Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào
 Mặt bằng: là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc. Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.
 Mặt đứng: là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính, mặt bên.
 Mặt cắt: là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
 Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
Trình tự đọc bản vẽ nhà
 Bản vẽ nhà:
Trình tự đọc | Nội dung cần hiểu |
1. Khung tên | -Tên gọi ngôi nhà
 -Tỉ lệ bản vẽ |
2. Hình biểu diễn | -Tên gọi hình chiếu
 -Tên gọi mặt cắt |
3. Kích thước | -Kích thước chung
 -Kích thước từng bộ phận |
4. Các bộ phận | -Số phòng
 -Số cửa đi và số cửa sổ  -Các bộ phận khác |
 Bản vẽ lắp:
Trình tự đọc | Nội dung cần hiểu |
1. Khung tên | -Tên gọi sản phẩm
 -Tỉ lệ bản vẽ |
2. Bảng kê | -Tên gọi chi tiết
 -Số lượng chi tiết |
3. Hình biểu diễn | -Tên gọi hình chiếu
 -Tên gọi hình cắt |
4. Kích thước | -Kích thước chung
 -Kích thước lắp giữa các chi tiết  -Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết |
5. Phân tích chi tiết | -Vị trí của các chi tiết |
6. Tổng hợp | -Trình tự tháo, lắp
 – Công dụng sản phẩm |
Cách đọc bản vẽ nhà
 Chúng ta cùng đến với phần quan trọng nhất đó chính là hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng sao cho nhanh và chính xác nhất. Từ những kiến thức được giới thiệu ở trên sẽ trở thành nền tảng để trong từng bản vẽ bạn có thể hiểu được ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp và hình dung một cách khái quát và tổng quan nhất.
Cách đọc bản vẽ mặt bằng
 Bản vẽ 2D mặt bằng nhà 2 tầng
 Đây là mặt bằng bố trí nội thất mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn cùng tham khảo. Nhìn vào bản vẽ kia các bạn có thể nhận thấy phần tường xây bằng gạch theo kí hiệu như phía trên, phần lưới cột là cột màu đen có kích thước 220x220m. Nếu nhìn vào trong bản vẽ này các bạn mà hiểu được phần kích thước. Trong bản vẽ cũng có ghi rõ các kí hiệu các phòng, kích thước của từng phòng, diện tích từng phòng. Mỗi phòng chúng ta đều có thể thấy khá rõ được vị trí đặt giường ngủ, tủ quần áo, hướng cửa mở, vị trí cửa mở. Tương tự cho các phòng khác thì mỗi phòng đều có kích thước và vị trí của các đồ đạc khá rõ ràng. Tất nhiên đây là bản vẽ 2D thì không thể so sánh với bản vẽ 3D được.
 Bản vẽ nội thất 3D
Cách đọc bản vẽ các hình chiếu đứng của bản vẽ nhà ở
 Thông thường một căn nhà chúng ta sẽ có 4 mặt đứng và 2 mặt cắt. Số lượng mặt cắt sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của căn nhà với mục đích thể hiện thật rõ được cấu tạo của nhà. Như tôi đã nói mặt đứng của một căn nhà đó chính là mặt đứng của tổ hợp các vật thể có trong căn nhà đó. Và mặt đứng này thể hiện cũng rất rõ rằng, vị trí của cửa đi, cửa sổ, chiều cao của mái, kích thước mái, chiều cao của các phần trang trí, cách trang trí như thế nào đều được chú thích rất rõ ràng trong các mặt đứng này.
Cách đọc bản vẽ mặt cắt của nhà 2 tầng
 Đây là phần bản vẽ mặt cắt của nhà 2 tầng, các bạn có thể nhìn thấy được ở dưới cùng là kí hiệu của lớp đất tự nhiên, trên nền đất là bê tông gạch vỡ mác 100. Trên nữa sẽ là tường ngăn các phòng, cầu thang và sàn tầng 1. Chúng ta chỉ cần quan tâm tới chiều cao của sàn tầng 1 và sàn tầng 2 cũng như chiều cao của sảnh, mái, đỉnh nóc là đủ rồi. Trong bản vẽ cũng thể hiện khá chi tiết các chi tiết đó, ngoài ra các chi tiết nhỏ hơn sẽ được trích và ghi chú trong bản vẽ khác.
 Đây là những bản vẽ cơ bản của một mẫu nhà ở để các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn thấy khó thì chúng ta hãy thư thái mà tìm hiểu hoặc các bạn cứ coi như đó là một câu truyện của các kiến trúc sư. Chỉ có điều câu truyện này được các kiến trúc sư thể hiện bằng các nét vẽ khô khan mà thôi. Thông thường cách thể hiện bản vẽ là sẽ đi từ tổng thể cho tới chi tiết. Tức là bao giờ cũng có mặt bằng định vị vị trí của các đồ đạc, sau đó sẽ đi vào chi tiết của các đồ khác.
Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng
 Mặt cát móng băng
 Đây là chi tiết của phần móng, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện 5 chi tiết, 5 mặt cắt của các loại móng như sau:
 Mặt cắt móng băng
Chi tiết cổ móng
Mặt cắt tường móng
Mặt cắt dầm chân thang
Chi tiết móng đơn
 Các bạn nhìn bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ nhìn thấy cao độ của móng là 600 trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm. Được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới. Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm. Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông. Như vậy thôi phần bản vẽ mặt cắt móng chúng ta chỉ cần quan tâm tới các thông số đó là được.
Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng
 Phần cổ móng này thường có trong móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè. Cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là 150mm
Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng
 Mặt cắt tường móng này thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên (cho móng cốc) và xây tường 220 cao tới cốt không sẽ đổ giằng bê tông chống thấm. Và thông thường xây dưới cốt không chúng ta nên xây gạch đặc để chống thấm tốt hơn. Giằng cốt không ngoài tác dụng chống thấm ra thì không còn tác dụng gì khác nhé các bạn cho nên các bạn đừng lãng phí nhiều tiền vào phần đó làm gì.
 Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang:
Cách đọc bản vẽ chi tiết móng đơn
 Đây là phần đế của thang sau khi bạn làm móng xong thì chúng ta bắt đầu làm thang nhé. Phần này thể hiện có lót bằng bê tông mác 100, xây gạch đặc đỡ và có dầm liên kết với thang bằng 4 thanh sắt phi 16, 2 trên 2 dưới và đai sắt bằng sắt 6 cách nhau 15cm. Chiều dài và số lượng của dầm chân thang được thể hiện và ghi rất rõ ràng trong bản vẽ
 Bản vẽ thiết kế kiến trúc là bản vẽ biểu diễn hình dạng, cơ cấu của một khu vực, một quần thể các công trình hoặc của một công trình cụ thể. Bản vẽ thiết kế kiến trúc cho người xem một hình ảnh gần như thật sau này nếu có được xây dựng. Bản vẽ mặt bằng thể hiện được ý đồ, cách bố trí công năng, nội thất của gia chủ. Thông quan đó Kiến Trúc Sư tối ưu không gian sử dụng dựa trên 3 yếu tố : tính thẩm mỹ, tiện dụng và hợp phong thủy.
 – Bản vẽ mặt bằng tại các tầng( viết tắt là MB) : Phần mặt bằng của 1 tầng sẽ được thiết kế trên một mặt phảng, sử dụng bố trí những vật dụng nội thất, phòng ốc cũng như lối đi lại trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.
Ký hiệu quy ước trong bản vẽ nhà
 Kí hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng
 Để hiểu được và được các bản vẽ xây dựng khi các đơn vị, công ty kiến trúc bàn giao cho bạn để từ đó bạn có thể giám sát, kiểm tra chất lượng của từng hạng mục thi công. Những kí hiểu đơn giản dễ hiểu có trong mọi bản vẽ xây dựng, nắm bắt được các kí hiệu này bạn gần như đã được được 30% bản vẽ.
 Kí hiệu nội thất trong bản vẽ mặt bằng
 Đầu tiên, muốn đọc và hiểu thật nhanh thì bạn cần phải hiểu được những ký hiệu, ký tự có trong bản vẽ. Khi đã nhớ được những kí tự này thì việc đọc bản vẽ nhà của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết:
Bản vẽ điện nhà dân dụng
 Bản vẽ thiết kế hệ thống điện trong nhà và hệ thống nước là bản vẽ phác họa các cấu hình cũng như những đường dẫn nối các hệ thống điện và nước trong hệ thống nhà ở. Bản vẽ này đi sâu vào từng chi tiết, nó có khả năng giúp cho hệ thống lắp đặt điện được thuận tiện hơn.
 Các loại bản vẽ thiết kế thi công điện nước
 Vậy hiện nay có những bảng vẽ thiết kế điện nước nào chủ yếu? Dưới đây là một số bản vẽ thi công điện nước mà bạn có thể tham khảo để biết thêm nhé!
 Bản vẽ phác thảo vị trí
 Thứ nhất không thể thiếu đó là bảng vẽ phác thảo sơ bộ các vị trí lắp đặt và thi công hệ thống điện lưới và vị trí ống nước trong 1 công trình. Đây là bản vẽ được xây dựng đầu tiên, tạo nền tảng cho những bảng vẽ chi tiết thiết kế điện nước nhà dân sau này.
 Các loại bản vẽ thiết kế thi công điện nước
 Bảng vẽ này chủ yếu đi vào phần thiết kế các hệ thống đường dây điện đi qua những khu vực nào, vị trí lắp đặt phù hợp trong căn nhà. Không những thế, nó còn định hướng các hệ thống công tắc và các đường ống nước cần có cho việc thi công lắp đặt. Bảng vẽ này có tính khái quát và định lượng số lượng hơn.
 Bảng vẽ lắp đặt chi tiết
 Bên cạnh bảng vẽ tổng quát, không thể thiếu được đó là bản vẽ chi tiết. Bảng vẽ này yêu cầu phải chi tiết đến từng đường dây nối. Người làm bảng vẽ phải vạch định được vị trí chính xác mà lắp đặt đường ống và dây điện. Đây là bản vẽ yêu cầu phải có lát cắt ngang về hệ thống lắp date. Nó giúp cho người thi công có thể nhìn vào đó để dễ dàng lắp đặt các đường dây điện và các hệ thống ống nước đúng vị trí, đúng quy trình.
 Bản vẽ chi tiết
 Thực chất bản vẽ chi tiết này giống như bản vẽ điện nước hướng dẫn và căn cứ về các hệ thống lắp đặt và quy cách lắp đặt đường ống và điện lưới trong nhà một cách hợp lý và chuẩn xác nhất.
 Đó là những bảng vẽ thiết kế điện nước được dùng trong xây dựng rất nhiều. Các bản vẽ điện nước nhà dân như những định hướng giúp người thi công công trình hoàn thiện tốt nhất công trình được giao vậy.
 Nguồn https://tuvannhadep.com.vn/blog/kinh-nghiem-xay-nha/cach-doc-ban-ve-thiet-ke-chuan
 Tag: 8x10m cọc ép kỹ thuật cấp thoát 8×9 hầm 6x12m autocad đẹp sét nghệ 8 11 5x13m 7x10m biện pháp xe 4x8m 5x8m trạng 4x20m bảo vệ máy trệt tôn vì kèo bài 15 phát đa trường tiểu học phá dỡ lô phố tiếng anh trạm biến áp cad 5x16m 4×12 sketchup