Tại sao mọi người hay dùng đồ thờ bằng gỗ mit

 Thờ cúng Tổ tiên là một phong tục truyền thống từ xa xưa của Người Việt Nam – một trong những nét phong tục đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là lý do mà người xưa nay rất coi trọng thờ cúng, việc lựa chọn đồ thờ ra sao được chăm chút một cách cẩn thận.

 Bàn thời gia tiên là nơi tôn kính và đòi hỏi sự trang trọng, vì thế chúng ta không thể sử dụng các loại đồ thờ, bàn thờ có khí lạnh, ánh kim như: sắt, thép, hay đồ inox, thậm chí chất liệu kính… để làm bàn thờ. Bởi trong quan niệm người Việt, cũng như trong phong thủy, những vật dụng kim khí này thường không đem lại trường khí tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tài vận của gia chủ nói chúng và ảnh hưởng đến sự linh thiêng nói riêng. Do đó, chất liệu phù hợp để làm bàn thờ nhất thiết phải là chất gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, không phải cây gỗ tự nhiên nào cũng có thể sử dụng để làm ban thờ, trong số các dòng gỗ thì chỉ có Gỗ Mít đáp ứng được những tiêu chí về:

Tính chất của cây mít

 Cây mít cũng như cây tre, loại dễ trồng có khả năng thích nghi tốt, chịu hạn giỏi, không kén đất, kể cả khi trồng ở những nơi đất đai cằn cỗi, sỏi đá thì nó vẫn sinh sôi. Thể hiển cho sự kiên cường, mạnh mẽ, rắn chắc, giống như tính cách của người dân Việt Nam luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh, dù là ngặt nghèo nhất, khó khăn nhất. Hơn thế nữa, cây mít còn mọc quả từ chính thân cây – nó tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.

Bản thân cây mít mang ý nghĩa tâm linh – hình ảnh của thần, phật

 Một câu chuyên được ông cha ta kể lại rằng: Vào năm Minh Mạng thứ 17, sau khi đúc xong Cửu Đỉnh, nhà Vua đã cho chạm hình một Cây Mít lớn vào Cao đỉnh – đỉnh đồng đặt ở giữa, để tượng trưng cho sự vĩ đại của nhà Vua, kèm theo chữ Ba la mật (tục danh quả mít, còn có tên “Nẵng gia kiết”). Từ đó, hình ảnh cây mít với những ý nghĩa nhất định được lưu truyền trong dân gian.

 Hình ảnh cây mít từ đó trở nên gần gũi, thân quen, biểu hiện cho sự trân trọng của nhà vua đối với một thứ cây quê hương, chân chất mà cao quý.

 Hơn nữa, bàn thờ tổ tiên luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh, thể hiện sự biết ơn, trân trọng những người đã từng sống và đã từng cống hiến, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách giáo dục con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, sự đủ đầy của một gia đình, một dòng tộc. Đó là lý do vì sao bàn thờ gia tiên, án gian, tủ thờ trong các nhà chùa, nhà thờ họ, nhà thờ tại gia thường được làm bằng gỗ mít.

Loại gỗ không mọt, lại có mùi thơm

 Như chúng ta đã biết những dòng gỗ tự nhiên thường có mùi thơm đặt trưng riêng – một mùi thơm nhẹ nhàng của cây rừng, mùi của đất, mùi của thiên nhiên… gỗ Giáng Hương cũng là loại gỗ có mùi thơm đặc biệt, nhưng dòng gỗ này không thể dùng để đóng bàn thờ bị khá dễ vong vênh, co giãn. Và gỗ mít khắc phục được nhược điểm này, vì chất gỗ mít không hề bị mối mọt, cong vênh, con giãn mà lại có mùi thơm đặc trưng, hơn nữa, gỗ mít còn biểu trưng cho sự giàu có, đủ đầy, sự sinh sôi phát triển dồi dào.

 Gỗ mít nhẹ lại mềm dẻo, có tính chất cơ lí khá ổn định, không mối mọt, ít cong vênh mà mặt gỗ lại mịn… Bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm, tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị..

Gỗ có màu vàng sang

 Gỗ mít lại có màu vàng sang – biểu tượng cho sự hưng thịnh của nhà phật. Gỗ mít càng để lâu càng có giá trị, gỗ dần chuyển sang màu sẫm đỏ rất đẹp, phù hợp để làm ban thờ, bàn thờ… Ngoài gỗ mít, cũng có thể dùng gỗ Vàng Tâm, hay Dổi để đóng ban thờ… chúng đều có mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương phù hợp với việc dùng làm bàn thờ.

 Lưu ý: Khi làm bàn thờ cần tránh lựa chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc, uốn nắn và dễ mối mọt vì bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian dài.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag:  bộ mit cấp hạc bán baàn ngai xuyen mẫu phòng sấy liễn