Bệnh tay chân miệng là gì – Cách điều trị tay chân miệng tại nhà

Bệnh tay chân miệng là gì?

 Bệnh tay chân miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra (Enterovirus có nhiều dạng khác nhau như Coxsackievirus, Echovirus,…). Bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi nhưng vẫn có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn.

bệnh tay chân miệng ở trẻ

 Tay chân miệng gây ra lở loét bên trong/ xung quanh miệng và phát ban/ mụn nước ở tay, chân hoặc mông.

 Tại Việt Nam, tay chân miệng xuất hiện quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành. Trong đó 2 thời điểm bùng phát dịch được ghi nhận là từ tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – tháng 12. Theo thống kê từ WHO, hàng năm có khoảng 50 000 – 100 000 mắc bệnh tay chân miệng được ghi nhận ở nước ta. Đặc biệt, phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm hơn 60% các trường hợp trong cả nước

Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế lây lan

 Như đã đề cập bên trên, bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus thuộc họ Enterovirus, nổi bật là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Thế nhưng nếu người bệnh do virus Coxsackievirus a16 có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi thì người mắc bệnh bởi virus Enterovirus 71 lại có nguy cơ tử vong rất cao.

 Về cơ chế lây lan, bệnh truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết mũi họng (nước bọt, đờm hoặc chất nước mũi), chất lỏng từ mụn nước hoặc bong vảy và phân. Do đó, bạn rất dễ bị mắc bệnh nếu:

  • Hít thở không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Chạm vào người bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi khác (hôn, ôm, hoặc chia sẻ cốc hoặc dụng cụ ăn uống).
  • Chạm vào phân của người bệnh chẳng hạn như thay tã, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.
  • Chạm vào các vật và bề mặt có virus như tay nắm cửa hoặc đồ chơi, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn

 Đối với một số hoạt động giải trí công cộng, chẳng hạn như bơi, bạn có rất ít khả năng bị nhiễm bệnh. Mặc dù hiếm nhưng đây vẫn là yếu tố nguy cơ nếu nước trong hồ không được xử lý đúng cách bằng Clo và bị nhiễm phân từ một người mắc bệnh tay chân miệng.

bệnh tay chân miệng có thể lây lan

 Những người mắc bệnh tay chân miệng thường dễ lây cho người khác nhất trong tuần đầu tiên bị bệnh.

Cách điều trị tay chân miệng tại nhà

 Uống nước dừa

 Nước dừa có khả năng làm mát cơ thể và khá thân thiện đối với dạ dày. Loại nước này có chứa một loạt các vitamin, khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong nước dừa còn có thêm axit lauric, một loại axit giúp chống lại virus. Đối với trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng, việc uống nước dừa có thể giúp bé giảm đau trong miệng và giữ nước cho cơ thể. Ngoài ra, nếu con yêu bị đau do lở miệng, bố mẹ hãy làm đông lạnh nước dừa và cho con ngậm để giúp giảm đau.

 Sử dụng dầu gan cá

 Dầu gan cá là giàu vitamin A, D và E. Dầu giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể kèm theo đặc tính kháng khuẩn. Do đó, đây có thể là một cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Dầu gan cá dễ dàng được hấp thụ bằng đường uống thông qua các viên nang mềm. Do vậy, bạn có thể tìm mua các sản phẩm thực phẩm bổ sung từ dầu cá và cho bé uống đều đặn.

 Dầu hoa oải hương

 Dầu oải hương là loại dầu có khả năng khử trùng và chống lại virus rất tốt. Dầu cũng mang đến công dụng làm dịu, thư giãn tinh thần nên có thể giúp bé yêu ngủ ngon hơn thay vì cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thêm một vài giọt dầu oải hương vào nước tắm của con hoặc dùng máy xông tinh dầu để khuếch tán chúng.

 Rễ cam thảo

 Rễ cam thảo có đặc tính kháng virus và đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị các bệnh nhiễm virus khác nhau. Thêm vào đó, rễ cam thảo chứa một hóa chất gọi là triterpenoid, giúp tăng khả năng miễn dịch. Khi hấp thụ vào cơ thể, triterpenoid giúp tạo thành một lớp mỏng chất nhầy ở bên trong cổ họng và thực quản, từ đó giúp làm dịu tình trạng sưng đau do mụn nước.

 Cách sử dụng rễ cam thảo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi chúng và lọc để lấy nước, sau đó dùng kèm với mật ong. Tuy nhiên, bố mẹ nên cẩn trọng, tránh lạm dụng loại thảo dược này nhằm hạn chế xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn.

 Tỏi là cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

 Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh vì chứa hàm lượng hợp chất lưu huỳnh cao, do đó sẽ giúp bé yêu mau chóng lành bệnh. Bạn hãy cho tỏi vào thức ăn hoặc để bé uống dưới dạng đã được bào chế là viên nang. Một cách khác nhằm tận dụng tỏi là pha trà thảo dược bằng cách đun sôi 3 tép tỏi trong nước và cho trẻ uống sau khi để nguội.

 Dầu dừa có công dụng kháng virus

 Dầu dừa có đặc tính kháng virus và đôi khi còn được như một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thoa dầu dừa lên các vùng da, nơi bé bị nổi mẩn hoặc mụn nước và chẳng mấy chốc, chúng sẽ biến mất.

 Cho trẻ ăn lựu giúp con mau khỏi bệnh

 Lựu là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ. Do vậy, bạn có thể cho bé uống nước ép lựu hoặc ăn quả tươi để mau khỏi bệnh hơn.

 Lô hội mang đến đặc tính kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch

 Lô hội có rất nhiều vitamin, khoáng chất và những hợp chất có lợi cho làn da. Thêm vào đó, lô hội còn có đặc tính kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch. Việc dùng gel lô hội bôi lên các vết mẩn đỏ, mụn nước sẽ mang đến tác dụng làm dịu. Ngoài ra, nếu bé uống nước ép lô hội, con có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục hơn.

 Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ nhỏ rất khó chịu hoặc thậm chí tỏ ra cáu kỉnh. Thêm vào đó, tình trạng phát ban và mụn nước cũng gây đau đớn. Vì vậy, hãy thử các cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà này để làm dịu các triệu chứng cũng như làm cho con yêu thoải mái nhất có thể.

 Súc miệng bằng dầu

 Đây là một phương pháp chăm sóc sức khỏe bắt nguồn từ Ấn Độ với mục đích duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, việc này cũng giúp làm dịu vết loét miệng xuất phát từ bệnh tay chân miệng ở trẻ em và được xem như cách điều trị tay chân miệng tại nhà. Bạn chỉ cần lấy một muỗng bất kỳ loại dầu nào như dầu đậu phộng, dầu vừng hoặc dầu dừa và đưa bé ngậm trong miệng từ 5 – 10 phút rồi nhổ ra. Cần lưu ý là hãy đảm bảo trẻ không nuốt phải dầu vì điều này có thể khiến con bị tiêu chảy.

Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tại nhà

 Trẻ bệnh tay chân miệng chỉ có sốt nhẹ < 38,50C, loét miệng, hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân, tỉnh táo, chơi, thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú. Phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ như sau: Uống thuốc theo toa bác sĩ: hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Hạ sốt khi sốt > 380C bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại

 Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,… Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.
Vệ sinh răng miệng.

 Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích và cách ly với trẻ khác.

 Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

  

  

  

  

  

  

 Tag: chữa