Tìm hiểu về bàn thờ trong văn hóa Việt

Các loại bàn thờ trong nhà

 Bàn thờ gia tiên

 Bàn thờ Ông Địa

 Bàn thờ Thần Tài

 Bàn thờ Phật

 Bàn thờ công giáo

 Bàn thờ vọng

 Bàn thờ bà cô ông mãnh

 Bàn thờ người mới mất

Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống

 Ngày nay với sự phát triển của xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao, đời sống kinh tế dư giả thì một số gia đình có điều kiện tạo không gian riêng cho khu vực thờ cúng của gia đình. Chính vì thế mà dần dà phòng thờ được tách biệt hoàn toàn với các sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình. Việc xây dựng tách biệt nơi thờ tự có nhiều ưu điểm như: không gian thờ cúng được đảm bảo yên tĩnh cũng như tránh được việc người ngoài nhìn thấy hết các đồ lễ hay bài vị trên bàn thờ gia tiên, thần Phật, …

 Bố trí phòng thờ riêng tạo nên sự trang nghiêm và yên tĩnh

 Bố trí phòng thờ riêng tạo nên sự trang nghiêm và yên tĩnh

 Việc bố trí phòng thờ riêng cũng mang lại không gian yên tĩnh, sang trọng, việc thắp hương ngoài trời, hóa vàng trên sân thượng trong các dịp lễ tết cũng rất thuận lợi.

 Hình ảnh có liên quan

                 Phòng thờ được bố trí riêng biệt luôn gọn gàng, sạch sẽ

Hướng đặt bàn thờ trong nhà

 Tất nhiên, tùy theo gia chủ, bàn thờ cần có những vị trí đặt phù hợp theo mệnh và theo phong thủy. Chẳng hạn như với gia chủ mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ nên theo hướng Bắc (Khảm), Nam (Ly), Đông Nam (Tốn) hay Đông (Chấn); còn với gia chủ mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ nên theo hướng Tây Bắc (Càn), Tây Nam (Khôn), Tây (Đoài) hay Đông Bắc (Cấn).

ban tho trong gia dinh can dat o vi tri nao de tranh hung huong cat

 Có một số nguyên tắc chung trong việc đặt bàn thờ. Theo phong thủy, đặt bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát” tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Việc đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là một cách bố trí tốt về phong thủy.

 Bên cạnh đó cần chú ý một số điều sau:

 – Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.

 – Không đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam nhìn ra hướng Đông Bắc.

 – Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.

Chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

 Dù là di chuyển vị trí bàn thờ gia tiên, chuyển bàn thờ thần tài sang nhà mới thì cũng phải chọn ngày hợp với tuổi của gia chủ. Việc này giúp cho quá trình di chuyển bàn thờ được suôn sẻ, thuận lợi. Tránh điều xui rủi vì phạm húy.

 Mỗi người sẽ hợp với những ngày nhất định và có ngày đẹp không giống nhau. Nhưng ngày phù hợp nhất để chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà là ngày hợp với tuổi gia chủ, ngày Hoàng đạo và giờ Hoàng đạo. Nếu gia chủ đang trong năm tam tai và băn khoăn rằng có nên chuyển nhà có chuyển bàn thờ thần tài không thì xin thưa rằng vẫn có thể chuyển nếu muốn. Nhưng tốt nhất nên tránh chuyển bàn thờ vào các ngày tam nương trong tháng Âm lịch như: Ngày 3, 5, 7, 14, 23.

 

 Thủ tục chuyển bàn thờ thần tài, gia tiên

 Theo kinh nghiệm chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà mà các chuyên gia phong thủy chia sẻ thì lễ vật cúng xin di chuyển bàn thờ thần tài, gia tiên bao gồm:

  • – Ngũ quả: 5 loại quả mang màu sắc tương ứng với ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
  • Hoa: 5 loại hoa với màu sắc tươi .
  • – Mâm cỗ mặn: Gồm xôi và gà trống luộc nguyên con, một chai rượu và ba chén nhỏ.
  • – Trầu 3 lá, cau 3 quả, một chén nước sạch.
  • – Đôi ngựa một đỏ một vàng đầy đủ phục y kiếm mũ và một đôi áo quan có màu tương ứng để cúng thổ công Văn sớ di chuyển bàn thờ.

 Sau khi gia chủ đã chuẩn bị lễ vật cùng với bài khấn chuyển bàn thờ thần tài, gia tiên đầy đủ thì hãy tiến hành sắp xếp thật gọn gàng sạch sẽ

 Đầu tiên, tại vị trí cũ của bàn thờ. Gia chủ đặt ba lễ tiền vàng, ba chén rượu, một chén nước trắng cùng với một lọ năm bông hồng. Sau đó, thắp mỗi bát ba nén hương, rắc một chút rượu để rải lên bàn thờ. . Tiếp đến, gia chủ nên mặc chỉnh tề đợi đến giờ hoàng đạo hoặc giờ đẹp đã xem lạy ba lạy rồi tiến hành đọc văn khấn xin chuyển vị trí bàn thờ.

 Mẫu văn khấn chuyển bàn thờ thần tài, gia tiên bạn nên biết

 # Bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới

 “Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

 Con xin kính lạy Liệt Tổ Liệt Tông… gia tại thượng.

 Kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại Gia Tiên Linh.

 Con tên là: ….. Hôm nay ngày…… tháng.…. năm…… (nhằm ngày… tháng… năm… Âm lịch) là ngày lành tháng tốt, gia chủ chúng con gồm (Tên gia chủ + vợ/chồng và con cái) chúng con xin phép được chuyển bàn thờ gia tiên đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa chỉ mới.

 Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi cầu mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.

 Nam mô A Di Đà Phật” (3 lần)

 

 # Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên sang các vị trí khác trong nhà

 Về cơ bản bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên sang các vị trí khác trong nhà cũng giống với bài văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới. Mẫu văn khấn tham khảo như sau:

  “Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

 Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

 Hôm nay là ngày: …. tháng … năm 20…

 Tín chủ con là: ………………….. tuổi……………Và vợ/chồng + con cái

 Hiện đang trú tại: ………………………………………………

 Kính cáo liệt tổ liệt tông, nay vì trong nhà có thay đổi vị trí mặt bằng, nên con xin làm lễ để đặt bàn thờ tổ tiên…….. (họ của tổ tiên mà nhà đang thờ cúng) vào nơi mới trong nhà.

 Hôm nay là ngày nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ gia tiên từ vị trí ……….. (vị trí cũ) sang vị trí ……… (vị trí mới). Con kính xin tổ tiên chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

 Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.

 Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”

 Sau khi đã làm xong thủ tục và đọc xong văn khấn xin chuyển dời bàn thờ sang vị trí mới trong nhà thì gia chủ vái lạy. Sau đó chờ khi hương hết ⅔ thì làm lễ tạ và hóa vàng.

 Gia chủ chỉ cần lấy tiền vàng trên bàn thờ lót dưới và để nguyên bê đem qua vị trí thích hợp đã được định sẵn trước khi chuyển bàn thờ. Không cần phải bốc lại bát hương gia tiên.

 Khi đã di dời xong bàn thờ thì gia chủ nên hóa toàn bộ số tiền vàng và lấy địa chỉ đem rắc vào tro hóa tiền. Sau đó tiến hành thắp tuần hương mới, đồng thời rót rượu và nước để cúng.

 Bài văn khấn lễ tạ chuyển bàn thờ

 Khi hương đã cháy được khoảng 1/4 thì gia chủ tiếp tục bắt đầu đọc văn khấn lễ tạ chuyển bàn thờ như sau:

 Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

 Hôm nay là ngày………….. tháng…….  năm……….

 Tín chủ con tên là:……………+ vợ/chồng + con cái, xin tâm thành tiến lễ bái tổ tiên…. (họ gia tiên đang thờ cúng) thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của gia tiên sang vị trí mới.

 Chúng con xin gia tiên chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng tổ tiên để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

 Kính xin liệt tổ liệt tông phù độ cho toàn gia đạo chúng con được Nhân khang vật thịnh; Khỏe mạnh; Bình an; Mọi sự vạn cầu sở nguyện; Vạn ước khả thành; Mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại; Tài lộc dồi dào tốt tươi; Bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

 Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ.

 Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”

 Sau khi lễ xong gia chủ đợi hết tuần hương thì có thể bắt đầu dọn lễ cúng. Và hoàn tất thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí mới.

 

 Bài văn cúng an vị bát hương

 Khi cúng an vị bát hương thì nên thắp hương liên tục trong vòng 7 ngày. Và nên dùng hương vòng hoặc để liên tục 1 đèn đỏ sáng. Trong 7 ngày đầu tiên này cũng nên để 1 chén nước, một lọ hoa. Và thực hiện bài khấn trong lễ chuyển bàn thờ như sau:

 ” Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

 Tín chủ con tên là:……… + vợ/chồng + con cái đã chuyển bàn thờ tới nơi……… từ ngày………. tháng….. năm. Kính cáo liệt tổ liệt tông….. (họ của ông bà, tổ tiên đang thờ cúng) an tọa vào bát hương trên bàn thờ ở vị trí này. Mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con và gia đạo sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.

 Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”

 Nếu gia chủ có nhiều thời gian thì trong lúc an vị bát hương có thể đọc Chú Đại Bi sau 3 lần. Và có thể đọc Kinh Dược Sư Cầu An cho gia đạo mỗi ngày.

Cách lập bàn thờ phật và ông bà trong nhà

 Có nên lập bàn thờ Phật tại gia không? Đối với gia chủ hướng Phật ít có thời gian đi chùa thì việc này hoàn toàn được. Thực tế nếu gia đình bạn không đủ không gian cũng như eo hẹp kinh tế không tách bàn thờ Phật riêng được thì nên lập bàn thờ Phật chung với gia tiên.

Cách lập bàn thờ Phật và ông bà trong nhà
Cách lập bàn thờ Phật và ông bà trong nhà

 Lập bàn thờ Phật tại gia trong nhà cần đảm bảo đúng nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên về mặt phong thủy. Cụ thể cách lập bàn thờ Phật và ông bà trong nhà như sau:

  • Tượng Phật cần đặt kệ cao nhất, 2 bên có đèn được thắp sáng. Gia chủ có thể dùng đèn dầu hoặc đèn điện. Để thuận tiện và đảm bảo an toàn thì gia chủ nên dùng đèn điện.
  • Cách bố trí bàn thờ Phật và gia tiên chuẩn nhất là không nên quá 3 vị. Nếu thờ Phật thì gia chủ không cần đặt thêm bàn thờ ông Địa, Thổ Công,…
  • Cách lập bàn thờ Phật tại gia đặc biệt phải lưu ý tới bát hương. Bát hương cần phải được mang lên chùa để nhờ làm lễ. Nên chọn ngày giờ đẹp để mang bát hương lên chùa, tránh những xấu đến với gia chủ.
  • Khi mang bát hương đã được làm lễ tụng kinh về, gia chủ cần nhớ các thông tin liên quan tới bát hương thờ Phật. Lúc đặt lên bàn thờ cần thắp hương lên bát hương Phật cũng như những bát hương gia tiên.
  • Bố trí bàn thờ Phật và gia tiên với đồ cúng sạch, xanh tươi. Không thờ cúng hoa quả đã hỏng, héo úa.
  • Chuyên gia chia sẻ cách bố trí bàn thờ Phật tại nhà đúng phong thủy là Tượng Phật phải hướng ra cửa chính. Bên dưới tượng Phật gia chủ cần dùng giấy đỏ để lót.
  • Khi thắp hương luôn thắp hương bàn thờ Phật trước rồi mới thắp hương gia tiên.

Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới

1. Xử lý bàn thờ tại nhà cũ

 – Bước 1: xem ngày tốt xin dọn hạ bàn thờ chuyển đi

 – Bước 2: Sắm lễ hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, tiền vàng, rượu… (nên thắp đồ chay)

 – Bước 3: Bày lễ, thắp hương khấn :

 văn khấn bỏ bát hương cũ

 “Con Nam mô a di đà phật (3 lần)
Con sám hối, con lạy chín phương Trời, mười phương Phật và chư Phật mười phương.
Con sám hối, con lạy các quan Thần Linh,Thổ Thần, Thổ Địa, Thổ Công , Táo Quân, Thần Hoàng Chúa Đất, Tiền chủ hậu chủ tài thần.
Con sám hối, con xin phép Gia tiên tiền tổ họ …., bà Cô, ông Mãnh họ…
Hôm nay, ngày ……., nhân ngày lành tháng tốt. Xin phép cho con được chuyển Ban Thờ, bát hương về nơi cư ngụ mới để con thờ phụng chu đáo đến nơi đến chốn.
Con xin bà Cô, ông Mãnh phù hợp độ trì cho con được công việc thuận lợi, được trôi chảy, thông đồng bến giọt, được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Con Nam mô a di đà phật (3 lần)!”

 – Bước 4: Tàn hương thì bái tạ rồi mang các vật dụng đồ thờ cúng trên bàn thờ xuống (bát hương, khay để hoa quả, chén nước, bộ ngũ sự…)

 Không vất bàn thờ bát hương cũ gây ô nhiễm môi trường

 Không vất bàn thờ, bát hương cũ ra nơi công cộng, ao hồ gây ô nhiễm môi trường

 Tùy vào mỗi gia đình có sử dụng lại bàn thờ và bát hương cũ hay không. Lúc đấy ta có các phương pháp sử lý các đồ tâm linh sao cho đúng cách. Chúng tôi có khảo sát rất nhiều người cao tuổi về cách bỏ bát hương thì đều nhận được câu trả lời giống nhau như sau:

 Bỏ bát hương cũ có 3 cách:

 – Mang thả sông hồ cho mát mẻ

 – Mang gửi lên chùa

 – Mang chôn xuống đất hoặc vất ở gốc cây

 Bỏ bàn thờ cũ nên mang ra bãi đất đốt sạch sẽ rồi quét hót tro mang thả xuống ao hồ, hoặc mang ra bãi rác. Không vất bàn thờ xuống ao hồ gây ô nhiễm mỗi trường và cảnh quan sống.

 Đốt bàn thờ cũ khi không sử dụng

 Tham khảo ý kiến sư trụ trì chùa Thiên Phúc tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chúng tôi nhận được câu trả lời của sư thầy cho cách bỏ bát hương cũ tối ưu nhất, không ảnh hưởng đến môi trường là đập vỡ vụn rồi mang chôn xuống đất. Cũng không nên phức tạp hóa vấn đề này.

 So với cách của sư thầy chúng tôi thấy đúng hơn cả, bởi mang thả sông mà gặp những khúc sông bẩn ô nhiễm thì mát mẻ làm sao được, mang lên chùa chắc chắn không có ai nhận bát hương vất đi, còn vất ở gốc cây có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và gây ô nhiễm môi trường.

 Thượng tọa Thích Nhật Từ

 Theo chia sẻ của Thượng tọa Thích Nhật Từ – Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam

 Vứt bát hương, đồ thờ cúng xuống sông là một niềm tin sai lầm

2. Cách xử lý Ban thờ tại nhà mới

 Trường hợp 1: Vẫn dùng ban thờ cũ, bát hương cũ

 Cần lau rửa sạch sẽ trước khi mang qua nhà mới, nhớ đánh dấu từng bát hương tránh sau này để nhầm vị trí.

 – Trong trường hợp nào thì làm như thế này:

 + Bát Hương cũ không ghi địa chỉ nhà cũ ở tờ hiệu

 + Ban thờ cũ vẫn còn dùng tốt chưa cần thay mới

 – Cần tham khảo thầy Cúng (thầy Phong thuỷ) xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với gia chủ tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng

 + Lắp đặt, kê lại bàn thờ cũ tại nhà mới

 + Xem ngày giờ tốt để làm lễ nhập trạch

 + Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm…

 + Mời các sư ở chùa hoặc Thầy cúng đến lễ. Mỗi sáng thay nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà mới.

 Trường hợp 2: Dùng ban thờ cũ, bốc bát hương mới

 –    Trong trường hợp làm như thế này:

 + Bát hương có ghi địa chỉ nhà cũ ở tờ hiệu thì khi chuyển về nhà mới phải bốc lại bát hương và thay tờ hiệu mới. Tham khảo “cách bốc bát hương nhà mới“.

 + Ban thờ cũ vẫn còn dùng tốt chưa cần thay mới

 – Cách xử lý bát hương cũ: Không đập vỡ rồi vất lung tung gây tai nạn cho người khác. Mang chôn dưới gốc cây

 – Tham khảo thầy Cúng (thầy Phong thuỷ) xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với gia chủ tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng.

 + Lắp kê lại ban thờ cũ tại nhà mới

 + Xem ngày giờ tốt để nhập trạch

 + Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm….mua bát hương mới và tro mới hoặc nhờ thầy mua luôn

 + Thầy đến cúng sẽ bốc bát hương, cúng lễ. Mỗi sáng thay nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà mới.

 + Cúng xong hoá mã tiền vàng và tro thả sông hồ, hạ lễ.

 Trường hợp 3: Sử dụng ban thờ mới, bát hương mới

 Để phù hợp với không gian nhà mới bạn muốn thay thế hết toàn bộ đồ thờ cúng, khi chuyển nhà cần xử lý ban thờ và bát hương như sau:

 – Cách xử lý bát hương cũ:  Tốt nhất là mang chôn xuống đất trống, hoặc trôn dưới gốc cây.

 – Cách xử lý ban thờ cũ: đốt ở bãi đất sạch hoặc mang ra bãi rác, không vất xuống ao hồ gây ô nhiễm môi trường cảnh quan.

 – Cần tham khảo thầy Cúng (thầy Phong thuỷ) xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với gia chủ tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng.

 + Lắp sẵn bàn thờ tại nhà mới

 + Hỏi thầy cúng xem ngày giờ tốt nhập trạch và đồ lễ cần sắm.

 + Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm….mua bát hương mới và tro mới hoặc nhờ thầy mua luôn

 + Thầy đến cúng sẽ bốc bát hương, cúng lễ nhập trạch. Mỗi sáng thay nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà mới.

 + Cúng xong hoá mã tiền vàng và tro thả sông hồ, hạ lễ.

 Lưu ý: Cần chú ý vị trí đặt bát hương theo thứ tự tránh đặt nhầm. Tham khảo bài viết “Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên”. Sau khi đặt lên bàn thờ thì không dịch chuyển tùy tiện theo quan niệm thì sẽ có biến động xấu trong cuộc sống. Vì thế vị trí đặt bát hương là bất di bất dịch, nếu như bạn đã chọn vị trí đặt thì trong quá trình thờ phụng tuyệt đối không nên di dời và động chạm vào. Chỉ đến cuối năm vào ngày 23 Tháng chạp, gia đình mới được làm lễ xin phép được dọn dẹp vệ sinh bát hương cho sạch sẽ. Tham khảo phong thủy cho phòng thờ.

Nhà thuê có nên lập bàn thờ

 Tại Việt Nam số lượng người từ các tỉnh lẻ lên các thành phố lớn làm ăn, kinh doanh hay học tập chiếm một lượng lớn. Các đối tượng như sinh viên, công nhân hay người lao động, làm ăn thường phải thuê nhà trọ, phòng trọ. Phòng trọ được xem là nơi nghỉ ngơi cũng như tổ ấm thứ hai của các đối tượng này. Nhà trọ có thể là nơi ở tạm thời của sinh viên, vợ chồng trẻ hay công nhân lao động xa quê.

nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không ?
nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không ?

 Xu hướng thuê nhà ở được nhiều người lựa chọn như một nhu cầ tất yếu hoặc sở thích sống thoải mái. Đối với các bạn đi học, đi làm xa quê không có điều kiện mua nhà hay ở tạm nhà người thân thì thuê nhà trọ là lẽ đương nhiên. Không những thế một số người có lối sống tự do, không thích trói buộc tại một nơi nhất định thường chọn thuê trọ thay vì mua nhà.

 Do thời gian sinh sống và gắn bó với phòng trọ nhà trọ của một số người còn nhiều hơn thời gian họ sống tại nhà thật của mình. Nhiều người sống duy tâm thường có suy nghĩ có nên thờ cúng ở nhà thuê hay không. Có nên lập bàn thờ tổ tiên, thần linh tại nhà trọ của mình không? Việc thờ cúng nên diễn ra như thế nào? Việc thờ cúng ở nhà thuê phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh thuê trọ hay chủ nhà đã tiến hành thờ cúng hay chưa.

Bộ đồ thờ gốm sứ men rạn cổ vẽ rồng lam đầy đủ Bát Tràng
Bộ đồ thờ gốm sứ men rạn cổ vẽ rồng lam đầy đủ Bát Tràng
Bộ đồ thờ gia tiên ánh vàng Bát Tràng
Bộ đồ thờ gia tiên ánh vàng Bát Tràng

 Về cơ bản đối với phòng trọ, nhà trọ bạn tiến hành thờ cúng cũng tốt mà không thờ cũng không gặp vấn đề gì. Lý giải cho câu trả lời này bạn có thể hiểu như sau: Bạn không cần thờ cúng vì chủ nhân thật sự của ngôi nhà đã thờ cúng rồi. Bạn có thể thờ cúng Ông địa – Thần tài – Thờ Phật để tăng may mắn.

Nhà chung cư đặt bàn thờ ở đâu

 Trong cuộc sống hiện đại, nhà chung cư xuất hiện ngày một phổ biến. Việc sinh hoạt cùng trên một mặt sàn cũng sẽ khiến cho mọi thứ đảo lộn và lựa chọn một vị trí hợp lý cho bàn thờ cũng là điều khó khăn hơn.

 Mọi người nên chọn góc thờ, bàn thờ đặt trong khoảng giữa các mặt bằng căn hộ và không thuộc vào hẳn một phòng nào.

 Đặt bàn thờ cần nên lấy một vị trí thoáng, nhưng không được nhìn thẳng bếp và giường ngủ. Xung quanh bàn thờ cần làm rèm bằng hoa văn cổ, khi đốt hương để thờ cúng bạn kéo rèm lên, sau khi hết hương thì buông rèm, để giữ cho không gian thờ cúng được thanh tịnh.

 Tóm lại, đối với nhà chuung cư, nếu không bố trí được một phòng thờ riêng thì cần có rèm che bàn thờ và đặt bàn thờ ở vị trí trang trọng nhất.

Những kiêng kỵ gia chủ cần biết khi thiết kế bàn thờ

  • Phòng thờ không nên thiết kế quá sáng sẽ ảnh hưởng đến tính trang nghiêm và yên tĩnh của nơi thờ cúng.
  • Đối với những phòng thờ có diện tích nhỏ chỉ nên chọn những chiếc đèn treo nhỏ để tương xứng với phòng. Không nên chọn những chiếc đèn chùm loại lớn sẽ gây ảnh hưởng đến bố cục của căn phòng.
  • Đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi hành lễ cúng bái.
  • Bài vị của tổ tiên không được thiết kế cao hơn tượng Thần, Phật hay Chúa.
  • Bàn thờ chỉ nên thờ 2 họ nội ngoại của chủ nhà.
  • Bàn thờ tổ tiên không đặt ở trung tâm nhà.
  • Không thiết kế bàn thờ tổ tiên đối mặt với bàn thờ Thần, Phật.
  • Không đặt bàn thờ tổ tiên dưới xà nhà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của các thành viên trong gia đình.
  • Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao.
  • Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương
  • Không nên đặt bàn thờ Tổ Tiên hướng vào nhà vệ sinh vì đặt cạnh nhà vệ sinh sẽ làm bàn thờ bị ô uế không tốt.
  • Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ trong phòng ngủ, những nơi không sạch sẽ.
  • Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
  • Ngoài ra, bàn thờ cũng phải luôn được giữ sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang.

 Chúng tôi vừa mang đến cho các bạn một số thông tin về bàn thờ trong nhà. Hi vọng với những thông tin này các bạn sẽ lựa chọn được mẫu bàn thờ phù hợp nhất cho gia đình mình.

  

  

  

  

  

  

 Tag: tường hình