Tổng hợp 1 vài bản tường trình hóa học

Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 1

 Nội dung bài 3 bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp chương 1 hóa học 8. Học sinh được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Biết một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản. Nắm được một số quy tắc an toàn trong thí nghiệm. Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

 Một số dụng cụ thí nghiệm:

 1.Ống nghiệm

 2.Kẹp ống nghiệm

 3.Cốc

 4.Phễu

 5.Đũa thủy tinh

 6.Đèn cồn

 Cách sử dụng hoá chất:

 – Không được dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.

 – Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn)

 – Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại lọ, bình ban đầu.

 – Không dùng hoá chất khi không biết rõ đó là hoá chất gì.

 – Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

 1. Thí nghiệm 1

 Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh

 – Lấy 1 ít lưu huỳnh, parafin cho vào từng ống nghiệm.

 – Đun 2 ống nghiệm, có cắm sẵn nhiệt kết.

 → Quan sát sự thay đổi trạng thái của parafin

 → Ghi nhiệt độ

 * Hiện tượng:

 Nhận xét: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

 * Giải thích:

 Nhiệt độ nóng chảy của parafin = 42 – 62 độ C

 Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh = 113 độ C

 Khi nước sôi thì lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lớn hơn nhiệt độ của nước sôi 113 độ C > 100 độ C

 2. Thí nghiệm 2

 Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát

 – Cho hỗn hợp muối ăn và tinh bột vào nước

 – Xếp giấy lọc, lọc dung dịch muối

 – Đun nóng, nước bay hơi, còn lại là muối kết tinh.

 Nhận xét: Khi lọc thu được cát trên bông và dung dịch muối ăn trong suốt. Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 3

 Nội dung bài học bài 14 bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học chương 2 hóa học lớp 8. Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước. Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.

 Tiến hành thí nghiệm dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

 1. Chuẩn bị dung cụ

 – Chuẩn bị hóa chất: canxi hidroxit, nước, kali penmanganat (thuốc tím)

 – Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh đựng nước, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, nước…

 2. Tiến hành thí nghiệm

 Thí nghiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím)

 Cách tiến hành:

 – Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia thành 3 phần.

 – Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lác cha tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

 – Bỏ 2 phần vào vào ống nghiêm (2) rồi đun nóng, đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào qua đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.

 Hiện tượng:

 – Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước, thành dung dịch màu tím.

 – Ống nghiệm (2): Kali penmanganat hòa tan một phần trong nước. Màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm (1)

 Giải thích hiện tượng:

 – Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước là hiện tượng vật lí, chất rắn hòa tan trong nước tạo thành dung dịch.

 – Ống nghiệm (2): Đun nóng ống nghiệm (2) sinh ra khí Oxi làm que đóm bùng cháy, là do phản ứng sinh ra khí oxi duy trì sự cháy.

 – Để nguội ống nghiệm rồi mới cho nước vào vì tránh để chênh lệch nhiệt độ vỡ ống nghiệm

 – Sau khi cho nước vào, nhận thấy chỉ có 1 phần chất rắn tan, màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm 1, vì khi đun nóng thuốc tím sinh ra các chất rắn: kalimanganat, manganđioxit và khí oxi.

  Phương trình hóa học bằng chữ

 Kali penmanganat  kalimanganat + manganđioxit + oxi

 Thí nghiệm 2. Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

 Cách tiến hành:

 a) Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).

 b) Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong.

 a)

 Hiện tượng:

 Ống nghiệm (1): Không có hiện tượng gì

 Ống nghiệm (2): Thấy nước vôi trong vẩn đục

 Giải thích:

 Nước vôi trong bị vẩn đục do chất rắn không tan được tạo thành là canxi cacbonat

 Phương trình hóa học bằng chữ:

 Canxi hidroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước

 b)

 Hiện tượng:

 Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

 Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng xuất hiện kết tủa

 Giải thích:

 Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

 Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất kết tủa.

 Phương trình hóa học bằng chữ:

 canxi hidroxit + natri cacbonat → canxi cacbonat + natri hidroxit

Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 4

 1. Chuẩn bị dung cụ

 Chuẩn bị hóa chất: kali penmanganat (thuốc tím), lưu huỳnh

 Chuẩn bị dụng cụ: que đóm, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống dẫn khí, bình thủy tinh có nút, bông, muỗng sắt ….

 2. Tiến hành thí nghiệm

 Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi

 Cách tiến hành:

 Lắp dụng cụ như hình vẽ.

 Cho một lượng nhỏ (bằng hạt ngô) KMnO4 vào đáy ống nghiệm. Đặt một ít bồng gần miệng ống nghiệm.

 Dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua đậy kín ống nghiệm. Đặt ống nghiệm vào giá đỡ hoặc kẹp gỗ sao cho đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm chút ít.

 Nhánh dài của ống dẫn khí sâu gần sát đáy ống nghiệm (hoặc lọ thu).

 Dùng đèn cồn đun nóng cả ống nghiệm chứa KMnO4, sau đó tập trung đốt nóng phần có hóa chất. Kali pemanganat bị phân hủy tạo ra khí oxi. Nhận ra khí trong ống nghiệm (2) bằng que đóm còn hồng.

 Sau khi kiểm tra độ kín của các nút, đốt nóng ống nghiệm chứa KMnO4. Khí oxi sinh ra sẽ đẩy không khí hoặc đẩy nước và chứa trong ống nghiệm thu. Dùng nút cao su đậy kín ống nghiệm đã chứa đẩy bình oxi để dùng cho thí nghiệm sau.

 Hiện tượng:

 Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

 Phương trình hóa học

 Khi nung KMnO4 ta điều chế được khí oxi theo phản ứng:

 2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

 Giải thích:

 Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

 Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

 Chất rắn màu đen là MnO2

 Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi

 Cách tiến hành:

 Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1. Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) lưu huỳnh S bột.

 Đưa muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn cho lưu huỳnh cháy trong không khí, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ (hoặc ống nghiệm) chứa đầy khí oxi.

 Hiện tượng:

 Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

 Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

 Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit (SO2)

 Phương trình hóa học:

 S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  SO2

 Giải thích: Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

 Kết luận: Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

Viết bản tường trình hóa học 9 bài 6

 Báo cáo thực hành hóa 9 bài 6

 Thực hành tính chất hóa học của oxit và axit

 Họ và tên: 

 Lớp :

 I. Dụng cụ hóa chất

 Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, công tơ hút, bình thủy tinh miệng rộng, muỗi lấy hóa chất.

 Hóa chất: Mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO, nước cất, quỳ tím, dung dịch phenolphatalein, photpho đỏ, quỳ tím, nước cất, dung dịch BaCl2, quỳ tím.

 II. Nội dung thí nghiệm

Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, phương trình phản ứng
1. Phản ứng của canxi oxit với nước Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO vào ống nghiệm sau đó thêm dần 1 -2 ml nước.

 + Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphatalein.

  

  

+ Mẩu CaO nhão ra, tan trong nước tỏa nhiệt, tạo thành dung dịch Ca(OH)2

 + Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphatalein chuyển thành màu hồng.

CaO + H2O → Ca(OH)2

 CaO chính là oxit bazơ, tác dụng với nước tạo thành bazơ

2. Điphotpho pentaoxit tác dụng với nước Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

 + Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

Photpho cháy, sau khi cho nước vào thấy sản phẩm cháy tan trong nước tạo thành dung dịch.

  

 + Thử dung dịch bằng quỳ tím thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}2P2O5

 P2O5+ 3H2O → 2H3PO4

 P2O5 là oxit axit, tác dụng với nước tạo axit

3. Nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn, mỗi lọ chứa: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
+ Lấy ở mỗi lọ một giọt dung dịch nhỏ vào mẩu giấy quỳ tím

 + Lấy 1ml dung dịch axit đựng trong mỗi lọ vào 2 ống nghiệm. Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm:

+ Nếu quỳ tím không đổi màu thì lọ số …đựng dung dịch Na2SO4.

 + Nếu màu qùy tím đổi sang đỏ, lọ số … và lọ số … đựng dung dịch axit.

 + Nếu trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ dung dịch ban đầu có số thứ tự … là dung dịch H2SO4:

 + Nếu trong ống nghiệm nào không có kết tủa thì lọ ban đầu có số thứ tự … là dung dịch HCl

BaCl2 + H2SO4 →

 BaSO4 + 2HCl

Viết tường trình bài thực hành 6 hóa học 11

 Phần 1. Dụng cụ hóa chất vân giữ nguyên, phần 2 nội dung thí nghiệm các bạn chỉ cần ghi lại các bước tiến hành, hiện tượng giải thích cũng như phương trình hóa học đã trình bày ở bảng trên xuống. Dưới đây là mẫu để các bạn điền.

 1. Dụng cụ, hóa chất

 Dụng cụ:

 Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, bộ giá ống nghiệm, ống nghiệm, thìa, muỗng lấy hóa chất.

 Hóa chất:

 Dung dịch HCl 0,1M, giấy chỉ thị pH, dung dịch NH4Cl 0,1M, dung dịch CH3COONa 0,1M, dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch Na2CO3, dung dịch CaCl2, dung dịch phenolphtalein, dung dịch ZnSO4, dung dịch NaOH.

 2. Nội dung thí nghiệm 

 Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc

 Cách tiến hành:

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Hiện tượng, giải thích

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Phương trình hóa học

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat

 a) Tác dụng của axit axetic với giấy quỳ tím:

 Cách tiến hành

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Hiện tượng, giải thích

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Phương trình hóa học

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 b) Phản ứng của axit axetic với Na2CO3

 Cách tiến hành:

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Hiện tượng, giải thích

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Phương trình hóa học

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: lập biên 49 10