Cách làm các món lẩu ngon được nhiều gia đình lựa chọn

Cách nấu lẩu dê tại nhà

 Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu lẩu dê

 Thịt dê có nhiều nạc, ít mỡ, tính nóng, vị ngọt, hàm lượng cholesterol có lợi thì lại rất cao cho nên đây là thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng mà chúng ta nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cho cả gia đình mình. Để có một nồi lẩu dê thơm ngon bổ dưỡng trước tiên bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • Thịt dê tươi: 1.5kg
  • Nấm: 400 gram
  • Khoai môn: 1 củ
  • Sen: 1 củ
  • Đậu phụ non: 3 bìa
  • Gừng: 1 nhánh
  • Rượu vang: 1 chén
  • Nước cốt dừa: 200ml
  • Váng đậu
  • Hành, tỏi băm
  • Rau ăn lẩu: rau cải, muống, mồng tơi, giá, các loại rau màu…
  • Gia vị: muối, nước mắm, đường, ngũ vị hương, ớt bột, hạt tiêu
  • Bún hoặc mì tôm

 Thực hiện

 Lẩu dê là món ăn hài hòa giữa mùi và vị bởi sự kết hợp tinh tế các nguyên liệu thảo mộc trong cách chế biến. Nước lẩu đậm đà, thơm vị, ngọt rau, cùng thịt dê mềm ngon thấm vị, khoai môn bùi bùi khiến người dùng cảm nhận được sự kích thích vị giác tuyệt vời. Để giúp bạn có được một nồi lẩu hẫn dẫn như trên, ngay sau đây chúng tôi xin chia sẻ bí quết nấu lẩu dê đơn giản tại nhà để bạn có thể tham khảo.

 Bước 1: Cho hành, tỏi băm vào chảo dầu và phi thơm. Sau đó cho hành xắt lát, gừng, hành lá, sả, cần tây, ớt vào xào với củ sen, cà rốt, tàu hũ ky.

 cách nấu lẩu dê

 Bước 2: Rau củ vừa xào cho vào nồi cùng 2,5 lít nước. Bỏ xương heo, đẳng sâm, cam, táo đỏ, kỷ tử, đường phèn và túi lọc (trong đó có đinh hương, đại hồi, trần bì, thảo quả và quế khâu) vào nồi nước, hầm khoảng 30 phút.

 cách nấu lẩu dê

 Bước 3: Vớt xương heo qua một nồi khác. Lọc nước hầm sao cho không có cặn rồi đổ qua nồi đang đựng xương heo. Thêm củ sen, khoai môn, đường phèn, táo đỏ. Nấu nước sôi lên rồi nêm nếm gia vị cho vừa.

 cách nấu lẩu dê

 Bước 4: Cho phần tỏi, sả, riềng, hành băm, ớt xay, ớt bột, dầu điều phi thơm vàng lên để được sa tế đỏ au, thơm ngon.

 cách nấu lẩu dê

 Bước 5: Thưởng thức món lẩu dê

  •  Bạn hãy sắp xếp và trang trí món ăn thật hấp dẫn:
  •  Thịt dê xắt mỏng vừa ăn, sắp lên đĩa theo hình nan quạt.
  •  Chao đổ ra chén, rưới sa tế lên cho đỏ đẹp.
  •  Đậu hủ non, xắt miếng vuông, rưới sa tế lên trên tạo sự đối lập màu sắc.
  •  Mì trứng xếp thành từng cuộn đẹp mắt, đặt lên đĩa nhìn như bông hoa mai.
  •  Các loại rau cũng xếp lên đĩa cho đều, gọn.

 cách nấu lẩu dê

Cách nấu lẩu thái hải sản tại nhà

 Các món ăn làm từ hải sản bao giờ cũng rất bổ dưỡng và đặc sắc, khi kết hợp để nấu lên món lẩu thái thì giúp nồi lẩu của chúng mình đậm đà hơn rất nhiều. Cách nấu lẩu thái hải sản rất đơn giản.

Nguyên liệu:

 – Xương ống, chúng mình có thể sử dụng xương heo hoặc xương bò tùy vào sở thích, chuẩn bị khoảng 1 kg xương ống.

 – Các loại rau, nấm ăn kèm: nấu kim châm, nấm rơm, rau muống, rau cải, hoa chuối, mì tôm,váng đậu, bún, đậu khuôn trắng,…

 – Các loại hải sản khác: tôm 10 đến 15con, mực ống hai đến ba con, ngao khoảng 0,5 kg. Các loại hải sản này các bạn nên chọn những con còn sống, tươi, vì nếu có lẫn ngao, tôm chết hoặc mực không còn tươi thì nước dùng không những không ngọt mà sẽ còn bị mất mùi vị đặc trưng của lẩu thái.
Tôm sú

 Lẩu Thái phải có tôm sú mới ngon

 – Sả: sáu củ, chọn sả còn tươi thì mùi sẽ thơm hơn.

 – Riềng tươi: một củ, cà chua: một đến hai trái

 – Lá chanh khoảng từ sáu đến mười lá

 – Gia vị lẩu thái, loại gia vị này các bạn có thể dễ dàng mua tại siêu thị (Big C, Vin Mart, Lotte Mart, Coop Mart,…) các cửa hàng tạp hóa. Khi nấu khoảng một lít nước dùng thì chúng mình chỉ cần khoảng hai đến ba thìa gia vị lẩu thái là ổn.

 – Đường cát trắng; ba thìa nhỏ

 – Hạt nêm/ muối trắng/ bột canh: tùy vào khẩu vị của gia đình mà các bạn có thể gia giảm cho vừa miệng, một lít nước dùng thì các bạn có thể bỏ khoảng sáu thìa cà phê hạt nêm/ muối trắng /bột canh.

 – Nước mắm ngon, tạo mùi thơm cho nồi nước dùng, chỉ cho khoảng một thìa cà phê.

 – Sa tế, để tạo vị cay đặc trưng cho những món lẩu thái, tùy vào mức độ ăn cay của bạn mà các bạn có thể tùy ý cho thêm vào. Tuy nhiên lưu ý không nên cho quá nhiều sẽ làm mất vị hải sản.

Các bước thực hiện:

 – 1 kg xương ống đã chuẩn bị ban nãy, đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng, xong đó trụng sơ qua nước sôi. Ninh xương ống đã được sơ chế khoảng từ 45 đến 1 tiếng để ra được hết vị ngọt của xương, nếu các bạn không có nhiều thời gian thì ninh trong khoảng 30 phút. Trong quá trình ninh xương ống, phải liên tục vớt bọt đen liên tục nổi lên, để cho nồi nước dùng được trong.

 – Sơ chế riềng, sả, các loại nấm, rau ăn kèm: riềng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng. Xả cắt ngắn, sau đó đập dập. Nấm kim châm cắt bớt phần chân, rửa sạch. Nấm rơm rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Đậu khuân trắng rửa sạch, cắt miếng vuông. Rau muống, rau cải, lá chanh nhặt sạch, rửa và ngâm với nước muối. Hoa chuối cắt sợi nhỏ, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để không bị thâm, đen.

 – Sơ chế tôm và mực: tôm nhặt sạch đầu, rút phần chỉ đen ở lưng, có rất nhiều bạn sẽ thích bóc vỏ tôm luôn ở khâu sơ chế, nhưng nếu làm vậy lúc ăn tôm sẽ không còn giòn, và không được săn thịt; mực rửa sạch, cắt khoanh tròn.

 – Nước dùng sau khi ninh trong khoảng thời gian 45 phút đến một tiếng, thì chúng mình thả riềng thái lat, sả đập dập và lá chanh đã vò qua vào nồi. Riềng, sả và lá chanh sẽ tạo nên mùi thơm, thanh mát cho nồi lẩu của chúng mình.

 – Chuẩn bị một chảo dầu nóng, thả cà chua đã được thái miếng vào, đợi cho cà chua chín thì tiếp tục tra các loại gia vị muối, hạt nêm, đường, nước mắm và gia vị lẩu thái vừa chuẩn bị ở trên, khuấy đều. Sau đó đổ toàn bộ hỗn hợp này vào nồi nước dùng xương ống, đun sôi.

 Xào cà chua

 Xào chín cà chua rồi cho các loại gia vị vào

 – Cuối cùng là thả tôm, ngao, mực ống và một vài lát sả vào nồi.

 lẩu thái hải sản

Cách làm lẩu gà ngon tại nhà

 Nguyên liệu:

 – 1-1,5kg gà ta (tùy nhu cầu ăn)

 – Rau ăn lẩu: rau muống, ngải cứu, cải cúc

 – 2 gói nấm kim, 250g nấm hương

 – Khoai môn, ngô ngọt, cà chua, gừng, tỏi, chanh, sả, ớt.

 – Ăn kèm: trứng vịt lộn, 3-4 bìa đậu, bún, mì tôm hoặc bánh đa.

 – Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, sa tế.

 Cách nấu lẩu gà ngon đơn giản nhất

 Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

 Gà xát muối ngoài da rồi rửa sạch sau đó chặt thành miếng vừa ăn. Để riêng phần nhiều xương của gà như chân, cổ, cánh,… để nấu nước lẩu.

 Ướp thịt gà với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê đường cùng 1 muỗng cà phê dầu ăn để thịt có độ béo nhất định.

 Các loại rau nhặt rửa sạch ngâm nước muối loãng 10 phút rồi xả lại nước lạnh để ráo cắt thành từng khúc vừa ăn.

 Nấm kim rửa sạch, cắt gốc để ra đĩa. Nấm hương ngâm qua cho nở rồi rửa sạch cắt gốc. Củ, quả rửa và làm sạch vỏ.

 Bước 2: Chế biến nước lẩu

 Hành củ bóc vỏ băm nhỏ, sả bóc vỏ ngoài rửa sạch rồi đập dập. Cho nồi lên bếp phi thơm hành sả rồi cho phần chân, cổ cánh của gà đã để riêng vào xào săn khoảng 5 phút cho ngấm gia vị.

 Sau đó cho khoảng 3 lít nước vào nồi, cho thêm gia vị như hạt nêm, muối, sa tế vừa ăn. Đun nhỏ lửa đến khi sôi thì cho ngô, khoai, cà chua thái miếng và nấm hương vào. Hớt bọt thường xuyên cho nước dùng trong.

 Đậy vung đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút là có thể thưởng thức.

 Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

 Nấu xong nước lẩu, chiết 1 phần nước lẩu sang nồi của bếp từ hoặc bếp điện. Không nên cho đầy nồi vì khi ăn nhúng rau sẽ bị tràn nước. Phần nước còn lại đợi khi ăn cạn nước sẽ cho thêm vào.

 Bật bếp điện, cho 1 phần thịt gà, rau các loại, trứng vịt lộn, đậu vào nồi.

 Đun sôi bếp lẩu. Khi rau, đậu và nấm kim châm chín trước ta có thể ăn dần đợi thịt gà chín và thưởng thức.

 Có thể sử dụng món lẩu gà với gia vị chấm theo sở thích như: muối + chanh ớt; hay 1 số người thích ăn cay có thể lấy vài thìa nước lẩu + 1 chút sa tế làm nước chấm.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: nướng ship giao tận gọi về mang