là màu cùng tông màu chính nhưng sẽ cần đậm hơn.

Bảng màu sơn nhà

 Việc đầu tiên là bạn cần nắm và chọn được các tông màu sơn phù hợp, có thể tùy thuộc theo sở thích hoặc phong thủy. Sau đó mới tiến hành lựa chọn bảng phối màu 2020 sao cho phù hợp.

 Đối với bảng phối màu sơn nhà cần phải nắm được các nhóm màu sơn cơ bản trên vòng tròn cánh xe màu và các cấp độ màu. Theo bánh xe màu sắc của Newton sẽ phân giải ánh sáng trắng thành một dải gồm 7 màu có bước sóng từ 0,75 micromet (đỏ) đến 0,38 micromet (tím) và thường được biết đến với dải màu 7 sắc cầu vồng bao gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

 Bảng phối màu sơn nhà tuân theo quy tắc phân chia nhóm màu các nhóm cơ bản là:

  • Nhóm cấp 1: Màu đỏ, vàng, lam và nếu phối 2 màu của nhóm 1 này sẽ tạo thành các nhóm 2.
  • Nhóm cấp 2: Màu cam, xanh lá, tím là các màu phụ. Nếu phối màu sơn của nhóm 1 và nhóm 2 sẽ tạo thành màu nhóm 3.
  • Nhóm cấp 3: Màu trung gian đỏ cam, vàng cam, vàng xanh, xanh tím, đỏ tía….là các màu trung gian.

 Ngoài ra có có thể phần thành món màu đối lập và tương phản nhau như: Đỏ – Xanh, Cam – Lam, Vàng – Tím…nhưng ở sắc độ nhạt hơn. Sử dụng các màu đối lập ở cạnh nhau tường giúp các màu sắc được lên nhưng gây nhức mắt như các cặp màu tương phản khác.

 Bảng màu, phân cấp màu sắc và cách phối tạo màu sơn

 Bảng màu, phân cấp màu sắc và cách phối tạo màu sơn

 Trong đó: cách sử dụng bảng phối màu sơn đẹp cho nhà ở thường áp dụng quy tắc 60 – 30 – 10 trong phối màu sơn nhà đẹp

 Nguyên tắc phối màu tỉ lệ 60 – 30 – 10 tức là trong cách phối màu nhà thường sử dụng chỉ tối đa 3 màu sắc khác nhau để phối hợp giúp mang lại màu sắc hài hòa, thị giác dễ nhìn và cũng đảm bảo yếu tố đa dạng cho không gian sống. Cách phối màu nhà này có thể ứng dụng với phối màu sơn nhà với tỉ lệ này.

  • Màu chủ đạo (cấp độ 1): 60% diện tích tường sơn của ngôi nhà
  • Màu phụ (cấp độ 2): 30% diện tích tường sơn của ngôi nhà thường sử dụng ở các vị trí có sự thay đổi về cấu trúc, cấp độ: trần nhà
  • Màu nhấn (cấp độ 3): 10% diện tích tường sơn của ngôi nhà đối với các điểm, mảng cần trang trí điểm nhấn gờ, phào chỉ trang trí

Màu sơn ngoài nhà đẹp

1. Nhóm sơn ngoài trời tông màu Off Whites

 Nhóm tông màu Off Whites bao gồm màu sơn trắng và các màu họ hàng như: trắng vàng, trắng xám, trắng hồng, trắng xanh, trắng tím,…

 Nhóm tông màu này mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, tạo cảm giác sáng, thông thoáng cho ngôi nhà. Ngoài ra, theo các chuyên gia phong thủy thì sơn nhà nhóm màu này còn tiếp thêm sinh khí cho căn nhà, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

 Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm màu này nhiều dễ tạo cảm giác nhàm chán và lộ khuyết điểm nên cần chú ý phối thêm một số màu sắc khác.

 Một số mẫu sơn ngoại thất nhà đẹp nhóm tông màu Off Whites:

 Màu sơn bên ngoài nhà đẹp - Ảnh 1

 Màu Sugar White OW039 được sử dụng làm màu chủ đạo để sơn bên ngoài ngôi nhà mang đến cảm giác thông thoáng, sáng sủa.

 Màu sơn bên ngoài nhà đẹp - Ảnh 2

 Sử dụng màu Frost White OW041 làm chủ đạo, ngôi nhà mang vẻ đẹp sang trọng, thanh nhã và sáng bừng sức sống.

 Màu sơn bên ngoài nhà đẹp - Ảnh 3

 Kết hợp 3 màu thuộc nhóm màu Off Whites là sơn màu trắng sữa Sugar White OW39, White BS 9102, Shy Violet OW073 để sơn ngoại thất, căn nhà mang đến vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng pha chút mộng mơ.

2. Nhóm sơn ngoại thất ngoài trời màu nóng

 Nhóm tông màu nóng bao gồm màu nổi bật như hồng, vàng, da cam…

 Khi dùng nhóm tông màu này sơn ngoài trời, nó thường mang đến vẻ đẹp trẻ trung, cảm giác tràn đầy năng lượng. Đồng thời, đây cũng là nhóm màu được quan niệm là mang lại sự may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho gia đình gia chủ.

 Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng 1 tông màu này thì quá rực rỡ, dễ gây cảm giác nhức mắt nên khi sơn ngoại thất cần phối hợp khéo léo với các nhóm màu khác hoặc sử dụng màu nhạt hơn.

 màu sơn nhà ngoài trời đẹp - Ảnh 5

 Khoác tấm áo màu hồng được phối kết hợp từ 2 màu Dune Beige 9A-2P, Cinnaswirl 9B-1P, căn nhà mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn và mộng mơ.

 màu sơn nhà ngoài trời đẹp - ảnh 7

 Sử dụng màu 23A-1A làm điểm nhấn trên diện tường, ngoại thất căn nhà trông nổi bật, ấm cúng, giàu sức sống hơn.

 màu sơn nhà ngoài trời đẹp - ảnh 8

 Bằng cách phối hợp hài hòa 2 màu Orange Scent 19A-2P và Tangerine 19B-3D, trông bên ngoài căn nhà tràn đầy sức sống và sự mới lạ.

 màu sơn nhà ngoài trời đẹp - ảnh 9

 Ngôi nhà sử dụng màu Antique Ivory 25A-3P làm chủ đạo nên mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái, nền nã, đi vào lòng người hơn.

3. Nhóm sơn ngoại thất ngoài trời màu lạnh

 Nhóm tông màu lạnh bao gồm màu xanh lá cây, xanh da trời, tím… và các biến thể của chúng.

 Sơn ngoại thất nhóm tông màu này mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Đồng thời, nó cũng mang lại sự giàu sang, tài lộc, phú quý, thịnh vượng cho gia chủ.

 màu sơn nhà ngoài trời đẹp - ảnh 10

 Khoác trên mình chiếc áo thiên thanh phối hợp giữa hai màu Forget-Me-Not 69A-3P và Blue Fox Frost 69C-1P, ngôi nhà mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình yên, dịu mát.

 sơn ngoại thất màu nào đẹp - ảnh 11

 Sử dụng màu Fiord Blue 63B-4D bên ngoài như một trong hai màu chính, căn biệt thự có vẻ bề ngoài xanh mát, gần gũi với thiên nhiên đất trời mà không kém phần nổi bật.

 màu sơn bên ngoài ngôi nhà - ảnh 13

 Nhờ cách sử dụng phối hợp hai màu sơn xanh lá cây là Eva 50A-2P và Alphalpha 50C-3D mà căn nhà mang vẻ đẹp tươi mát, dễ chịu, gần gũi với thiên nhiên.

 màu sơn bên ngoài nhà đẹp - ảnh 14

 Ngôi nhà sơn phối hợp hai màu Greens là Creamy Cucumber 44A-2P, Green Aspen 42C-3D đẹp nhẹ nhàng, thanh mát, tự nhiên.

 màu sơn bên ngoài nhà đẹp - ảnh 15

 Kết hợp hài hòa màu 50A-3P và màu 50B-3D, căn nhà mang vẻ đẹp dịu dàng, xanh mát, dễ chịu.

 màu sơn bên ngoài nhà đẹp - ảnh 17

 Sử dụng màu Rough Sea 65C-3D đem đến cho biệt thự vẻ đẹp sang trọng, lịch lãm, thâm trầm, huyền bí.

4. Nhóm sơn bên ngoài nhà màu vàng

 Màu sơn bên ngoài nhà đẹp - Ảnh 4

 Màu Orange Scent 19A-2P bao trùm lên toàn bộ khối nhà mang đến vẻ đẹp tươi sáng, trẻ trung, ấm áp.

 màu sơn nhà ngoài trời đẹp - Ảnh 6

 Căn nhà có sự kết hợp hài hòa giữa hai màu thuộc màu sơn vàng là Glisten 31A-2P và Carlsbad Canyon 36C-1T mang vẻ đẹp tươi sáng, sang trọng, quý phái.

5. Nhóm sơn ngoại thất ngoài trời màu xanh

 màu sơn bên ngoài nhà đẹp - ảnh 16

 Căn nhà sử dụng màu Blue Mood 59C-3D ở hàng cột, hệ thống phào chỉ đắp nổi tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu và trông nổi bật hơn.

 sơn ngoại thất màu nào đẹp - ảnh 12

 Sự phối kết hợp giữa màu sơn xanh ngọc Tame Blue 5B-1P và màu Tahiti Blue 58C-2T mang đến cho căn ngôi nhà vẻ đẹp hài hòa, cảm giác tươi mát, dịu nhẹ.

6. Một số gợi ý cách chọn màu sơn ngoài trời khác

 mau-son-ben-ngoai-nha-dep-nippon-1

 Nếu ngôi nhà của bạn nằm theo hướng Tây, đón nhiều ánh nắng mặt trời mạnh, thì bạn nên chọn màu sơn lạnh để tạo cảm giác mát mẻ như màu xám, ghi, be…

 Còn với ngôi nhà có hướng Nam, Đông Nam thì đây là ngôi nhà lý tưởng, bạn có thể thoải mái chọn màu theo sở thích.

 Hướng nhà ở phía Đông Bắc hay Chính Bắc thường chịu nhiều không khí lạnh, bạn nên chọn những màu sắc có tính ấm áp, dịu nhẹ như vàng, cam, hồng, tím nhạt.

 mau-son-ben-ngoai-nha-dep-nippon-2

 Nếu nhà nằm trong khu biệt thự, bạn nên chọn những màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã, phù hợp với cảnh quan và những ngôi nhà kế bên. Nếu ở vùng nông thôn, bạn có thể chọn những màu xanh lam, nâu…tạo sự bình dị, gần gũi nhưng cũng trang nhã, hài hòa. Còn nếu ở trong các khu phố sầm uất, bạn hoàn toàn có thể chọn những gam màu trẻ trung, tươi sáng.

 mau-son-ben-ngoai-nha-dep-nippon-3

 Nếu sơn quá nhiều màu, ngôi nhà sẽ trông rối mắt và không đẹp. Vì vậy bạn nên tuân theo nguyên tắc tối đa 3 màu sơn cho nhà, 1 màu nhạt cho tổng thể và những màu đậm cho các chi tiết để tạo điểm nhấn.

Sơn nhà màu kem trứng

 Để kết hợp màu sơn kem trứng với những tông màu khác thì trước hết bạn phải lưu tâm những vấn đề về ánh sáng, vật dụng hoặc những yếu tố căn nhà. Do vậy khi kết hợp tông màu này với những gam màu khác bạn nên chú ý làm sao việc kết hợp sao cho hài hòa. Thông thường màu kem trứng có thể kết hợp với những gam màu như chocolate, vani, be, nâu xám…hoặc những gam màu tối trầm.

 

Bảng màu sơn jotun trong nhà

 https://www.jotun.com/vn/vi/decorative/exterior/colours/colourcards/jotashield-exterior-colour-collection

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: khử mùi đà nẵng thợ tại quận gò vấp bán mua trà mầu phê nguyễn hà gì ga quốc sân bay kiểu ngói dân cư đep tùng sài gòn lạng nhì ba long biên maxilite nhieu báo ngọc đâu minh khách tư vấn la tìm joton fa mở trịnh mã tphcm expo nippon 3d huỳnh văn hộp tôi lính xa trấn khê dự socola 18l online cung ici dulux weather shield lão vinh nay nghiệp ưa chuộng anh chàng quê quế hãng tòa hải âu 39b p4 nhiêu supreme thăm trãi chánh tro gel vôi cái hỏi 12 đồ cà sữa toa tôn ngõ em carbon tiếng việt móng lau 1m2 kova jotun hcm mau tĩnh m tp mtp kem đơn giản mykolor nano chí ca sĩ giả nõn chuối đấu phường kỳ quang lê ninh tết ngoai that kề đô khoai môn địa lớn in trọn gói bích trứng t3 chợ tin tranh phấn m-tp chồng vợ vân mây khói thọ sen mạ cốm thương chanh soơn `sơn dần